BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VCĐ
3.1. Mô hình tổ chức điều phối lưu vực sông Vàm cỏ Đông và cơ chế chínhsách thích hợp sách thích hợp
3.1.1. Mô hình tổ chức điều phối:
Tổ chức Tiểu ban BVMT LVS VCĐ (Tây Ninh, Long An và TP. Hồ Chí Minh) nằm trong Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với 02 phần hoạt động rõ rệt:
• Bảo vệ môi trường LVS VCĐ trên địa bàn của từng tỉnh liên quan và thống nhất quản lý, kế hoạch hành động chung
• Bảo vệ môi trường lưu vực sông VCĐ với chương trình, đề án, dự án liên tỉnh. Chủ tịch Tiểu ban sông VCĐ là một lãnh đạo UBND tỉnh Long An theo chế độ không luân phiên, các thành viên của Tiểu ban chủ yếu là lãnh đạo các sở ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Long An. Các lãnh đạo UBND, Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò phối hợp (nội dung này được nêu rõ trong quyết định thành lập Tiểu ban). Cơ chế hoạt động của Tiểu ban là định kỳ 02 năm sơ kết đánh giá và 05 năm tổng kết rút kinh nghiệm về những việc làm được, chưa làm được, những hạn chế yếu kém, để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho 5 năm tiếp theo.
- Văn phòng điều phối (Kiêm nhiệm): Các thành viên của Văn phòng điều phối LVS VCĐ chủ yếu thuộc ngành chuyên môn của tỉnh nồng cốt là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An, gồm những người có tâm huyết, có trách nhiệm và chuyên môn về BVMT LVS
- Hội đồng tư vấn khoa học (Kiêm nhiệm): Gồm các nhà khoa học, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, tập trung tư vấn chiến lược xây dựng và triển khai thực hiện các dự án bảo vệ môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ Đông
3.1.2. Cơ chế, chính sách thích hợp:
- Đề xuất Quy chế quản lý LVS VCĐ và xây dựng những quy định về vai trò, tổ chức bộ máy điều phối
- Xây dựng các dự án ưu tiên BVMT liên tỉnh LVS VCĐ
- Xây dựng, thống nhất kế hoạch hành động BVMT LVS VCĐ trên địa bàn của mỗi địa phương
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước sông VCĐ;
- Tăng cường chế độ kiểm tra, thanh tra, giám sát thực trạng và diễn biến nguồn xả thải vào sông VCĐ
- Xây dựng chính sách xã hội hóa BVMT, ưu tiên cho vay vốn triển khai công tác BVMT đối với các cơ sở SX trên lưu vực sông VCĐ.
3.2. Đề xuất phân vùng chất lượng nước Sông VCĐ áp dụng QCVN08:2008/BTNMT VÀ QCVN 40:2011/BTNMT. 08:2008/BTNMT VÀ QCVN 40:2011/BTNMT.
Sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh chủ yếu được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và giao thông thủy. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đã có dấu hiệu ô nhiễm (chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ), đặc biệt là đoạn từ phía sau rạch Rễ trở về phía thượng nguồn.
Chính vì vậy, việc quản lý các nguồn thải, nhất là các nguồn thải công nghiệp thải vào các lưu vực sông, là hết sức cần thiết thông qua công tác cấp phép xả thải cho doanh nghiệp (xác định nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm có trong nước thải của nguồn thải cho phép thải vào các lưu vực sông). Hiện nay, để xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn
nước thải công nghiệp
Để phục vụ cho việc phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải, chúng tôi phân loại nguồn tiếp nhận nước thải theo QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn chất lượng nước mặt và QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Theo đó, nguồn tiếp nhận nước thải có thể phân thành 2 loại là A và B với ý nghĩa như sau:
• Nguồn tiếp nhận nước thải loại A: chỉ tiếp nhận nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT – cột A, quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
• Nguồn tiếp nhận nước thải loại B: chỉ tiếp nhận nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B theo QCVN40:2011/BTNMT, cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong
nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Ngoài ra, việc phân vùng nguồn tiếp nhận nước thải còn phải dựa trên nguyên tắc các nguồn thải phía trên thượng nguồn phải áp dụng các tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt và khắt khe hơn các nguồn thải phía hạ nguồn để đảm bảo chất lượng nước khi đi từ thượng nguồn xuống hạ nguồn vẫn còn khả năng chịu tải.
3.4. Đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch bảo vệ chất lượng nước SôngVCĐ VCĐ
3.4.1. Các giải pháp tổng hợp
Có thể đề xuất các giải pháp tổng hợp căn bản và dài hạn, áp dụng cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chất lượng nước sông VCĐ như sau: