dụng áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan toà án.
3.2.2 Giải pháp về nợ xấu
Thứ nhất, Ngân hàng tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản ….
Thứ hai, là biện pháp thu hồi nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị các khoản nợ cho doanh nghiệp, giá trị chiết khấu do Ngân hàng và doanh nghiệp thỏa thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy họ thanh toán dứt điểm khoản nợ, Ngân hàng tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn.
Thứ ba, Vietinbank nên tiếp tục bán nợ cho VAMC vì đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới.
3.2.2 Giải pháp về quy trình tín dụng
♦ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kiểm soát trước giải ngân, đây là cơ sở để CBTD và cán bộ quản lý ra quyết định cho vay hay không cho vay. Từ đây để ngân hàng có thể sàng lọc khách hàng để cho vay nhằm hạn chế rủi ro và thu lãi được nhiều nhất. Nếu như thẩm định không cẩn thận, không kỹ càng thì CBTD sẽ dễ cho vay sai đối tượng tức là mức độ rủi ro cao. Vì vậy, chất lượng thẩm định tín dụng cần được quan tâm hơn nữa.
Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, các NHTM đều mong muốn rằng các khoản cho vay đó sẽ được hoàn trả đầy dủ cả gốc và lãi, đúng thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; nhưng trên thực tế thường xuất hiện các rủi ro cho ngân hàng có thể do ý muốn chủ quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh của khách hàng kém hoặc có thể do những nguyên nhân khách quan. Vì vậy, để giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không được thực hiện, thì ngân hàng cần hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay như thẩm định tài sản đảm bảo, kiểm tra tài sản đảm bảo, hoặc hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo.
♦ Thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động cho vay theo từng ngành, nhóm ngành
Với các nhóm chuyên trách về từng lĩnh vực, từng ngành nghề, từng mục đích sử dụng, các CBTD sẽ được chuyên sâu về một hay một số lĩnh vực khiến việc thẩm định, dự báo những rủi ro để có những quyết định chuẩn xác về cho vay hay không cho vay, các quyết định thu hồi, xử lý vốn có vấn đề hay có thể tư vấn cho khách hàng những phương án kinh doanh giúp họ vượt qua khó khăn từ đó giúp ngân hàng tránh được rủi ro mất vốn.
♦ Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng khách hàng vay vốn, ngân hàng cũng cần định kỳ kiểm tra giám sát tổng thể
Ngoài việc kiểm soát, đôn đốc việc theo dõi các khoản vay của các CBTD, trưởng phòng khách hàng cần thực hiện phân tích cơ cấu dư nợ hiện có theo các tiêu chí: ngành kinh tê, phương thức cho vay, quy mô vốn vay, thời hạn cho vay, đối tượng khách hàng… để tiện cho việc theo dõi và phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát của ban giám đốc và của NHCT VN.
♦ Xây dựng quy trình cho vay riêng
Các NHTM mạnh về dịch vụ từ lâu đã thiết kế và chào bán đến khách hàng những qui trình nghiệp vụ rất cụ thể cho từng sản phẩm cụ thể từ hướng dẫn thủ tục, hồ sơ, qui trình giao dịch đến chính sách gía (lãi suất, phí), kèm theo là hoạt động xúc tiến, xác lập kênh bán hàng, chăm sóc khách hàng bài bản. Điều đó đã giúp chi nhánh của họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần. Cho vay tiêu dùng là một nhóm sản phẩm chung,
trong đó có nhiều sản phẩm mà khách hàng cá nhân cần đến Ngân hàng như: cho vay trả góp tại chợ, cho vay trả góp mua động sản (ô tô, máy tính, thiết bị gia đình...), cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay du học, cho vay phát hành thẻ tín dụng quốc tế... Ở mỗi đối tượng cho vay có đặc thù riêng nên các NHTM cổ phần đều thiết kế riêng qui trình, thủ tục hồ sơ, chính sách lãi suất, phí dịch vụ, chính sách marketing khai thác thị trường... quảng bá trên hệ thống tờ rơi, cẩm nang dịch vụ. Trong khi nhìn lại cho vay tiêu dùng của NHCT thì đến nay chi nhánh chỉ dựa vào qui định cho vay tiêu dùng ban hành theo quyết định 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 3/4/2006. Nhưng chi tiết từng đối tượng cho vay cụ thể thì chưa có một thiết kế qui trình nào nên chi nhánh hầu như lúng túng trong thực tế triển khai. Vì vậy mặc dù vẫn phải tuân thủ quy trình cho vay chung của NHCT VN , NHCT HT cần xây dựng quy trình cho vay riêng đối với từng đối tượng khách hàng đặc biệt là quy trình cho vay đối với một số đối tượng chính như quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, với khách hàng tiêu dùng…. để từ đó CBTD có thể áp dụng nhanh chóng khi cho vay đối với từng đối tượng.
♦ Xếp hạng các khoản cho vay theo mức độ rủi ro để dễ dàng theo dõi và kiểm soát
Vietinbank cần thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, thường xuyên phân tích đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược , có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng để xác lập, duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng; ngược lại những khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ kéo dài, giảm dần dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng
♦ Khai thác có hiệu quả thông tin về khách hàng
Thông tin về khách hàng là rất quan trọng để đưa ra quyết định cho vay và kiểm soát hoạt động cho vay. Do đó chất lượng thông tin rất cần chính xác và CBTD cần khai thác hiệu quả các thông tin từ các nguồn khác nhau: từ phỏng vấn, hồ sơ khách hàng; từ trung tâm thông tin tín dụng; từ điều tra, phân tích; từ đối thủ cạnh tranh; từ các nguồn khác.
♦ Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân
Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn cần tiến hành định kỳ đồng thời tổ chức tiến hành kiểm tra đột xuất để có thể nhánh chóng phát hiện các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh tình trạng kiểm tra qua quýt, hình thức.
3.2.3 Giải pháp về nhân lực
♦ Nâng cao nhận thức của Cán bộ ngân hàng, nhất là CBTD về tầm quan trọng, ý
nghĩa, vai trò của hoạt động cho vay và việc áp dụng đúng chính sách cho vay và các quy định của NHCT VN và pháp luật Việt Nam. CBTD cần thực hiện đúng quy trình cho vay, không được vì lý do cạnh tranh hay thu hút khách hàng mà coi nhẹ bỏ qua khâu nào đó, đặc biệt là không được chủ quan, lơ là trong việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau giải ngân.
♦ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ngân hàng
Vietinbank cũng nên tự mình tổ chức các đợt thi đua, khen thưởng đối với các CBTD để họ có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Mặt khác việc tuyển dụng của ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ, tuyển chọn những người có đủ đức đủ tài, qua khâu phỏng vấn nghiêm ngặt chứ không chỉ dựa vào bề ngoài hay
mối quan hệ quen biết. Thông báo tuyển dụng cần công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng nhất là trong các trường đại học. ♦ Giải quyết vấn đề về rủi ro đạo đức
Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay.
Việc thiếu những quy định rõ ràng, chế tài nghiêm khắc sẽ tạo ra “rủi ro đạo đức” trên thị trường tiền tệ. Đối với từng cán bộ ngân hàng, việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Bản thân mỗi ngân hàng phải tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh nhằm nâng cao và giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng.
Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.
3.2.4 Giải pháp về công nghệ
Việc áp dụng hệ thống INCAS trong ngân hàng đã phần nào hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ hoạt động của ngân hàng đặc biệt việc kiểm soát được dễ dàng hơn, vì vậy một mặt ngân hàng cần tiếp tục thực hiện tốt trên hệ thống INCAS mặt khác ngân hàng cần ứng dụng nhiều hơn nữa công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động cho vay và kiểm soát hoạt động cho vay như:
− Xây dựng và đưa vào ứng dụng các chương trình phần mềm để thực hiện phân loại khách hàng, định hạng rủi ro cho vay và chấm điểm khách hàng để làm cơ sở cho việc quyết định cho vay.
− Xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm về thẩm định dự án đầu tư hỗ trợ cán bộ ngân hàng trong việc thẩm định, phân tích khách hàng, dự án vay vốn.
− Xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm về quản lý giới hạn dư nợ đối với chi nhánh, các ngành kinh tế; quản lý hạn mức khách hàng để đảm bảo kiểm soát cho vay.
3.3 Kiến nghị với cơ quan chính phủ
• Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phối hợp
chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.Chính sách tài khóa giai đoạn này cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa đối với tăng trưởng. Chính sách tài khóa như một “chiếc gậy” vừa bẩy vừa đập; một mặt, duy trì và thậm chí tăng thêm nguồn vốn cho những khu vực hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm; mặt khác hạn chế chi tiêu của ngân sách vào những khu vực không hiệu quả, lãng phí vốn, đầu tư công tràn lan. Phải nhận thấy rõ chính sách tài khóa đúng đắn mới có được vai trò, tác dụng chính trong việc tạo ra và duy trì tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.Tài khóa thắt chặt chẳng những có tác dụng kiềm chế lạm phát mà còn góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ không phải chịu áp lực phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi, mặt bằng lãi suất nhờ vậy cũng bớt “nóng”. Khi đó, việc giảm LS tháo gỡ khó khăn cho DN, ổn định thị trường mới có hiệu quả. Không có cách nào để một Ngân
hàng trung ương có thể thực hiện tốt việc ổn định được giá cả, lãi suất, tỷ giá... đồng thời với hỗ trợ tăng trưởng sản xuất nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của chính sách tài khóa.
• Thứ hai, triển khai các giải pháp tín dụng để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho nền kinh tế; kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hệ thống TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động. Tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực để hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ công tác an sinh-xã hội.
• Thứ ba, thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, vàng và ổn định tỷ
giá theo hướng chống đô la và vàng hóa trong nền kinh tế; theo dõi, điều hành tỷ giá linh hoạt, đảm bảo ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gây rối, đầu cơ, hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nước nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao về quản lý thị trường vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ- CP.
• Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động
ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các TCTD; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. Hoàn thiện hệ thống các quy định an toàn hoạt động ngân hàng như các tỷ lệ an toàn, quy định về quản trị, điều hành của TCTD, quy định về công khai, minh bạch...
• Thứ năm, Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn từ thị trường trong nước, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các dự án tín dụng nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.
• Thứ sáu, NHNN phải nâng cao khả năng hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nên ban hành các nghị định tạo moi trường hoạt động thông thoáng hơn cho công ty này để quá trình xử lý nợ xấu diễn ra được nhanh chóng hơn.
• Thứ bảy, Chính phủ cần xem xét và quyết liệt đề cập tới quy định pháp luật xử lý tài sản phù hơp với thông lệ thị trường. NHNN cần phối hợp với bộ ngành sớm ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 163 về xử lý tài sản bảo đảm.
• Thứ tám, Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là hàng tồn kho.
Nguyên nhân tồn kho vì sức mua giảm,doanh nghiệp không có đầu ra. Các doanh nghiệp cũng không thể hạ giá thành, vì trước đó phải vay vốn với lãi suất quá cao, nên để tháo gỡ nhà nước phải vào cuộc thật đồng bộ. Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó phải tham gia, như nông lâm thủy sản thì Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phải vào cuộc, xem cần có giải pháp gì để hỗ trợ sức mua, giúp doanh nghiệp có thể giảm giá thành.
• Thứ chín, để phá băng tín dụng, nhất định Chính phủ phải có những can thiệp để tăng tổng cầu. Mà can thiệp quan trọng nhất và đầu tiên là Chính phủ phải đẩy mạnh đầu tư công nhằm vào những mục tiêu lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học...Đặc biệt, phát hành trái phiếu để lấy tiền làm vốn đối ứng để giải ngân ODA. Hướng thứ hai là nhất thiết phải xử lý nợ xấu, đây chính là vật cản khiến cho DN và NH đều nhìn nhau, mặc dù tình trạng tài chính của các NH ngày càng khó khăn, lợi nhuận ngày càng giảm. Khi lãi suất huy động xuống thấp và còn có thể thấp nữa, thì huy động trái phiếu, công trái xây