Nâng cao chất lượng dạy và học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 25)

tạo

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường, nhất là công việc giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục, thực hiện tốt việc tự chủ nguồn kinh phí đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị phụ vụ dạy – học để vừa điều hòa hợp lý cho các trường vừa ưu tiên xây dựng trường chuẩn.

Tăng cường đầu tư, quản lý, nâng cao năng lực hiệu quả trung tâm dạy nghề cấp huyện.

3.2.3. Gii pháp vphát trin môi trường

- Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi "sạch", hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi.

- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp.

- Giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng.

- Từng bước phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ.

- Ưu tiên đầu tư phát triển và bảo vệ rừng cũng như các biện pháp hoàn nguyên môi trường ở những khu vực đã bị sa mạc hoá, các khu vực bị ảnh hưởng mạnh của xói mòn rửa trôi. Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập, chúng ta cần xây dựng và thực hiện các chính sách ngăn cấm việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đ ất, nước, không khí, đảm bảo khai thác hợp lý và phát huy thế mạnh.

- Giải quyết triệt để việc các xí nghiệp, nhà máy thải ra môi trường (đất, nước) các chất thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và trình đ ộ khoa học và kỹ thuật của người dân đ ối với việc bảo vệ, khai thác cũng như phát triển tài nguyên và môi trường.

3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.3.1. Kết luận 3.3.1. Kết luận

Từ lý luận và tổng kết thực tiễn với những kết quả đ ã đ ạt đ ược theo đúng mục tiêu đề ra, tác giả mong rằng luận văn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo đối với Huyện ủy, UBND huyện và các ngành chuyên môn trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ cũng như địa phương khác trong việc đề ra các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển bền vững nông nghiệp, nhằm xây dựng huyện trở thành một huyện phát triển bền vững nông nghiệp, tương xứng với lợi thế và tiềm năng hiện có của mình.

3.3.2. Kiến nghị

Vấn đề quan trọng huyện Lệ Thủy phải thực hiện đầu tiên là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì nguồn nhân lực có vai trò quyết định nhất trong tất cả các hoạt động sản xuất.

Cân có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên hỗ trợ các loại giống cây con mới có năng suất, chất lượng và giá trị cao.

Khoa học - công nghệ, đây được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp trong những năm tới, để nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững./.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nông nghiệp huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 25)