Giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hƣởng của môi trƣờng phóng xạ

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao, huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 81)

Theo nghiên cứu hiện trạng khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao cho thấy tại một số vị trí nồng độ phóng xạ vƣợt giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, khu vực mỏ nằm gần nơi sinh sống và canh tác của dân cƣ nên việc thăm dò, khai thác đất hiếm sẽ có những ảnh hƣởng đáng kể đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời dân. Vì vậy, cần đƣa ra một số

giải pháp phòng ngừa giảm thiểu tác hại của phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác đất hiếm.

3.5.1. Giải pháp về mặt quản lý

- Các cấp có thẩm quyền cần đƣa ra những quy định về công tác quản lý khoáng sản đất hiếm, kiện toàn công tác quản lý khoáng sản một cách hợp lý và phù hợp với pháp luật.

- Cần xây dựng kế hoạch đánh giá các diện tích đất hiếm chứa phóng xạ trên cả nƣớc.

- Tăng cƣờng kinh phí cho hoạt động quản lý môi trƣờng, đặc biệt môi trƣờng phóng xạ.

3.5.2. Giải pháp của chính quyền địa phương

- Cần tuyên truyền, đôn đốc và giáo dục cộng đồng chấp hành nghiêm chỉnh chính sách Pháp luật của Nhà nƣớc về khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng, không ngừng nâng cao dân trí của ngƣời dân, cần đƣa những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nói chung và ô nhiễm môi trƣờng phóng xạ nói riêng vào giáo dục học đƣờng trên quy mô rộng.

- Chính quyền và các cấp cần khám sức khỏe cho nhân dân trong vùng. Từ đó, xác định mức độ bệnh tật của nhân dân trong vùng bị ảnh hƣởng bởi phóng xạ để phản ánh đúng và kịp thời mức độ tác động do hoạt động thăm dò, khai thác đất hiếm và có các biện pháp xử lý thích hợp.

- Chính quyền địa phƣơng cần ngăn chặn sự khai thác trái phép tại các mỏ, điểm mỏ khoáng sản, đặc biệt là các mỏ, điểm mỏ khoáng sản đất hiếm chứa phóng xạ trên địa bàn quản lý, để từ đó giảm thiểu sự phát tán của các chất phóng xạ vào môi trƣờng do sự phá hủy thân quặng gốc và sự di chuyển do vận chuyển khi khai thác …

- Chính quyền địa phƣơng cần giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân sinh sống trong vùng biết tác hại của phóng xạ đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời để từ đó mọi ngƣời dân sinh sống trong diện tích phát tán phóng xạ có thể giảm thiểu tác động của chúng đến sức khỏe.

- Khuyến cáo ngƣời dân không nên sử dụng đất trên các thân quặng để làm vật liệu xây dựng.

- Tại những khu vực bị ô nhiễm phóng xạ cần có giải pháp về nguồn nƣớc cho ngƣời dân: xây dựng ngay các bể nƣớc to, có mặt thoáng lớn, có ánh sáng mặt trời chiếu vào để nhân dân lấy nƣớc sử dụng sau khi đã làm theo quy trình: khi lấy nƣớc vào bể không sử dụng ngay mà để một thời gian khoảng 3 ÷ 5 ngày để nồng độ các chất khí phóng xạ phân giã và lợi dụng ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn,…

3.5.3. Giải pháp kỹ thuật

- Cần tiến hành xây dựng mạng lƣới dữ liệu toàn diện về môi trƣờng phóng xạ tại các mỏ đất hiếm trên cả nƣớc.

- Áp dụng công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản đất hiếm chứa phóng xạ nhằm hạn chế việc thất thoát tài nguyên và giảm thiểu ảnh hƣởng của phóng xạ đến môi trƣờng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, học viên rút ra một số kết luận sau:

1. Tại mỏ đất hiếm Đông Pao, mức độ suy giảm suất liều gamma trong không khí với những thân quặng đất hiếm có hàm lƣợng ThO2 từ vết đến 0,036% tại vị trí thân quặng mức độ ảnh hƣởng của nguồn đất đá từ các công trình hào đƣa lên khoảng 45,76R/h hay 0,46Sv/h tƣơng đƣơng mức liều chiếu ngoài khoảng 3,5mSv/năm, cách ranh giới thân quặng từ 14m trở lên ảnh hƣởng của suất liều gamma không đáng kể (0,001Sv/h).

2. Sau quá trình thăm dò quặng đất hiếm Đông Pao các yếu tố môi trƣờng phóng xạ có sự thay đổi cụ thể:

+ Suất liều gamma tăng lên trung bình 0,1µSv/h (làm gia tăng mức liều tiềm năng đối với đối tƣợng dân chúng là 0,876mSv/năm) sau quá trình thăm dò tại các thân quặng. Ở ngoài khu vực phân bố thân quặng nhìn chung suất liều thay đổi không nhiều so với mức liều tự nhiên vốn có trƣớc khi thăm dò.

+ Nồng độ khí phóng xạ tại khu vực phân bố thân quặng sau thăm dò có xu hƣớng tăng lên trung bình khoảng 20Bq/m3 (làm gia tăng mức liều tiềm năng với nhóm đối tƣợng dân chúng khoảng 0,15mSv/năm). Ngoài khu vực phân bố thân quặng nhìn chung không nồng độ khí phóng xạ tăng lên không đáng kể. Hơn nữa bản chất khí phóng xạ ở đây là thoron, chúng nhanh chóng bị phân rã, do đó khó có khả năng đi xa nơi sinh ra.

Nhƣ vậy, sau quá trình thăm dò quặng đất hiếm, tại khu vực phân bố thân quặng đất hiếm mỏ Đông Pao tổng liều bƣ́c xa ̣ tƣơng đƣơng tăng lên 1,826mSv/năm, gần gấp 2 lần mƣ́ c liều chiếu xa ̣ giới ha ̣n cho phép đối với dân chúng.

3. Quá trình khai thác đất hiếm mỏ Đông Pao có thể làm tăng giá trị của suất liều gamma lên 0,2÷0,3µSv/h và nồng độ khí phóng xạ tăng 10÷30Bq/m3.

4. Tỷ lệ các bệnh thƣờng gặp tại khu vực khảo sát nhƣ sau: tỷ lệ ngƣời dân bị các bệnh về tiêu hóa và hô hấp nhiều nhất, tiếp theo đó số ngƣời dân bị mắc các bệnh liên quan đến xƣơng khớp, tỷ lệ các bệnh về mắt, thần kinh và liên quan đến sẩy thai chiếm tỷ lệ đáng kể. Đây cũng là những bệnh “có thể” mắc phải do ảnh hƣởng của việc thăm dò, khai thác đất hiếm.

5. Để phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hƣởng của phóng xạ do hoạt động thăm dò, khai thác đất hiếm đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời cần áp dụng phối hợp các giải pháp:

+ Về mặt quản lý: đƣa ra những quy định về công tác quản lý khoáng sản đất hiếm, kiện toàn công tác quản lý khoáng sản một cách hợp lý và phù hợp với pháp luật.

+ Về các giải pháp của chính quyền địa phƣơng: cần tuyên truyền, đôn đốc và giáo dục cộng đồng trong khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng, chính quyền và các cấp cần khám sức khỏe cho nhân dân trong vùng để từ đó xác định mức độ bệnh tật của nhân dân trong vùng bị ảnh hƣởng, có các biện pháp xử lý thích hợp về nguồn nƣớc cho ngƣời dân trƣớc khi sử dụng.

+ Giải pháp về mặt kỹ thuật: áp dụng công nghệ hiện đại trong thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản đất hiếm chứa phóng xạ nhằm hạn chế việc thất thoát tài nguyên và giảm thiểu ảnh hƣởng của phóng xạ đến môi trƣờng.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu thực tế khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao cho thấy hàm lƣợng chất phóng xạ tƣơng đối cao, gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết những vấn đề sau:

1. Tiếp tục quan trắc sự gia tăng trƣờng bức xạ tự nhiên, đánh giá tác động của phóng xạ đối với môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân do hoạt động khai thác, chế biến

quặng đất hiếm. Từ đó, có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục và giảm thiểu ảnh hƣởng của chúng.

2. Tiếp tục nghiên cứu sự phân bố các mỏ đất hiếm và mức độ phát tán nguyên tố phóng xạ do quá trình thăm dò, khai thác đất hiếm trong phạm vi cả nƣớc, đặc biệt khu vực Tây Bắc.

3. Tiếp tục điều tra xã hội học, sức khỏe môi trƣờng và các yếu tố liên quan đến ngƣời dân khu vực nghiên cứu để có thể biết chính xác tỷ lệ bệnh mắc phải do ảnh hƣởng của phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác đất hiếm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lai Châu (2005), Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Lai Châu.

2. Vũ Văn Bích, Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Thái Sơn (2007), Mức độ ảnh hưởng môi trường từ các mỏ có chứa các chất phóng xạ, Hội nghị khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ VII, Tiểu Ban Y học hạt nhân, xạ trị An toàn bức xạ và Môi trƣờng, tr.146, Đà Nẵng.

3. Bộ Khoa học Công nghệ và môi trƣờng (1996), Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trƣờng (1998), Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, Hà Nội.

5. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2009), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6. Phan Văn Duyệt (1986), An toàn vệ sinh phóng xạ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Lan Anh, Trịnh Đình Huấn, Trần Lê Châu (2012), Hiện

trạng môi trường chứa phóng xạ khu vực Quỳ Hợp - Tỉnh Nghệ An, Tuyển tập tóm tắt các báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 20 trƣờng Đại học Mỏ - ĐỊa chất, tr.170-171, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Hậu, Trịnh Đình Huấn. Nghiên cứu quá trình phát tán bức xạ gamma và khí phóng xạ đến môi trường không khí do thăm dò khai thác khoáng sản chứa phóng xạ. Hội thảo khoa học công nghệ Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội. 2013.

9. Bùi Tất Hợp (2007), Thống kê kiểm kê khoáng sản rắn (trừ vật liệu xây dựng thông thường) đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý, Liên đoàn Địa chất xạ - hiếm, Hà Nội.

10. Bùi Tất Hợp, Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Phƣơng (2010), Tổng quan về đất hiếm ở Việt Nam, Tạp chí Địa chất, Loạt A số 320, tr447-456, Hà Nội.

11. Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Xuân Ân (2006), Đánh giá ảnh hưởng phóng xạ bên trên tụ khoáng graphit chứa urani vùng Tiên An, Quảng Nam, Tạp chí Địa chất, Loạt A (292), tr.25-32, Hà Nội.

12. Trịnh Đình Huấn, Nguyễn Phƣơng, Trần Bình Trọng (2007), Đánh giá ảnh hưởng môi trường phóng xạ trên mỏ đất hiếm - phóng xạ Yên Phú - Yên Bái, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học - Lần thứ 17, quyển 2, tr.265-273, Hà Nội.

13. Trịnh Đình Huấn (2007), Nghiên cứu đánh giá đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại vùng Tây Bắc Việt Nam phục vụ chương trình phát triển kinh tế xã hội bền vững, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

14. Trịnh Đình Huấn và nnk (2010), Nghiên cứu xác lập các thành phần môi trường phóng xạ bị phát tán, di chuyển do các hoạt động thăm dò quặng phóng xạ vùng Thành Mỹ - Quảng Nam gây ra, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 19, quyển 3, tr.51-58, Hà Nội.

15. Trịnh Đình Huấn (2010), Vai trò các phương pháp địa vật lý trong đánh giá khoáng sản độc hại tỉnh Quảng Nam, Đề tài cấp cơ sở, Lƣu trữ Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

16. Trịnh Đình Huấn và nnc (2010), Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tác đánh giá an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ vùng Thành Mỹ và đề xuất giải pháp phòng ngừa. Đề tài cấp Bộ, Lƣu trữ Cục Thông tin Khoa học và Công Nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

17. Trịnh Đình Huấn và nnc (2013), Xây dựng hệ phương pháp điều tra, đánh giá môi trường liên quan khoáng sản độc hại trên cơ sở thiết bị hiện có ở Việt Nam. Tạp chí Địa chất, Loạt A (335), tr.30-38, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Nam (2010), Nghiên cứu đặc điểm trường bức xạ tự nhiên phục vụ đánh giá ô nhiễm phóng xạ trên một số mỏ chứa chất phóng xạ và khu vực dân cư

miền núi Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Địa chất, lƣu trữ trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

19. Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ “Quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ”.

20. Lê Khánh Phồn (2004), Thăm dò phóng xạ, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.

21. Nguyễn Phƣơng và nnk (2002), Lựa chọn phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường trong các mỏ xạ - hiếm vùng Tây Bắc Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất lần thứ 15, tr.345-350, Hà Nội.

22. Nguyễn Phƣơng và nnk (2003), Nghiên cứu chọn hệ phương pháp đánh giá tác động môi trường và vấn đề kết hợp bảo vệ tài nguyên khoáng với bảo vệ môi trường các mỏ urani và đất hiếm Tây Bắc Việt Nam, Đề tài cấp bộ mã số B2001 - 36 - 13, Thƣ viện trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

23. Nguyễn Phƣơng và nnk (2007), Điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ trên các tụ khoáng Đông Pao, Thèn Sin _ Tam Đường (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái), Thanh SƠn (Phú THọ), An ĐIềm, Ngọc Kinh- Sườn Giữa (Quảng Nam), Tạp chí Địa chất 298, Thƣ viện trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

24. Nguyễn Phƣơng, Trịnh Đình Huấn, Trần Thị Vân Anh (2009), Đặc điểm phân bố các khoáng sản đặc biệt và độc hại ở tỉnh Quảng Nam, các giải pháp phòng ngừa tác động của chúng đến môi trường, Tạp chí Địa chất, Loạt A số 312, tr.30-38, Hà Nội.

25. Nguyễn Phƣơng, Nguyễn Quang Hƣng, Trịnh Đình Huấn (2008), Đánh giá đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại miền Tây Bắc bộ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 307, tr.48-57, Hà Nội.

26. Nguyễn Phƣơng, Vũ Thị Lan Anh, Trịnh Đình Huấn (2012), Đặc điểm phân bố khoáng sản độc hại khu vực Quảng Bình - Quảng Nam, Tuyển tập tóm tắt các báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 20 trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, tr.178, Hà Nội. 27. Nguyễn Phƣơng, Nguyễn Văn Dũng, Lê Khánh Phồn, Nguyễn Phƣơng Đông, Vũ

Thị Lan Anh, Trịnh Đình Huấn, Trần Lê Châu, Đặng Văn Hải. Nghiên cứu sự gia tăng trường bức xạ tự nhiên do các hoạt động thăm dò quặng đất hiếm vùng tụ khoáng Đông Pao và Nậm Xe, Lai Châu. TCĐC, số 335. 2013.

28. Thông tƣ số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

29. Trần Bình Trọng và nnk (2006), Báo cáo điều tra hiện trạng môi trường phóng xạ trên các mỏ Đông Pao, Thèn Sin-Tam Đường tỉnh Lai Châu, Mường Hum tỉnh Lào Cai, Yên Phú tỉnh Yên Bái, Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, An Điềm, Ngọc Kinh-Sườn Giữa tỉnh Quảng Nam, Lƣu trữ địa chất, Hà Nội

Tiếng Anh

30. IAEA (2004), Radition, People and the Environment, Austria.

31. IAEA-Safety standards (1996), International Basic Safety Standards for Protection Against lonizing Radiation and for the Safety of Radiation Sources, Vienna, Austria.

32. IAEA-TECDOC-1244 (2001), Impact of new environment and safety regulations on uranium exploration, mining, milling and management of its waste, Vienna, Austria.

33. U.S. Department of health service (1990), Toxicological profile for Radon, Atlanta, Goergia.

Tài liệu trên Internet

35. Trang web của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, Đất hiếm ở Việt Nam: Tiềm năng phía trước:

http://www,vinacomin,vn/vi/news/Tin-trong-nuoc/Dat-hiem-o-Viet-Nam-Tiem- nang-phia-truoc-5562,html

36. Trang web hóa học ngày nay, Tầm quan trọng của các nguyên tố đất hiếm:

http://www.hoahocngaynay.com/vi/nghien-cuu-giang-day/hoa-hoc-nha- truong/398-tam-quan-trong-cua-cac-nguyen-to-dat-hiem.html

PHỤ LỤC 1 – MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ SỨC KHOẺ

(Đơn vị điều tra: hộ gia đình)

Tên đề tài: “Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” Ngày phỏng vấn:……….. Phiếu số:……….

Địa điểm phỏng vấn:………

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ đông pao, huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)