So sánh hai phương pháp định lượng Paracetamol

Một phần của tài liệu Góp phần xây dựng tiêu chuẩn định lượng paracetamol (Trang 35)

- Phương pháp đo Nitrit

3.2.3.1. So sánh về kết quả định lượng của hai phương pháp:

* So sánh giá trị trung bình:

- Phương pháp đo nitrit thời gian thuỷ phân 45':

X = 96.77; n = 6; S2A = 0.6370.

- Phương pháp đo quang p h ổ trong môi trường NaOH 0,01 N:

X = 96.76; n = 8; S2B = 1.9986; (S2 là bình phương độ lệch) Ta tính được: S2A B = (S2A + S2B)/(nA + nB -2) = 0.2196;

t = 0.0395 < t 0i05;12 = 2,179;

Vậy hai giá trị trung bình của phương pháp đo Nitrit (thuỷ phân 45') và đo quang trong môi trường NaOH 0,01N khác nhau không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa a = 0,05.

* So sánh độ chính xác của hai phương ph áp : - Phương pháp đo Nitrit: Ơ2A= 0.1274; nA= 6; - Phương pháp đo quang: Ơ2B= 0.2855; nB= 8; => F = <7 g/ơ A = 2.24 < F001;(7;5) = 10,46;

Vậy hai phương sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết luận này đáng tin cậy với mức ý nghĩa a = 0,01. Điều này có nghĩa là độ chính xác của hai phương pháp là như nhau (kết luận này có độ tin cậy 99%)

3.2.3.2. Đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp:

* Phương pháp đo Nỉtrìt:

Ưu điểm;

- Máy móc dùng cho định lượng đơn giản, dễ phổ cập. - Kết quả định lượng tin cậy.

- Phải qua giai đoạn thuỷ phân nên thời gian tiến hành mẫu định lượng kéo dài (Khoảng 80 phút), chi phí năng lượng và thuốc thử cho việc định lượng tốn kém hơn.

* Phương pháp đo quang trong môi trường Methanol-nước:

Ưu điểm:

- Không qua giai đoạn thuỷ phân nên thời gian tiến hành nhanh, giảm được chi phí cho việc định lượng.

- Kết quả định lượng tin cậy. Nhươc điểm:

- Máy đo quang phổ UV-VIS giá thành cao.

- Cần chất chuẩn hay chất đối chiếu là vấn đề khó khăn ở nước ta hiện nay. * Phương pháp đo quang trong môi trường NaOH:

Ưu điểm:

- Ngoài những ưu điểm của phương pháp đo quang như đo quang trong môi trường Methanol-nước, phương pháp này còn có những ưu điểm sau:

- Dung môi kiềm sẵn có, giá thành hạ hơn nhiều so với Methanol.

- Không cần phải có chuẩn hay chất đối chiếu nên việc định lượng sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, cần xác định lại trị số E (1%, lcm) cho phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu Việt Nam.

Nhươc điểm:

- Thời gian đo phải đảm bảo trong vòng 5-15 phút.

- Cần có máy đo quang phổ UV-VIS. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề

quá khó nước ta hiện nay.

Kết luân: Từ kết quả thực nghiệm và sự so sánh những ưu, nhược điểm trên tôi thấy rằng việc định lượng Paracetamol nên tiến hành theo phương pháp định lượng trong môi trường kiềm.

3.2.4. ứng dụng định lượng Paracetamol trong một chê phẩm có trên thị trường

Sau khi lựa chọn được phương pháp để định lượng Paracetamol hiệu quả nhất, tôi đã tiến hành định lượng Paracetamol trong viên Sedapa (Do XNDP TW

2 sản xuất), mua ở trên thị trường.

* Công thức cho một viên Sedapa như sau: Paracetamol 0,30g Caíein 0,0 lg Cao mềm vỏ sữa 0,0 lg Tá dược v.đ một viên * Tiến hàn h:

- Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình của một viên (M).

- Cân chính xác một lượng bột viên tương đương với 75 mg Paracetamol, hoà tan trong 25 ml dung dịch NaOH 0,1N. Chuyển toàn bộ lượng sang bình định mức 100 ml, thêm nước đến ngấn. Lắc đều. Lọc, bỏ 20 ml dịch lọc đầu.

Hút chính xác 10 ml dịch lọc cho vào một bình gạn, chiết bằng Cloroform 3 lần, mỗi lần 10 ml. Bỏ dịch chiết Cloroíorm.

Hút chính xác 1 ml dịch lọc đã chiết bằng Cloroíorm ở trên vào một bình định mức 100 ml, thêm 10 ml dung dịch NaOH 0,1N, thêm nước đủ thể tích, lắc đều. Đo độ hấp thụ của dung dịch này ở cực đại hấp thụ khoảng 257 nm, cốc đo

1 cm, so với mẫu trắng là dung dịch NaOH 0,01N.

Tính kết quả: Hàm lượng Paracetamol trong một viên được tính theo công w , E.M A 00

thức =

715 .p

Trong đó: E là độ hấp thụ đo được.

M là khối lượng trung bình của viên (g) 715: trị số E (1 %, I cm) tại bước sóng 257 1)111

* Yêu cầu: mỗi viên phải chứa 0,285-0,315 g Paracetamol tính theo khôi lượng (rung bình của viên.

* Kết quả (ỉinh lượng hàm lượng Pam cetam ol trong viên Sedapa được trình bày ỏ' bảng 12:

- Khối lượng trung bình viên: M = 0,5284 (g)

Bảng 12: Hàm lượng Paracetamol trong viên Sedapa

STT 1 2 3

Khối lượng Độ hấp Khối lượng Paracetamol

Xử lý thống kè cân (mg) thụ E trong mội viên (g)

128.5 _ 0 529 0.304 Giíí trị trung bình 123.9 0.497 0.296 về hàm luợiio mộl 129.5 0.523... 0.298 viên: X =0.299 (g)

Nhộn .xét: Viên Sedapa đem định lượng đạt tiêu chuẩn về hàm lượng Píimcelamol trong viên.

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1. Sau khi hoàn thành khoá luận, tôi thấy đã thu được các kết quả:

- Về kỹ năng: Biết cách tra cứu tài liệu cần thiết phục vụ cho mục tiêu để ra và thuần thục các kỹ năng thực nghiệm đảm bảo cho kết quả chính xác.

- Đã lựa chọn các điều kiện để định lượng Paracetamol bằng các phương pháp dưới đây và thu được kết quả (Tính theo chế phẩm chưa sấy khô):

Phương pháp đo Nitrit thòi gian thuỷ phân 45': A = 96,77 ± 0,39 (%) Phương pháp quang phổ hấp thụ u v trong môi trường NaOH 0,01 N:

A = 96,76 ± 0,45 (%)

Phương pháp quang phổ hấp thụ u v trong môi trường Methanol-nước: A = 96,78 ± 0,39 (%)

Nhận xét: Cả 3 phương pháp trên đều cho kết quả tin cậy, có sai số trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, qua phân tích ưu nhược điểm, tôi chọn phương pháp đo quang trong môi trường NaOH 0 ,0 IN.

- Đã áp dụng phương pháp đã chọn vào việc định lượng Paracetamol trong một chế phẩm có trên thị trường: viên nén Sedapa do XNDP TW 2 sản xuất.

4.2. Đề xuất:

- Với nhà trường và bộ môn: Khi xây dựng chương trình nên đưa cả hai phương pháp đo Nitrit và đo quang vào bài thực tập kiểm nghiệm Paracetamol.

- Vói Hội đồng dược điển: Nên đưa phương pháp định lượng Paracetamol bằng đo phổ u v trong môi trường NaOH 0,01N vào chuyên luận này trong Dược điển Việt Nam 3 sắp xuất bản để thay thế cho phương pháp định lượng Paracetamol bằng đo Nitrit theo tiêu chuẩn Ngành đang lưu hành hiện nay.

- Nếu có thời gian, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trong các phương pháp định lượng Paracetamol trong các dạng bào chế.

PHẨN 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dược điển Việt Nam I, NXB Y học 1977.

2. Dược điển Việt Nam II, tập 3, NXB Y học 1994.

3. Hà Như Phú-Bùi Hoàng Oanh-Nguyễn Văn Truyền-Đoàn Thục Anh: Kiểm

nghiệm thuốc, tập 1, NXB Y học 1971, tr. 52, tr. 56.

4. Lê Viết Hùng: Áp dụng GMP ASEAN vào sản xuất dược phẩm ở Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội 1999, tr. 1-9.

5. Nguyễn Bá Hiệp-Trần Bội Phương-Nguyễn Kim Hương: Định lượng Paracetamol bằng phương pháp đo màu, Dược học số 1-1988, tr. 14.

6. Phạm Gia Huệ-Trần Tử An: Hoá phân tích, tập 2, Đại học Dược Hà Nội 1998, chương 2, chương 8.

7. Thái Duy Thìn-Nguyễn Văn Thục: Hoá Dược, tập 1, Đại học Dược Hà Nội 1997, tr. 90.

8. Tiêu chuẩn cơ sỏ' số 651/TC-52 TCZ2 của Xí nghiệp dược phẩm TW2, 1993. 9. Tiêu chuẩn kỹ thuật Ngành Y tế: 52 TCN 328-87, NXB Y học 1990, tr. 106.

10. Từ Hàn Mặc: Phân tích hoá lý, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1995, chương 15. 11. Trịnh Văn Quỳ-Đặng Trần Phương Hồng: Định lượng Paracetamol và Cafein trong viên Sedapa bằng phương pháp quang phổ, Tạp chí Dược học số 2-1992, tr. 23. 12. Võ Thanh Kỳ: Định lượng các amin thơm bậc nhất bằng phương pháp đo màu, tạp chí Dược học số 5-1981, tr. 18.

13. Vidal Việt Nam 2000.

15. Clarke's Isolation anh Identification o f Drugs, second edition, London 1986, The

Pliarmaceutical Press.

16. D. A. Skoog; D. M. West; Punclamentals of Analytical Chemistry, 4"’ ecỉ.; Holl- Sauders Int. Ed. 1982, cliap. 13 & 16.

17. Day. R. A, Under Wood AL: Quanlitative Analysis 1974, 3"1 ed.

18. European Pharmacopoeia 1997, vol. ĩ.

19. Perrell William J, Anal. Abstr. 1982, vol. 43, 2 D83. 20. Inđian Pharmacopoeia 1996, vol. II.

21. Krieger D. J, Anal. Abstr. 1984, vol. 46, 2 D83.

22. Phannacopoeia of The People's Republic of Chiiia 1997, vol. 2.

23. The Pharmcopoeia of Japan 1991, twelfth edition.

24. The United States Pharmacopoeia 23, voi. I.

25. V. Alexeyev: Quantitative Analysis 1969, Mir publishers, p. 53 & 128.

26. Phamacopeia romană IX, Bucarest 1979.

27. 'Thai Duy Thin, Conlributii la folosirea metodei nitritotnelrice in controlul medicamentelor, Teza de doctorat, Bucarest 1982.

Một phần của tài liệu Góp phần xây dựng tiêu chuẩn định lượng paracetamol (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)