Bất bình đẳng giới và quan niệm trọng nam khinh nữ

Một phần của tài liệu Phát triển thôn với việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ (Trang 28)

3. Nguyên nhân của những tồn tại trongviệc nâng cao năng lực cho người phụ nữ ở xã Hương Văn

3.2 Bất bình đẳng giới và quan niệm trọng nam khinh nữ

Xét trên bình diện nào của xã hội thì người phụ nữ cũng khổ cũng thiệt thòi. Từ trước đến nay so với nhiều nam giới thì phụ nữ chịu nhiều khó khăn hơn. “Trọng nam khinh nữ” nó là điều kiện bắt nguồn của những khổ đau đầu tiên mà người phụ nữ phải chịu. Như ai đó đã từng nói “ Khi một bé trai đựoc chào đời thì nụ cười của mọi ngươpì tươi hơn khi một bé gái đầu đời sinh ra”. Như vậy ngay từ khi mới lọt lòng mẹ thì các bé gái đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Tại sao cũng là con người như nhau mà lại có sự phân biệt ấy?

Quan niệm trọng nam khinh nữ nó không chỉ mới xuất hiện ngày môt ngày hai mà nó đã bám rể sâu dân tộc ta từ rất lâu. Hoạt động của người phụ nữ nông thôn

không khác xa mấy người đàn ông, thậm chí là họ còn làm nhiều hơn: Từ nuôi con, ra đồng làm việc, đến chăm sóc gia đình... nhưng cuối cùng họ cũng chỉ nhận được sự coi thường của người đàn ông mà có khi là cả chồng mình nữa.

Xã Hương Văn cũng không phải là một ngoại lệ họ không tham gia vào việc tu dưỡng năng lực và trình độ cho mình, không tham gia vào các hoạt động xã hội, không phải họ không muốn mà trên thực tế là họ không thể. Ai chăm lo gia đình con cái để họ có thể tham gia vào các hoạt động ấy.

Đã tiếp xúc với những người mẹ người vợ ở đây chúng tôi mới hiểu thêm và hiểu rỏ thêm bất bình dẳng xã hội đối với phụ nữ và nam giới. Họ không có quyền đóng góp ý kiến vào công việc quan trọng của gia đình, họ thưòng xuyên bị chồng quát mắng mỗi lúc không hài lòng. Mọi người vẫn thường nói : Con trai Huế thật gia trưởng và bảo thủ. Sống trong gia đình chị Giang, một cô giáo dạy tiểu học tôi được biết “ Bố và em trai chị tuy đã lớn không bao giờ tham gia vào công việc bếp nú, chị ước rằng mình có thể lấy được người chồng ngoài bắc vì họ biết giúp đỡ vợ”. Qua tâm sự nhỏ của chị chúng tôi hiểu rằng mong muốn của họ thật nhỏ và hiểu thêm những nỗi khổ của người phụ nữ. Bất bình đẳng cũng là một rào cản đối với phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như các hoạt động nhằm nâng cao năng lực và vị thế của người phụ nữ.

Quan niệm “đàn bà làm được gì ngoài công việc bếp núc” đó cũng chình mà điều chúng tôi biết khi tiếp xúc với hai người đàn ông đã có vợ trên thôn Giáp Thượng. Họ không muốn vợ mình tham gia vào các hoạt động xã hội và họ cũng không muốn vợ mình gặp gở nhiều người mà chỉ muốn vợ ở nhà chăm lo gia đình và công việc đồng áng. Tâm lý coi thường phụ nữ không chỉ đối với nam giới mà quan niệm đó đã làm cho phụ nữ phải thu mình lại họ mặc cảm và tự ti không muốn tham gia vì họ nghĩ rằng: “ Mình không làm được và không có khả năng”. Muốn nâng cao năng lực cho người phụ nữ ở xã Hương Văn thì trước hết phải xoá bỏ quan niệm bất bình đẳng và quan niệm coi thường phụ nữ.

Một phần của tài liệu Phát triển thôn với việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w