c. Tính riêng tư
2.2.3. Mẫu hình di chuyển
Trong thực tế chuyển động của đối tượng thường có tính chu kỳ theo một mẫu hình (pattern) nào đó. Ví dụ như con người đi làm hàng ngày theo một tuyến đường định trước. Phương tiện giao thông công cộng có lịch trình, tuyến đường và điểm đỗ cố định… Để hình dung rõ hơn về mẫu hình di chuyển trong quỹ đạo [39] xem xét các định nghĩa sau:
Định nghĩa 3.1 [Điểm dừng]
Điểm dừng là một phần quan trọng trong quỹ đạo mà đối tượng không có dịch chuyển rõ ràng trong một khoảng thời gian nhất định. Điểm dừng được mô tả bởi một kiểu đặc trưng không gian với khoảng thời gian xác định (không rỗng).
Định nghĩa điểm dừng có thể hiểu khác nhau tùy vào loại ứng dụng cụ thể. Chẳng hạn như trong ứng dụng quản lý, giám sát phương tiện chuyển động thì khi phương tiện dừng trước đèn đỏ có thể coi là một điểm dừng nhưng trong ứng dụng
55
quản lý du lịch thì không thể coi đó là một điểm dừng trong hành trình của du khách.
Định nghĩa 3.2 [Di chuyển]
Di chuyển từ điểm dừng l1 đến l2 được ký hiệu l1 l2 là một phần của quỹ đạo trong khoảng thời gian xác định được giới hạn bởi hai điểm dừng liên tiếp l1 và l2
trong đó các điểm dừng này không bị trùng về mặt thời gian.
Định nghĩa 3.3 [Quỹ đạo]
Quỹ đạo P là một danh sách sắp thứ tự của các điểm dừng và các di chuyển. P thường được biểu diễn như sau:
P = {(l0, l1, …, ln-1)}
trong đó li (0 ≤ i < n) biểu diễn đối tượng tại vị trí li ở thời điểm i.
Một ví dụ về quỹ đạo chuyển động của đối tượng trong không gian địa lý, được biểu diễn trực quan trên bản đồ thành phố Hà Nội như hình 2.6 dưới đây.
Hình 2.6. Quỹ đạo chuyển động của đối tượng và các thông tin địa lý
56
Cho X={P1, P2,…, Pn} là tập các quỹ đạo; Trong đó mỗi quỹ đạo Pi (0 < i ≤ n) được định nghĩa như định nghĩa 3.3 ở trên.
A B là di chuyển từ điểm dừng A đến điểm dừng kế tiếp B. Ta định nghĩa độ hỗ trợ của di chuyển A B, ký hiệu là sup(A B), là tỉ số của các quỹ đạo Pi trong X mà có chứa di chuyển A B trên tổng số quỹ đạo có trong X.
sup(A B) = |./ ∈ 1 |2 3 ∈ /| |1|
Trong đó ký hiệu |Z| biểu diễn số phần tử có trong tập Z.
Định nghĩa 3.5 [Mẫu hình di chuyển]
Một di chuyển được gọi là mẫu hình di chuyển nếu độ hỗ trợ s của nó lớn hơn hoặc bằng một ngưỡng cho trước gọi là minsup.
Một mẫu hình di chuyển A B (s) là mối quan hệ giữa hai kiểu đặc trưng không gian A và B trong đó có hai thuộc tính chính là hướng và độ hỗ trợ. Hướng của mẫu hình di chuyển là hướng di chuyển từ A sang B và độ hỗ trợ s là tỉ số của các quỹ đạo có chứa di chuyển này trên tổng số quỹ đạo.
Định nghĩa 3.6 [Mẫu hình quỹ đạo]
Quỹ đạo P được gọi là mẫu hình quỹ đạo nếu nó được biểu diễn dưới dạng của một luật kết hợp đặc biệt:
P: 45 ∧ 45%%∧… ∧ 4566 →7 45''
với ràng buộc về thời gian:
t1 < t2 < … < tm < tn
Chúng ta gọi vế trái của P: 45 ∧ 45%%∧… ∧ 4566 là tiền đề và vế phải 45'' là hệ quả. Tham số c là độ chắc chắn hay xác xuất biểu thị khả năng xảy ra hệ quả khi có tiền đề.
Cho một chuỗi vị trí của đối tượng, thời gian hiện tại ký hiệu là tc, thời gian truy vấn ký hiệu là tq. Truy vấn dự đoán vị trí của đối tượng tại thời điểm tq ở phần
57
này sẽ sử dụng cả kỹ thuật xác định sự dịch chuyển về vị trí của đối tượng và mẫu hình quỹ đạo.
Định nghĩa 3.7 [Truy vấn tương lai]
Truy vấn tương lai là truy vấn dự đoán không gian-thời gian thỏa mãn điều kiện sau:
tq ≥ tc + d
Trong đó tq là ký hiệu thời gian tại thời điểm truy vấn, tc là ký hiệu thời gian hiện thời và d là thời gian ở tương lai thỏa mãn:
tq< T, 0 < d < T (T là ngưỡng thời gian truy vấn)