giáo
Có các nội dung cơ bản sau:
+Xét duyệt và công nhận pháp người tôn giáo
-Tôn giáo có các thể nhân người tôn giáo, và pháp nhân tôn giáo, thể nhân tôn giáo do các tổ chức giáo hội tôn giáo công nhận, còn pháp nhân tôn giáo do nhà nước công nhận.
-Các tổ chức tôn giáo thuộc nhóm các tổ chức xã hội vì vậy việc xét duyệt và công nhận các tổ chức này phải đảm bảo các thủ tục pháp lý cần thiết . Và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nứoc ta quy định.
-Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định công nhận hoặc cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động .
-Các cơ quan nhà nước chuyên ngành trên lãnh thổ từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm xem xét việc đăng ký của các pháp nhân tôn giáo trực thuộc các tôn giáo đã được thủ tướng chính phủ cho phép hoạt động.
+Xét duyệt chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất . Về cơ bản nội dung này được quy định như sau:
-những chương trình hành đạo thường xuyên của các tôn giáo như ngày giáng sinh, ngày phục sinh...thì tổ chức giáo hội mỗi một năm phải báo cáo chính quyền địa phương 1 lần và phải tiến hành theo quy định của nghi lễ trong giáo lý.
-Còn những nội dung hành đạo đột xuất thì phải báo cáo với chính quyền địa phương nếu đồng ý mơí được tiến hành.
+Xét duyệt và công nhận các pháp nhân tôn giáo, một số việc thuộc hnàh chính đạo: -Việc phong chức sắc, nhà tu hành thì tuỳ theo cấp, chức đều có sự thoả thuận và chấp thuận của uỷ ban nhân dân các cấp tương đương, như việc phong giám mục, hồng y, thượng toạ và những chức sắc tương đương phải được sự đồng ý của chính phủ và các chức sắc dưới phải đựoc sự đồng ý của cấp tỉnh, thành phố thuộc trunng ương.
-Việc đăng ký con dấu làm con dấu mới, tách nhập họ đạo,...cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
+Quản lý đào tạo chức sắc nhà tu hành.
-ở việt nam có gần 50 trường đào tạo chức sắc nhà tu hành từ cơ sở đến trình độ đại học
-Việc mở các trường đào tạo chức sắc tôn giáo nhà tu hành phải tuân theo những quy định của pháp luật và phải đảm bảo sự phát triển bình thường của các tôn giáo, bảo đảm tính kế thừa của các thế hệ và các nhà tu hành.
-Người đứng đầu các cơ sở đào tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của cơ sở đào tạo của mình.
-Việc cử người đi học phải được sự nhận xét của chính quyền địa phương, người đi học phải thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và dưới sự hướng dẫn của ban tôn giáo chính phủ.
+Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa nơi thờ tự.
-Việc xây mới tuỳ theo công trình thì do trung ương hay tỉnh thành phố xem xét quyết định, những việc tu bổ và sửa chữa nhỏ không cần giấy phép xây dựng không cần thông báo cho chính quyền địa phương biết.
-Những nơi thờ tự được xếp hạng văn hoá hay di tích khi xây mới phải được sự đồng ý của ngành văn hoá, nhằm bảo tồn văn hoá dân tộc.
+Xét duyệt các hoạt động từ thiện – xã hội. Đây là nội dung liên quan đến việc quản lý tổ chức phi chính phủ. Nội dung này được nhà nước ta khuyến khích và được hướng dẫn cụ thể trong các văn bản của ban tôn giáo chính phủ, của bộ giáo dục và các cơ quan chức năng khác.
+Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại của tôn giáo.
Về cơ bản các hoạt động naỳ phải tuân thủ và phù hợp với các chính sách đối ngoại của nhà nước.
Tổ chức cá nhân tôn giáo ở trong nước mời tổ chức cá nhân nước ngoài vào Việt nam phải được sự chấp thuận của ban tôn giáo chính phủ.
+Xử lý các khiếu nại tố cáo có liên quan đến tôn gíáo và vi phạm chính sách tôn giáo, thì căn cứ theo luật khiếu nại tố cáo 1998 và các chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước để giải quyết.
+Đấu tranh chống lợi dụng tôn gíao, đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Việc đấu tranh này tập trung vào một số nội dung sau đây: Bài trừ các tệ mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng móc nối với các tổ chức nước ngoài để chống phá nhà nước, chống lại các thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền ngăn cản các tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân.
Câu 18. Anh chị hãy trình bày các phương pháp quản lý nhà nước về các hoạt đông tôn giáo.
Có 4 phương thức quản lý nhà nước #Quản lý bằng pháp luật
-Là bao gồm hệ thống tập hợp các văn bản pháp luật nhà nước với những thiết chế ( bộ máy được phân công theo từng chức năng)
-trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng cho các hoạt động tôn gíao ngày càng đúng pháp luật.
-Những văn bản quản lý nhà nước về tôn giáo là nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-1999 của chính phủ về các hoạt động tôn giáo
#Quản lý bằng chính sách
-Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nứoc được cụ thể hoá bằng những nội dung sau đây:
-Các tôn giáo ở Việt nam được hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật Việt nam
-Một số tôn giáo ở Việt nam muốn hoạt động hợp pháp phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản như số tín đồ tự nguỵện đi theo, có giáo sáng hướng dẫn, có tôn chỉ mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có hệ thống giáo lý phù hợp không mê tín dị đoan...và phải đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. -Mọi tôn giáo không đáp ứng được các yêu cầu trên không được phép hoạt động, đây chỉ là quy định đối với tổ chức tôn giáo còn tín đồ hoàn toàn tự do sinh hoạt tín ngưỡng và nơi thờ tự hợp pháp.
-Mọi công dân Việt nam đều bình đẳng trước pháp luật và xử lý bằng pháp luật những công dân vi phạm dù họ có theo tôn giáo nào, xử lý mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, mạo danh tôn giáo để gây rối trật tự xã hội làm phương hại tới an ninh quốc gia, an toàn xã hội,
-Các tôn giáo ở Việt nam được nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
-Các tôn giáo được mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành được cử đi đào tạo nước ngoài, các tổ chức cá nhân tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế theo quy định của pháp luật.
#Quản lý bằng tổ chức bộ máy và cán bộ
-tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo hiện nay căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị của đảng, hiến pháp và các văn bản luật có liên quan
-Cụ thể là : ban tôn giáo của chính phủ có chức năng quản lý nhà nứoc về hoạt động tôn gíao trong phạm vi cả nước là đầu mối phối hợp với các ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo.
-Ban tôn giáo tỉnh thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo trong phạm vi địa phương mình.
-Bộ máy này được thể hiện qua sơ đồ sau
#Phương pháp giáo dục thuyết phục vận động quần chúng
-Phương pháp này xuất phát từ luận điểm “cốt lõi của công tác tôn giáo là cuộc vận động quần chúng”
-Nội dung cơ bản là “tuyên truyền, phổ biến quán triệt chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước để mọi người thực hiện đúng.
#Ngoài ra do đặc thù của hoạt động tôn giáo nên ngoài các phương thức trên nhà nước ta còn sử dụng các phương thức quản lý bằng đầu tư chính tài chính, thanh tra , kiểm tra, tổng kết đánh giá.
Chính phủ-Ban tôn giáo Chính phủ- Ban tôn giáo tỉnh, thành phố- Ban tôn giáo cấp huyện- Cơ quan văn hoá xã hội cấp xã.
Câu19: Anh chị hiểu thế nào về nhận xét của Mác về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là trật tự của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Đây là 1 nhận xét mang tính phổ quát nhất về tôn giáo từ trước đến nay, câu nhận xét này bao hàm tất cả các vấn đề lý luận xung quanh tôn giáo từ khái niệm cho tới xu hướng của tôn giáo. Như vậy để hiểu được vai trò của tôn giáo thonng qua câu nói này của Mác thì chúng ta phải nghiên cứu tuần tự từ khái niệm của tôn giáo.
*Về khái niệm thì tôn giáo là 1 khái niệm hết sức trừu tượng, ở mỗi 1 khía cạnh hay 1 nhóm quan điểm thì coi tôn giáo là những hiện tượng khác nhau, nhưng nhìn chung tôn giáđược hiểu là sự phải ánh thế giới vật chát vào ý thức con người 1 cách đặc biệt, nó là sản phẩm của lịch sử nên nó không nằm ngoài quy luật phát triển của laịch sử nó là 1 hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc.
*Về nguồn gốc của tôn giáo thì theo chủ nghĩa Mác thì tôn giáo hình thành từ 3 nguồn gốc đó là:
-Kinh tế xã hội: đây là yếu tố quyết định nội dung, phương thức và hình thức của tín ngưỡng tôn giáo ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc, tương ứng với 1 điều kiện thì sẽ có 1 tôn giáo xuất hiện.Như với điều kiện kinh tế xã hội phân chia đẳng cấp tuyệt đối như xã hội ấn độ thời kỳ đạo Bà La môn thống trị thì sẽ xuất hiện đạo phật đáu tranh để xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp đó và kêu gọi người tương thân tương ái. -Nguồn gốc nhận thức: xuất phát từ luận điểm nổi tiếng của Mác đó là “con người làm ra tôn giáo chứ, tôn giáo không làm ra con người” hay “ Lịch sử loài người quyết định lịch sử của tôn giáo” bởi vậy nguồn gốc nhận thức có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với sự hình thành của tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Như vậy con người chỉ có tôn giáo khi bộ não của con người phát triển đến mức có khả năng khái quát hoá trừu tượng hoá các sự vật hiện tượng trong tự nhiên.
-Nguồn gốc tâm lý tình cảm: xuất phát từ sự sợ hái của con người đối với các hiện tượng kỳ lạ, hay sự kính trọng của con người đối với 1 nhân vật hay con người nào đó thì cũng sẽ hình thành nên tôn giáo, tín ngưỡng. Ví dụ như tín ngưỡng thờ các vị anh hùng có công vời dân tộc Việt Nam.
*Về bản chất của tôn giáo: Thì khi nghiên cứu về bản chất của tôn giáo thìỉch nghĩa Mác cho rằng: tôn giáo là 1 hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, là 1 hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, ý thức của tôn giáo là hình thái phản ánh lộn ngược. để rồi con người lấy cái lôn ngược đó làm chân lý cho cuộc sống của mình.
*Về tính chất của tôn giáo: thì nó có 3 tính chất cơ bản như sau: tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
*Về xu thế của tôn gaío hiện nay có 4 xu thế:
-Xu thế hoá là xu thế trước kia tôn giáo chỉ bàn về cái siêu nhiên, nhưng hiện nay đã bàn về các vấn đề xã hội, đời thường.
-Dân tộc hoá: là xu thế mà các tôn giáo quay trở về các giá trị văn hoá mang tính vùng miền.
-Xu thế đa dạng hoá tôn giáo: là xu thế các tôn giáo lớn phản ly thành nhiều hệ phái. -Xung đột dân tộc đàn xen với nguyên nhân tôn giáo đang là xu thế mang tính toàn cầu.
*Vai trò của tôn giáo: vì tôn giáo là 1 hiện tượng đời sống xã hội bởi vậy nó luôn có tính 2 mặt như những sự vật hiện tượng khác. Và vai trò của tôn gaío thể hiện như sau:
-Vai trò trong nhận thức, tôn giáo lý giải quá trình nhận thức của nhân loại, và nó thể hiện trong giáo lý của các tôn giáo.
-Tôn giáo có tác động đến các thế lực chính trị khác nhau, ở khía cạnh này tôn giáo có rất nhiều tác động xấu tới chính trị, nó là chỗ dựa cho sự cải trị của các nhà nước như toà thánh va ti can ở thời kỳ trng cổ, ở thời này thì đạo công giáo gần như chi pối toàn bộ cuộc sống, văn hóa tinh thần của nhân dân, và nó còn quyết định các chế độ chính trị của nhiều nước, nó kiểm chế rất nhiều tư tưởng tiến bộ của nhân loại. -Tôn giáo không chỉ liên quan tới chính trị, tinh thần, mà nó còn liên quan đến kinh tế, trong lịch sử tôn giáo đã ủng hộ quan hệ kinh tế nào thì nó sẽ tồn tại và phát triển, như đạo công giáo ở thời kỳ trung cổ đã ủng hộ quan hệ kinh tế phong kiến là quan hệ kinh tế giữa nông dân và địa chủ và vì thế quan hệ kinh tế này tồn tại rất lâu dài. -Tôn giáo có vai trò rất lớn tới văn hoá, tôn giáo là nguyên nhân cảm hứng cảu những sáng tạo văn hóa như các bích hoạ ở nhà thờ công giáo do hoạ sỹ Michel Angelo vẽ hay các lồi kiến trúc ở công trình chùa Việt Nam, đều là những nét văn hoá quý bấu còn lưu giữ, hơn nữa tôn giáo còn tạo nên 1 nếp sống cộng đồng mang tính nhân văn cao cả, đây là 1 vai trò hết sức tích cực của tôn giáo.
->Như vậy qua các phần lý luận cơ bản về tôn giáo thì ta đã thấy được tính phổ quát và đặc biệt là vai trò của tôn giáo đúng như lời Mác đã nhận xét.
Câu20: Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói của chủ tịch HCM: “ Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo của Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng, chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chủ nghĩa yêu nước, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có diểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hnạh phúc cho loại người, mưu phúc lợi cho xã hội.
->Câu nói này của Hồ Chí Minh là câu nói đánh giá các vai trò tích cực của các tôn giáo, tư tưởng lớn của thế giới, và các tư tưởng này đều có 1 điểm chung đó là mục đích của họ đều mưu cầu hạnh phúc cho người dân lao động, cho xã hội. Mà cụ thể là:
-Học thuyết của Khổng Tử: Đây là 1 tư tưởng của Khổng Trọng Ni người nước Trung Quốc, tư tưởng của ông ra đời vào thời kỳ trước công Nguyên khi mà xã hội Trung Quốc lâm vào tình trạng bất ổn xã hội lộn xộn không có trật tự, do vậy tư tưởng chủ đạo của ông là kêu gọi mọi người tu dưỡng đạo đức cá nhân, tạo nên 1 trật tự mới cho xã hội. Và điều này đã tạo nên cho học thuyết này 1 hiệu quả bất ngờ khi mà nó được lấy làm tư tưởng chủ đạo cho cuộc sống của người Trung Quốc suốt 2000 năem.
-Đạo công giáo của Giêsu thì có lòng nhân ái cao cả.
Đạo này là do Giêsu sáng lập ra và từ khi ra đời tới nay nó luôn luôn đề cao lòng