Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 214 hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bất động sản và nội thất đất việt (Trang 26 - 48)

Cơ cấu quản lý vẫn còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ, kém năng động, linh hoạt trong sử lý công việc, chưa phát huy được hiệu quả làm việc một cách tốt nhất. Công tác lập kế hoạch còn yếu kém, công tác chiển khai kế hoạch còn trì trệ thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, cơ cấu quản lý của các phòng ban còn chồng chéo dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Trình độ của công nhân viên trong các phòng ban còn hạn chế.

Bên cạnh các vấn đề về cơ cấu tổ chức quản lý thì Công ty còn có những vấn đề khó khăn khác như về thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng hóa...Trong thời gian tới Công ty cần phải có những biện pháp để khắc phục những mặt còn yếu kém, hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức quản lý giúp Công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển hơn

Công ty đang có khả năng tự chủ rất tốt về mặt tài chính song việc sử dụng và phân bổ vốn lại chưa thật sự hợp lý. Tài sản cố định trong Công ty chưa được quản lí một cách triệt để, nhiều tài sản chung của Công ty vẫn chưa được tận dụng hết. Công ty

cũng cần xem xét việc sử dụng nhân sự, phải cân nhắc những người thực sự có năng lực và có trách nhiệm cao vào những vị trí phù hợp.

Nguyên nhân:

- Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệp quản lý:

Tại Công ty cổ phần Bất Động Sản Và Nội Thất Đất Việt thì số công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học năm trong bộ máy quán lý là tương đối cao. Song phần lớn lại là những người có tuổi đời còn khá trẻ nên kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm quản lý còn chưa có nhiều, đặc biệt là kinh nghiệp tiếp thu được từ nước ngoài là không có. Bên cạnh đó Công ty cũng thiếu vắng những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực điện tử, tin học và kinh doanh. Việc thiếu những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kinh doanh chính là những hạn chế đáng kể của Công ty.

- Các phòng ban chức năng còn thiếu năng động, thiếu sự phối hợp:

các phòng ban còn kém thiếu sự thống nhất và đồng bộ. Nhân viên trong các phòng ban chưa thể hiện được vai trò của mình, thiếu năng động, thiếu kinh nghiêm trong công việc.

- Công tác lập kế hoạch còn nhiều hạn chế:

Việc lập kế hoạch vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của kỳ trước, Chưa áp dụng được các mô hinh kinh tế vào phân tích xây dựng kế hoạch. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư khai thác nhiều nên dẫn đến tình trạng thiếu các nguồn thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch.

Công tác lập kế hoạch tại Công ty còn nặng về chỉ đạo và kinh nghiệm nên các phương pháp lập kế hoạch, căn cứ lập kế hoạch, qui trình lập kế hoạch còn chưa hoàn thiện, dẫn đến chất lượng lập kế hoạch là chưa cao. Kế hoạch của Công ty chưa sát với thực tế của mình nên có nhứng chỉ tiêu thì công ty vượt xa so với kế hoạch đề ra nhưng cũng có những chỉ tiêu thì lại không đạt được kế hoạch có khi còn đạt được rất thấp

3.2.Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Bất Động Sản và Nội Thất Đất Việt

3.2.1.Các đề xuất

- Hoàn thiện kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo

Hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo trực tiếp: Là hoàn thiện kỹ năng làm việc với con người trong nội bộ Doanh nghiệp và bên ngoài liên quan đến các hoạt động sán xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Hoàn thiện kỹ năng ủy quyền: Là kỹ năng mà người lãnh đạo cho phép cấp dưới có quyền ra những quyết định thuộc quyền hạn cho phép, nhưng người lãnh đạo phải

chịu trách nhiệm cuối cùng. Đây là kỹ năng chuyển từ việc phải ra lệnh và hưỡng dẫn sang tạo điều kiện và trao quyền.

Kỹ năng xây dựng hệ thống: Đó là kỹ năng hình thành quy chế tổ chức của hệ thống và môi trường văn hóa hợp lý trong hệ thống để huy động tối đa sự tận tâm và tinh thần chịu trách nhiệm của mỗi con người trong hệ thống qua các nguyên tắc ứng xử quản lý khoa học công khai và ổn định trong hệ thống.

Hoàn thiện kỹ năng tư duy: Đây là kỹ năng cơ bản khởi đầu và cần có của người lãnh đạo trong hoạt động quản lý, người lãnh đạo cần biết cách tư duy hệ thống, biết dung nạp các quan điểm khác biệt để xem xét phân tích vạch ra đường lối chủ trương chiến lược mục tiêu kế hoạch cho sự phát triển của hệ thống.

Kỹ năng tổ chức: Đó là kỹ năng làm viẹc với con người và phương tiện, nắm bắt được thông tin nhanh chính xác để đưa ra các quyết định điều phối sử dụng liên kết, cô lập, phân rã con người ở trong và ngoài hệ thống. Họ phải có các tri thức tâm lý xã hội học nhất định, biết sáng tạo và không bao giơ bó tay trước mọi trở ngại, biết tập hợp và sử dụng nhân tài, đồng thời họ phải có một nền tảng đọa đức nhất định.

Hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ: Đó là kỹ năng hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn của hệ thống các hiểu biết này mang tính kỹ thuật rõ ràng.

Để hoàn thiện các kỹ năng trên là cả một quá trình đòi hỏi phải tích lũy, học hỏi vận động không ngừng không chỉ có tổng giám đốc mà còn là tập thể lãnh đạo Công ty. Cần đề ra các phương thức hợp lý để hoàn thành ví dụ cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn các nghiệp vụ về lãnh đạo để cùng nhau thảo luận và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau hoặc học tập ở các trường đại học lớn hoặc thuê các chuyên gia giỏi về trực tiếp trao đổi tại Công ty. Với mục tiêu là tăng cường công tác lãnh đạo quản lý tổ chức.

- Hoàn thiện công tác đào tạo và tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động.

Hoàn thiện công tác đào tạo lao động:

Phải xuất phát từ lợi ích của công việc

Dựa vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của từng loại công việc để tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ.

Khi tuyển chọn Công ty nghiên cứu thận trọng và toàn diện cá nhân, phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên.

Đối với công tác tuyển dụng nguồn nhân lực:

Đối với những vị trí quản lý: Những người được tuyển dụng vào các vị trí như Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng các phòng ban bộ phận phải la những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiêm về vị trí được tuyển dụng, có phẩm chất đạo đức tốt, phải có những kiến thức quản lý khác như là ngoại ngữ, tin học... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cán bộ nhân viên ở các phòng ban phải là những người có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty.

Đối với công nhân viên làm việc trong các phân xưởng: Ưu tiên tuyển chon những người đã có kinh nghiêm làm việc, có tay nghề, được đào tạo cơ bản tại các trường nghề, có trách nhiệm với công việc, có sức khỏe tốt.

- Hoàn thiện quy chế làm việc tại Công ty

- Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị. - Quy chế hoạt động của ban kiểm soát. - Quy chế hoạt động của Ban tổng giám đốc

- Quy chế hoạt động của Chi nhánh/văn phòng đại diện - Quy chế tài chính

- Quy chế nhân sự/Khen thưởng kỷ luật + Thỏa ước lao động tập thể - Quy chế Đầu tư (optional)

- Hệ thống quy trình được HĐQT/BAn TGĐ ký quyết định ban hành (Quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, quy trình nhân sự, quy trình kế toán...)

Hoàn thiện hơn khung quy định về chế độ thưởng phạt. Hoàn thiện quy chế lao động trong khi làm việc.

Hoàn thiện quy chế trả lương và các khoản thu nhập có tính chất luơng

- Xây dựng văn hóa công ty

Văn hóa Công ty là một yếu tố quan trọng giúp Công ty hoạt động hiệu quả hơn, tăng thêm uy tín cho Công ty, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

Văn hóa Công ty tạo động lực cho người lao động, định hướng hành vi cho người lao động, góp phần tạo nên thương hiệu hình ảnh cho Doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn.

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp kết hợp với thực hiện chính sách, chế độ về thu nhập nhằm tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa thu nhập tài chính và phi tài chính của người lao động, tạo động lực mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần thúc đẩy người lao động nỗ

lực làm việc đem lại hiệu quả tối ưu với năng suất lao động cao, trong một môi trường có kỷ luật chặt chẽ nhưng thân thiện, cởi mở, năng động, hợp tác, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo ra lực lượng lao động ổn định, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và sự gắn bó, trung thành của nhân viên, đáp ứng được yêu cầu công việc theo cơ cấu tổ chức và hoạt động của từng Công ty.

Cụ thể là:

- Xây dựng, tạo ra bầu không khí tâm lý tốt đẹp, thân ái và sự gắn bó, hưởng ứng một cách tích cực trong quan hệ làm việc tại doanh nghiệp, trong đó người quản lý đóng vai trò quan trọng. Các phòng ban, bộ phận trong từng Công ty phải được vận hành một cách thống nhất, gắn kết như một, luôn thích ứng trong môi trường được cải thiện các điều kiện làm việc (không gian làm việc, phương tiện, trang thiết bị, các dịch vụ hỗ trợ). - Thường xuyên quan tâm đến quá trình làm việc và cuộc sống của CB-NV. Kịp

thời phát hiện các khó khăn trong công việc, trong đời sống gia đình, tâm tư, tình cảm của CB-NV để tạo điều kiện động viên, giúp đỡ một cách thiết thực, nhất là áp dụng theo các chính sách, chế độ quy định và các Quỹ từ thiện tương trợ của Tập đoàn, không để ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên. Các luồng thông tin về nhân viên trao đổi trong doanh nghiệp cần được xử lý một cách khách quan và có lợi cho công việc chung

- Xây dựng lòng tự hào của CB-NV đối với Tập đoàn và từng Công ty. Mỗi CB-NV đều phải am hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn và của Công ty đang công tác; tự hào về vị trí, công việc đang làm, có ý thức chia sẻ mục đích phát triển trong tương lai của Công ty, từ đó quyết tâm nỗ lực đóng góp cho việc xây dựng, phát triển Tập đoàn ngày càng vững mạnh

- Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, kể cả về trang phục, tác phong, ngôn phong trong giao tiếp; tinh thần thái độ làm việc, phương thức ứng xử, giải quyết công việc một cách thành thạo, linh hoạt, nhanh chóng, chính xác, đạt hiệu quả cao; luôn tôn trọng và sẵn sàng đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và quan hệ tốt với các đối tác, các đơn vị bạn.

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ công việc giữa các phòng ban chức năng với nhau trong cùng Công ty một cách chặt chẽ, tất cả cùng vì mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chung. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CB-NV với nhau: gặp mặt chào hỏi ân cần; tạo nên tình cảm gắn bó, sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc chuyên môn và công việc chung của Công ty; giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn; có tinh thần tương thân, tương trợ, sống có nghĩa tình, tích cực tham gia công tác xã hội từ thiện vì cộng đồng, hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa thông qua các Quỹ từ thiện của Tập đoàn, chung sức làm tốt việc chăm lo đến xã hội.

- Xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt giữa các cấp quản lý và nhân viên. Nhân viên tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo, thực hiện tốt sự phân công của cấp trên. Các cấp quản lý quan tâm đến nhân viên và khuyến khích, động viên tinh thần làm việc, phát huy khả năng của nhân viên, làm cho nhân viên luôn tin tưởng, phấn khởi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các Công ty thành viên trong Tập đoàn để cùng chung sức thực hiện Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn, từ Ban Lãnh đạo các Công ty đến CB-NV các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tích cực phối hợp, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Tập đoàn với tinh thần tự giác cao, đạt kết quả tốt

Các Ban/Phòng Hành chính-Nhân sự phối hợp với Công đoàn cơ sở và các ban, phòng có liên quan của từng Công ty chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy định về xây dựng văn hóa doanh nghiệp nêu trên và theo dõi kiểm tra, định kỳ 6 tháng báo cáo với Ban Lãnh đạo Công ty để báo cáo Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị mình

3.2.1. Kiến nghị

Với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền

- Tăng cường quản lý của nhà nước với thị trường bất động sản để tránh lạm phát:

Nhà nước và chính đó là thực hiện một nền kinh tế hỗn hợp, một nền kinh tế được điều tiết thông qua sự tác động của “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” của Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế vận hành và phát triển lành mạnh. Thừa nhận một nền kinh tế phát triển theo mô hình hỗn hợp cũng có nghĩa là Nhà nước không đứng ngoài sự phát triển.

Trong nền kinh tế này, Nhà nước có hai chức năng cơ bản: thứ nhất là chức năng điều khiển, thực hiện chức năng này Nhà nước phải duy trì và là trọng tài trong hoạt động kinh tế – xã hội; thứ hai là chức năng phát triển. Để thực hiện vai trò của mình, Nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường, thu hẹp khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo… Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn đề lớn của nhiều nước trên thế giới, cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay nhà ở tại Mỹ lan rộng tác động đến nhiều nền kinh tế. Do vậy, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm bình ổn sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Với cách đặt vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 214 hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bất động sản và nội thất đất việt (Trang 26 - 48)