• Trong quý I/09 hàng loạt công ty chứng khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn hiện nay.
Chuyện gì xảy ra khi tất cả rút nghiệp vụ tự doanh?
Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue-chip giảm còn 50 – 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh.
Để giảm bớt gánh nặng, nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí. Không ít công ty chứng khoán đang “ngán” cổ phiếu khi rút bớt hoạt động tự doanh chứng khoán khỏi các nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty CP chứng khoán Việt Tín (VTSS), Thái Bình Dương (PSC), Gia Anh (GÁC), Mê Koong (MSC)…
Phần lớn các công ty chứng khoán được thành lập trong bối cảnh thị trường đang “nóng” nên ngay khi có phép, họ không bỏ lỡ cơ hội đầu tư cổ phiếu để kiếm lợi. Nhưng do khả năng phân tích và dự báo còn nhiều hạn chế nên không kịp bán khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh., các doanh nghiệp này bị thua lỗ rất lớn.
Tuy vậy, theo các lý giải của các chuyên gia, hiện tượng công ty chứng khoán rút bớt nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là “chiến thuật” khôn ngoan vì nến “vung” vốn mua cổ phiếu trong bối cảnh hiện nay là rất mạo hiểm. Các công ty chứng khoán đang tạm thời “ngủ đông”’ để chờ thị trường hồi phục.
Đây có thể được coi là “lùi một bước để tiến ba bước” vì việc rút nghiệp vụ này còn nhằm đáp ứng các điều kiện về vốn. Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK là: 25 tỷ đồng cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán, 10 tỷ đồng cho nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, 165 tỷ đồng với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và 100 tỷ đồng với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Như vậy, muốn hoạt động cả 4 nghiệp vụ, công ty phải có số vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng. Đây là con số quá sức đối với các công ty chứng khoán trong vối cảnh khó khăn hiện nay.
• Tuy nhiên đến quý II/09 thì hoạt động tự doanh lại là mảng tạo ra lợi nhuận chính cho CTCK. Quý II/09, TTCK Việt Nam có những chuyển biến tích cực. VN-Index và HNX- Index tăng tương ứng 59,7% và 53% đi kèm với giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCK triển khai hoạt động kinh doanh trong hai mảng nghiệp vụ chính là môi giới và tự doanh. Cộng thêm khoản dự phòng được hoàn nhập là 3 yếu tố tạo nên bức tranh tươi sáng trong hoạt động của đa số CTCK có cổ phiếu niêm yết trên sàn.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, nhiều CTCK công bố lợi nhuận khả quan: CTCK Bảo Việt (BVSC) đạt 95,35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 338,7% kế hoạch năm; CTCK HSC đạt 123,77 tỷ đồng lợi nhuận, vượt 17% kế hoạch năm; CTCK Sài Gòn (SSI) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã hoàn thành lần lượt 90% và 87,14% kế hoạch lợi nhuận năm 2009.
Bản báo cáo bạch của CTCK Chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS) - cổ phiếu mới niêm yết là [CTS], khẳng định, với lợi nhuận sau thuế 43,27 tỷ đồng trong 6 tháng, chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2009 của Công ty từ 80 – 100 tỷ đồng là hoàn toàn khả thi.
KLS không công bố kế hoạch lợi nhuận năm nay, nhưng sau hai quý trước đó thua lỗ, mức lợi nhuận sau thuế quý II lên tới 84,43 tỷ đồng, cổ đông Công ty đã có thể hài lòng. Riêng CTCK Chứng khoán Hải Phòng (HPC) vẫn đang bị thua lỗ. Trong hoạt động môi giới, về thị phần SSI vẫn vững chắc ngôi đầu với hơn 40.000 tài khoản. SSI chiếm ưu thế đặc biệt trong mảng môi giới cho NĐT nước ngoài. 6 tháng đầu năm, doanh thu từ hoạt động này của SSI, BVSC hay IBS, nhưng công ty có ưu thế về khách hàng tổ chức. Trong quý II, đã có tháng HSC vươn lên dẫn đầu toàn thị trường về hoạt động môi giới cho khối NĐT nước ngoài.
Theo IBS, đến tháng 6/2009, Công ty đã có hơn 32.000 tài khoản khách hàng, trong đó có hơn 17.000 tài khoản giao dịch thường xuyên. Tuy nhiên, với doanh thu môi giới 12,52 tỷ đồng, chiếm 11,24% doanh thu, hoạt động môi giới của IBS dường như vẫn khá khiêm tốn so với tiềm năng của số lượng tài khoản đã có.
SHS công bố, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động môi giới của Công ty tăng gấp 4 lần so với cả năm 2008. Số lượng tài khoản giao dịch SHS đạt 4.500 tài khoản, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2008. Từng tháng, thị phần môi giới của các CTCK luôn thay đổi chóng mặt, trong đó có SSI, BVSC và HSC luôn có mặt ổn định trong top “10”…
Trong nửa đầu năm 2009, hoạt động IPO vẫn trầm lắng dù TTCK “dậy sóng”, điều này khiến mảng đầu tư tài chính, bảo lãnh phát hành… chỉ mang lại thu nhập khiêm tốn cho các CTCK.
Tại SSI, doanh thu bảo lãnh phát hàn chứng khoán đạt 210,6 triệu đồng, giảm mạnh so với mức 6,484 tỷ đồng cùng kỳ năm trước; doanh thu từ hoạt động tư vấn chỉ đạt1, 897 tỷ đồng, bằng 30,9% so với nửa đầu năm 2008 (6,140 tỷ đồng)…
Tại HSC, doanhthu từ phát hành chứng khoán chỉ đạt 257 triệu đồng, từ hoạt động tư vấn là 925 triệu đồng, giảm gần 60%...
Hoàn nhập dự phòng có tác động lớn đến lợi nhuận của các CTCK trong 6 tháng đầu năm. BVSC chỉ đạt doanh thu 90,77 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lên đến 95,25 tỷ đồng. “Nghịch lý” trên là do trong quý II Công ty đã hoàn nhập hơn 200 tỷ đồng khoản dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh.
Tương tự, KLS đã được hoàn nhập 26,8 tỷ đồng trong quý II, luỹ kế 6 tháng là 43,9 tỷ đồng.
Đặc biệt, HPC tạo ra sự ngạc nhiên nhất cho các khoản dự phòng: hết 5 tháng Công ty vẫn công bố lãi 7,389 tỷ đồng, hoàn thành 92,36% kế hoạch năm. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau đó tình hình xoay chuyển 180 độ: HPC công bố lỗ 31,42 tỷ đồng.
Theo giải trình từ HPC, khoản trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán là nguyên nhân gây ra biến động trên. Tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường thời gian tới, các bút toán hoàn nhập hay trích lập trên sổ sách vẫn sẽ là ẩn số lớn nhất tiếp tục tác động trực tiếp towislowij nhuận của các CTCK.
Nhìn tổng thể, kết quả hoạt động của các CTCK trong 6 tháng đầu năm đã phản ánh tương đối toàn diện “sức khoẻ” của các CTCK. Chặng đường sắp tới, CTCK lớn có thị phần rộng, được quản trị rủi ro tốt, có chiều sâu về nhân lực sẽ phát triển ổn định và vượt xa mức bình quân chung của toàn ngành.
Mảng tự doanh chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của các CTCK. Tại SSI, trong tổng doanh thu 303,83 tỷ đồng có 172,52 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán và góp vốn.
Tương tự, hoạt động tự doanh của HSC chiếm tỷ trọng 62,23% trong tổng doanh thu, KLS là 52,21%, đặc biệt với IBS, con số này lên đến 81%. BVSC chỉ công bố BCTC dạng tóm tắt, nhưng giải trình kết quả kinh doanh củâ Công ty cho biết, trong quý II nghiệp vụ tự doanh của BVSC gặt hái được 36 tỷ đồng doanh thu, tăng tới 200% so với quý I.
* Hiện nay, hoạt động tự doanh của CTCK lại gây ra nhiều băn khoăn cho NĐT và có nhiều cuộc họp xem xét về vấn đề có nên giới hạn hoạt động tự doanh của CTCK? Thời gian qua, không ít NĐT tổ chức và cá nhân nghi ngờ tính minh bạch, trung thực trong các báo cáo dự đoán thị trường của CTCK. Mấu chốt của những mối nghi ngờ chính là việc liên quan đến chức năng tự doanh của CTCK.
Tại một số cuộc họp về TTCK, vấn đề này cũng đã được nêu ra. Quả thực, Việt Nam là một trong không nhiều nước cho phép CTCK được tự doanh, mua – bán chứng khoán cho chính mình để kiếm lời.
Ngoài chuyện đảm bảo đối xử bình đẳng trong kinh doanh cho mọi doanh nghiệp (CTCK cũng là doanh nghiệp), việc cho thực hiện chức năng này, trong một chừng mực nhất định có tác dụng “tạo thị trường”. Nhưng mặt bất lợi của quy định này là vi phạm nguyên tắc trung gian và bình đẳng của TTCK.
Bởi mọi NĐT khác không cho phép mua – bán trực tiếp chứng khoán tại sàn, phải qua nhà môi giới chứng khoán. Còn CTCK, với tư cách là một NĐT thì không. Hơn nữa, bản thân CTCK, ngoài chức năng môi giới và tự doanh, còn tham gia tư vấn quản lý tài khoản của khách hàng. Và điều dễ hiểu là CTCK thường tiếp cận thông tin nội bộ đầu tiên.
Vậy là trong việc đầu tư chứng khoán, CTCK được luật pháp trao cho những ưu thế vượt trội so với các NĐT khác, điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm, thậm chí “thui chột” lòng tin của NĐT, nhất là NĐT cá nhân.
Ở các nước có TTCK phát triển với hệ thống luật pháp hoàn thiện và việc giám sát thị trường nghiêm ngặt thì CTCK tiến hành tự doanh ít ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
Còn ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, khi mà luật pháp về chứng khoán đang ở giai đoạn hoàn thiện, mục tiêu đầu cơ đang lấn ướt mục tiêu đầu tư thì chức năng tự doanh trao cho CTCK e rằng còn nhiều việc phải bàn.
Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển có hệ thống pháp luật về chứng khoán hoàn thiện bậc nhất, nhưng đa phần CTCK thực hiện chức năng môi giới chứng khoán, chỉ số ít CTCK được phép tự doanh.
Do vậy, trong đợt sửa đổi Luật Chứng khoán tới đây, đề nghị xem xét lại điều luật cho phép CTCK được tự doanh. Nếu không bỏ hẳn, thì cũng cần bổ sung quy định mang tính pháp chế, phòng ngừa sự lạm dụng của CTCK.
3. Repo
Uỷ ban Chứng khoán nhà nước (SSC) vừa nhắc nhở các công ty chứng khoán thực hiện theo yêu cầu đã có từ cuối tháng 5, là ngừng ký hợp đồng mới các hợp động giao dịch kỳ hạn (repo).
Theo đó, SSC sẽ kiểm tra hoạt động của các công ty chứng khoán và xử lý những trường hợp vi phạm. Repo (repurchase aagrreement) chứng khoán là nghiệp vụ trong đó người đi vay sử dụng chứng khoán làm tài sản thế chấp để vay tiền với lại suất đã định trước.
Hình thức này có thể phát sinh rủi ro khi người vay không thể trả nợ (tức là mua lại chứng khoán), khiến công ty chứng khoán phải bán ra để thu hồi tiền hoặc sở hữu luôn số chứng khoán đó.
Ngoài ra, SSC cũng chấn chỉnh hoạt động giao dịch OTC tại một số công ty chứng khoán. Theo quy định hiện nay, chỉ Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán mới được phép tổ chức thị trường chứng khoán.
SSC yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đã được cấp phép. Đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác, trước khi thực hiện, các công ty phải báo cáo SSC phương án, quy trình thực hiện, các biện pháp quản trị rủi ro.