Cách sử dụng “ngôn ngữ thị dân”

Một phần của tài liệu Đời sống thị dân trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 91)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Cách sử dụng “ngôn ngữ thị dân”

Viết về đời sống thị dân với tất cả sự đa dạng, phong phú của nó, Hồ Anh Thái đã khai thác kho ngôn ngữ ngồn ngộn, sinh động của con người thị dân hiện đại và làm mới nó theo ý đồ, tư tưởng nghệ thuật của mình. Trong các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, người đọc luôn bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc thù là “ngôn ngữ thị dân”. Đây là một thuật ngữ mang tính tương đối, nhằm chỉ thứ ngôn ngữ phố phường thông thục, suồng sã, thường được sử

dụng trong đời sống hàng ngày của những cư dân thành thị hiện đại. Đó là ngôn ngữ đời thường, thứ “ngôn ngữ bụi bặm”, “ngôn ngữ đường phố chợ búa”. Chúng được Hồ Anh Thái đưa vào tiểu thuyết một cách sinh động, tự nhiên như vốn tồn tại trong hiện thực. Điều đó cho thấy được vốn kiến thức sâu rộng, sự quan sát tỉ mỉ, sát thực của nhà văn về đời sống đô thị - không gian sống quen thuộc của tác giả.

3.2.1. Khảo sát, miêu tả một số lớp từ ngữ đặc thù (tiếng lóng, từ tục, thành ngữ hiện đại…)

Tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình. Nó là sản phẩm ngôn ngữ đặc trưng của đời sống thị dân. Khi nói đến nhóm từ này, còn nhiều ý kiến sai lệch cho rằng đó là ngôn ngữ của những kẻ lưu manh, trộm cắp, làm ăn bất chính. Cách hiểu này còn phiến diện và chưa hiểu rõ được sự phong phú trong bức tranh ngôn ngữ đa dạng. Trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, lớp từ này được sử dụng trong một bộ phận những người hiện đại, có lối sống hưởng thụ và thường xuyên sử dụng để trao đổi với nhau như những ký hiệu riêng. Nó trở thành phương tiện để tác giả tái hiện cuộc sống sinh động hiện đại có nhiều biến tướng, nhiều bí mật, hoặc nhằm tạo nên hiệu quả hài hước. Khi nói về tệ nạn mại dâm, có hàng loạt các từ “rà quét”, “tìm và diệt” (truy quét tệ nạn), “ngủ Gia Lâm, đâm Thái Hà”, “ngã ba ngã tư sung sướng” (nơi ăn chơi giải trí), “đụng hàng” (sử dụng giống ai đó cái gì), “đi tắt đón đầu, xuất khẩu công nghệ” (sự mới mẻ trong các hoạt động mại dâm) [57, 8-9-10], “Tàu nhanh” chỉ việc chơi gái [53, 87], “con bò lạc” (cô gái cave còn trinh tiết); nói về từng lớp người đủ các độ tuổi ăn chơi “trắng lốp béo phốp”- đại gia, “bệ vệ sồn sồn ”- tai to mặt lớn, “kiu kiu choai choai”- thanh niên thành thị, “khai mở thân thể” (khám phá cơ thể phụ nữ), “thèm đất” (muốn chết), “mông má” [53, 61], “luộc lại” là những từ chỉ việc

tân trang lại, sử dụng lại đồ cũ theo cách của mình, “nóng máy”(dậy thì)… Ngôn ngữ này thịnh hành trong đám thanh niên thành thị hiện đại, họ dùng để giao tiếp với nhau như một thứ ngôn ngữ chính thống, để trao đổi thông tin và hướng đến một mục đích, đối tượng chung. Nghĩa của chúng tạo ra sẽ xa lạ với người đọc truyền thống, thể hiện sự phân chia về phạm vi sử dụng

Một trong những điểm vừa nổi bật vừa ấn tượng trong ngôn ngữ mà Hồ Anh Thái sử dụng, đó là việc sử dụng từ ngữ nước ngoài. Tiếng nước ngoài (vốn là sở trường của một nhà ngoại giao) xuất hiện với tần số cao trong mọi tác phẩm của ông. Điều đáng chú ý là Hồ Anh Thái thường chủ ý phiên âm sai hoặc theo kiểu phát âm (kiểu nói), điều này tạo nên nét đặc trưng và sự hài hước. Nhiều ví dụ như: Intơnét, imeo, chát chít [48, 49], ôkê [57, 8], mô bai [57, 11], bái bai hani [57, 32], “xú vơ nia” [57, 30], “búp phê”, “pút đinh” [57, 155], xé cần hen [53, 61], gơleri [53, 43]. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng hệ thống các từ tiếng Anh nguyên dạng như: “problem”, “snack” [56, 37], “omnipresent” [56, 47], “doubleagent” [47, 76], “chatroom” [56, 170]...

Hồ Anh Thái còn miêu tả ngôn ngữ thị dân là những tiếng chửi, từ tục. Điều này đã được ông chú ý miêu tả trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng qua lời đay nghiến của Diệu với Khuynh. Khi biết anh chàng này

có ý định chạy làng, không chịu cưới, Diệu chửi: “Đồ khốn nạn, đồ đểu, ngứa nọc châm hoa rồi chạy làng (…). Anh có biết tôi đã lẵng nhẵng đuổi theo anh, như một con chó đứt hơi không? Anh là thằng Sở Khanh mạt kiếp…” [52, 194]. Khi đã trở thành vợ chồng, không ít lần Diệu chửi Khuynh bằng thứ ngôn ngữ thô tục: “Chim cò gì, chim gái thì có. Cái con “phò ba lít” ấy sẽ không thoát được tay gái này đâu”, “Anh là ác thú chứ không phải là con người. Anh đi theo cái con đĩ rạc đĩ rài ấy, anh hắt hủi mẹ con tôi…” [52, 235]. Đặc biệt, thứ ngôn ngữ phố phường, chợ búa xuất hiện thường xuyên trên cửa miệng đám thanh niên thành thị. Chẳng hạn ngôn ngữ của đám chợ trời khi nhìn thấy Mỵ: “Con bé ngon quá. Hơi bé nhưng các chú xơi được.

Mông vú trông đều chuẩn nhưng phải dấm một vài năm nữa” [52, 95]. Thằng Cốc đối thoại với một hoa hậu: “Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào?” [53, 12]. Ngôn ngữ thằng Phũ khi bị lừa trong một lần “đi săn bò lạc”: “Đây là bong bóng cá mè, định lừa bố mày à, bố mày đi làm một quả để thi cuối năm cho son mà mày dám đưa sọt thủng…” [53, 78].

Đám thanh niên ăn chơi sa đọa, ngôn ngữ bụi bặm, thô tục đã đành. Nhưng, những người có địa vị như nhà thơ Lửa, Giáo sư đầu ngành cũng nói tục như thường, khiến cả cánh lái xe thuê phải đỏ mặt. Khi không ưng ý một ai được khen ngợi, nhà thơ Lửa nhắn tin cho nhà phê bình: “Ông ngủ với thằng ấy hay sao mà khen cứt nó thơm” [56, 99]. Đặc biệt, nhân vật giáo sư gây “sốc” khi nói: “vùng này đàn bà ngon thế mà gái góa bỏ chồng cũng phí” [56, 281]. Đó dường như là ngôn ngữ của đời sống hằng ngày của thị dân được Hồ Anh Thái bê nguyên xi vào tác phẩm.

Sử dụng những thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã bị “chế” của tầng lớp thanh niên hiện đại cũng là một đặc điểm đáng chú ý khi khảo sát ngôn ngữ theo lối thị dân. Nói về tệ nạn mại dâm, lối sống buông thả của người đô thị thời hiện đại như “Ngủ Gia Lâm, đâm Thái Hà” (hứng lên là có thể vào thuê phòng được ngay), “chó Nhật Tân, vần Hồ Tây” (ngủ nghê, ẩm thực đặc sản đất Tràng An), “giá áo lên cao giá quần tụt xuống (ăn mặc hở hang, phản cảm); chân dung của ông những ông Cốp trong xã hội hiện đại được miêu tả: “Nói có người nghe/ Đe có người sợ/ Vợ có người chăm/ Nằm có người bóp/ Họp có người ghi/ Chi có người bù/ Tù có người chạy” [56, 124], về tiêu chuẩn chọn người yêu “Một yêu anh có Senkô/ Hai yêu anh có Pơgiô cá vàng” (đồng hồ nhãn Senkô và xe máy màu cá vàng) [56, 227], “Đẹp giai đi bộ không bằng mặt rỗ đi lơ/không bằng đù đờ đi cúp/không bằng anh đụp đi xe hơi” [56, 231], lối ăn chơi: “Sáu mươi thì mới trưởng thành/bảy mươi thì mới tập tành ăn chơi/tám mươi mới bước vào đời/chín mươi thì mới tìm nơi

dạt vòm/một trăm tuổi hãy còn son” [56, 284]. Các thành ngữ @: “chán cơm thèm đất” [56, 153], “Được voi thì đòi Hai Bà Trưng” [56, 162], “Buôn hoa quả trên bàn thờ” [56, 33].

3.2.2. Khảo sát, miêu tả cách sử dụng, tổ chức câu văn

Câu là “phạm trù cơ bản của cú pháp học. Nó là đơn vị độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị hiện thực của giao tiếp được cấu tạo từ từ và ngữ theo quy luật ngữ pháp và ngữ điệu của một ngôn ngữ, là phương tiện cơ bản để hình thành, thể hiện và thông báo ý nghĩ, cảm xúc về thực tại và mối quan hệ của chúng với người nói” [24, 32].

Ở phạm trù cú pháp, trong tiểu thuyết viết về đời sống thị dân, Hồ Anh Thái cũng có nhiều sáng tạo độc đáo. Ở đây luận văn tập trung nghiên cứu phương diện cấu tạo và cách tổ chức câu văn trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Tác giả Nguyễn Thị Lương trong Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết SBC

là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái đã thống kê và thấy rằng trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột “Câu đơn chiếm số lượng lớn hơn nhiều so với câu ghép

(câu đơn gồm 6607 câu, chiếm 88,9%, câu ghép là 820 câu chiếm 11,1%). Câu đơn nhiều gấp tám lần câu ghép (…). Tiểu thuyết Cõi người rung chuông

tận thế gồm 3958 câu, trong đó có 3450 câu đơn (chiếm 87,1%) và 508 câu

ghép (chiếm 12,9%); câu đơn nhiều gấp 6,8 lần câu ghép” [32, 70]. Điều này cho thấy Hồ Anh Thái sử dụng câu văn ngắn trong tiểu thuyết ở mức độ cao.

Xét về phương diện cách thức sử dụng và tổ chức câu văn trong các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái khi viết về đời sống thị dân, luận văn thấy rằng cách tổ chức các kiểu câu trong các tiểu thuyết của ông khá linh hoạt, đa dạng. Ông sử dụng nhiều kiểu câu, nhiều cấu trúc câu như câu nghi vấn, câu cảm thán, câu đơn, câu ghép... Tuy vậy, kiểu câu phổ biến được Hồ Anh Thái sử dụng để viết về hiện thực đô thị và đời sống con người nơi đây là kiểu “câu khẩu ngữ”. Có thể hiểu, chúng là những dạng câu “không trau chuốt” (một cách cố tình), không tuân thủ theo cấu trúc ngữ pháp chuẩn mực, thông

thường, nhằm nhại lại khẩu khí, giọng điệu, cách phát ngôn của thị dân hiện đại. Người đọc khi tiếp cận với những kiểu câu như vậy thường thấy chúng rất giống với lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày, đã trở nên quen thuộc như đã có sẵn trong cảm thức của họ. Mặc dù đưa vào văn chương những kiểu câu khẩu ngữ, cách nói hàng ngày nhưng Hồ Anh Thái lại có ý thức rất cao độ về mục đích nghệ thuật của chúng. Đó là dụng ý, sự cố tình của tác giả.

Đó có thể là những kiểu câu sử dụng những “từ cửa miệng” khi trò chuyện sinh động hàng ngày, rất tự nhiên, dân dã :

“Nàng chẳng ghen. Đời nàng giai hơi bị sẵn. Hết giai này đến giai khác” [57, 96].

“Tham cho lắm vào, ác cho lắm vào, tích cóp cho lắm vào, khôn ngoan chẳng lại với giời. Người ta sướng ngầm khi thấy đối tượng xám ngoét, lẩy bẩy, rũ rượi, bò lê bò càng trên giường bệnh” [56, 66].

“Nhòm một cái. Ăn cho lắm vào, giờ thì chán cơm thèm đất nằm yên dưới ấy cho cá trê nó sục nhé”[56, 66].

“Chuyện ấy ngày nay hơi bị dễ. Thời gian địa điểm hơi bị dễ. Khách sạn nhà nghỉ mọc lên như nấm. Điều kiện cho thuê hơi bị dễ” [48, 8].

Những câu văn trên có hiện tượng lặp từ liên tục, đều là những từ sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, sử dụng khẩu ngữ khiến văn viết như văn nói.

Đặc biệt, kiểu câu “cụt”, “mất đầu”, không đầy đủ thành phần câu được tổ chức lại trong một đoạn văn, một sự sắp xếp cố ý xuất hiện khá dày đặc trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Cách nói đó quen thuộc với con người trong đời sống, không đòi hỏi đúng cú pháp mà chỉ cần diễn tả, bộc lộ được những suy nghĩ của chính mình, thể hiện nhu cầu “gọi đúng tên sự vật”:

“Mỗi người vặt lấy mấy bông hoa, vặt lấy mấy bông cũng được. Tí teo gì cũng được. Tưng bừng. Rộn ràng. Hân hoan. Hả hê” [56, 160]

“Cá lớn nuốt cá bé. Như người. Như xã hội loài người. Đứa nào yếu đứa ấy chết. Đứa nào ngu đứa ấy chết” [56, 137]

Chung cư “chất lượng cao. Thang máy. Hiện đại. Như Tây” [57, 7]. “Bắt đầu xử trảm đám đồ chơi trong nhà. Nó là đao phủ. Bọn đồ chơi là tội phạm. Chém. Chém. Chém. Thiên nga nhựa. Những con giống bằng đất nung. Búp bê vải. Con sóc có cái đuôi dài bằng bông. Chém hết” [56, 238].

Hồ Anh Thái thường sử dụng lối nói cộc lốc sắc bén và hàm súc. Nhà văn sử dụng những câu văn ngắn gọn, dồn dập, liên tiếp nhau thường chỉ gồm chủ ngữ và vị ngữ, thậm chí chủ ngữ cũng bị lược bỏ. Chính vì vậy, các câu văn chỉ có nội dung thông báo, không hề có lời bình luận thậm chí không hề có sắc thái biểu cảm. Rõ ràng, với những hiện tượng phong phú, phức tạp như đời sống thị dân, tác giả không thể dùng một thứ ngôn từ thuần khiết, trong suốt và tách bạch (dễ dẫn đến hệ quả “mô hình hoá” hiện thực theo những hình dung và đón đợi truyền thống của người đọc) mà miêu tả bởi sẽ không thể hiện được sự sinh động, đa chiều của hiện thực.

Nhà phê bình Hoài Nam nhận xét về kiểu câu Hồ Anh Thái sử dụng trong các tiểu thuyết: “Nhà văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch của đời sống, khai thác đến cùng phương diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện một cách thật nhuần nhuyễn. Tương hợp tối đa với sự phát hiện này là một kiểu văn phong bất chấp ngữ pháp tiếng Việt, câu cú xô lệch thụt thò, khi cụt lủn cộc lốc” [35].

3.2.3. Hiệu quả, tác dụng thẩm mỹ của việc sử dụng kiểu ngôn ngữ thị dân

Sự thâm nhập của ngôn ngữ đời thường, thông tục, đậm chất khẩu ngữ vào ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đem lại hiệu quả nghệ thuật đầy ấn tượng. Dường như hiện thực cuộc sống với tất cả dáng vẻ gai góc, xô bồ, phức tạp của nó đã được sống dậy một cách khách quan như nó vốn có. Xuất phát từ “khát vọng diễn đạt chân thật cái đời sống phồn tạp, đa chiều – nơi

con người là những cá nhân riêng biệt với tất cả những đa đoan, đa sự của kiếp người để nó có khi lớn lao hơn số phận mình, có khi lại nhỏ bé hơn tính người của mình, nơi cuộc tranh chấp giữa hai phần sáng tối, thiện ác không ngừng tiếp diễn – đòi hỏi một nhãn quan ngôn ngữ mới” [46,353].

Không chỉ sử dụng phương ngữ, khẩu ngữ một cách rộng rãi và phổ biến, Hồ Anh Thái còn mạnh dạn đưa vào tác phẩm của mình những từ ngữ xưa nay thường nằm trong “vùng cấm kị” của văn chương, đó là cách nói lóng, những từ ngữ “tục”, “bậy”, đậm chất “sex”... Phải chăng với tác giả, sự phá vỡ “vùng cấm” ngôn ngữ văn chương cũng chính là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần dân chủ, tự do trong sáng tạo nghệ thuật?

Việc số lượng câu đơn chiếm phần lớn trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái khi viết về đô thị và đời sống thị dân cũng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Nhiều câu ngắn, có câu chỉ gồm hai từ, thậm chí một từ. Câu văn của Hồ Anh Thái chắc nịch, nhiều khi ngắn đến mức mang lại cảm giác cộc lộc. Hồ Anh Thái đã sử dụng thành công loại câu này trong việc tạo ra những tiết tấu phù hợp với văn cảnh, cảm xúc biểu tả, nâng cao hiệu quả cảm thụ và sự thú vị cho người đọc. Đó có thể là một cách gây ấn tượng mạnh của Hồ Anh Thái với độc giả. Những câu văn ngắn được xếp liền nhau, không quá trau chuốt, giọng văn tưng tửng. Thông báo từng thông tin rất rõ ràng, đầy hiệu quả, không thừa thãi. Câu văn ngắn xếp chồng lên nhau như chính hiện thực cuộc sống vốn dĩ cũng tung tóe, rời rạc, đầy những “mảnh vỡ” như cuộc sống của con người thị dân. Chính kiểu câu này tạo giọng điệu thân mật, suồng sã, chân thực, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Các câu ngắn thường diễn đạt một cách hiển nhiên nhưng đầy chân thực về sự xô bồ, hỗn loạn, gấp gáp của đời sống xã hội. Nó bổ sung được cho chất giọng giễu nhại được tác giả chọn làm chủ âm, tạo nên tiếng cười trong các sáng tác của Hồ Anh Thái.

Nói tóm lại, qua việc khảo sát việc sử dụng từ ngữ và cách tổ chức câu văn cho thấy, ngôn ngữ Hồ Anh Thái là thứ ngôn ngữ sống động, tươi rói sự sống, gần gũi với đời sống thường nhật của con người thành thị.

Tuy vậy, ngôn ngữ của ông trong tiểu thuyết viết về đời sống thị dân với cách dùng từ, đặt câu khá mới mẻ nhiều khi cũng mang lại sự “khó chịu” nhất định cho những độc giả chưa quen với lối viết này. Những người đọc yêu

Một phần của tài liệu Đời sống thị dân trong tiểu thuyết hồ anh thái (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w