Chế độ trách nhiệm trong công ty hợp danh:

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Hộ kinh doanh - doanh nghiệp tư nhân -công ty hợp danh (Trang 31 - 32)

III. CÔNG TY HỢP DANH:

1.6.chế độ trách nhiệm trong công ty hợp danh:

Nếu như Luật DN 1999 không quy định CTHD có tư cách pháp nhân thì đến Luật DN 2005, các nhà làm luật đã quy định điều này. Với tư cách pháp lý này, CTHD thuận lợi hơn trong các quan hệ pháp luật và cũng phải chịu những trách nhiệm như các pháp nhân khác. Các nhà làm luật đã làm cho công ty HD có tài sản riêng (một trong những yêu cầu của pháp nhân) bằng cách quy định: khi thành viên góp vốn vào công ti thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty. Tuy nhiên, quy định CTHD có tư cách pháp nhân (TCPN) có ổn hay không? Hãy cùng xem xét vấn đề này.

Rõ ràng nếu quy định CTHD có TCPN thì không ổn. Theo khoản 3 điều 93 BLDS Việt Nam 2005 thì thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự cho pháp nhân xác lập, thực hiện. Trong khi đó, theo LDN thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ti. Như vậy ở đây, quy định của LDN không phù hợp với quy định của BLDS. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết đến một nguyên tắc áp dụng pháp luật là “ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành”, cho nên, ở đây, chúng ta vẫn phải áp dụng Luật doanh nghiệp. Việc quy định CTHD có tư cách pháp nhân với những bất cập trên cũng có những nguyên do sẽ được lí giải ở phần sau.

Theo thương luật CHLB Đức, các loại công ty hợp danh đều được công nhận có tư cách pháp nhân hạn chế (tư cách pháp nhân không đầy đủ) từ gần một thế kỷ nay. Chỉ có điều, cũng giống như hợp danh theo luật Anh - Mỹ, hợp danh theo thương luật Đức

cá nhân (tránh được thuế thu nhập công ti, vốn chỉ áp dụng cho công ty TNHH và công ty CP). Khác với quy định này, pháp luật Việt Nam xem hợp danh là đối tượng chịu thuế doanh nghiệp, thành viên hợp danh công ty nếu thuộc trường hợp có thu nhập cao cũng phải đóng thuế nên không tạo ra lợi nhuận đáng kể nào cho thành viên hợp danh từ góc độ Luật thuế

Tại Pháp, góc độ thuế lại là góc độ hấp dẫn làm cho mô hình này phát triển nhanh chóng (hiện nay có hơn 35.000 CTHD). Bộ Luật Thương Mại nước này quy định: CTHD không phải nộp báo cáo tài chính cho Thư ký Tòa thương mại; nếu như có sự minh bạch về thuế, CTHD không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp,các thành viên sẽ phải đóng thuế tương ứng với phần lợi nhuận mà mình thu được. Ngược lại, khi kết quả thua lỗ, mỗi thành viên chuyển vào báo cáo thu nhập của mình phần thua lỗ tương ứng của mình trong công ti. Trong một thời gian rất dài, những khoản lỗ từng loại có thể được khấu trừ trên tổng thu nhập. Vì lý do này, CTHD trở thành một công cụ kỳ diệu để đóng thuế ít hơn. Do vậy, những người bị đánh thuế cao thường là thành viên CTHD.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Hộ kinh doanh - doanh nghiệp tư nhân -công ty hợp danh (Trang 31 - 32)