Đối phó với những vấn đề liên quan tới hành vi, cư xử

Một phần của tài liệu tổng hợp các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên mầm non (Trang 37)

Dưới đây là một vài ý tưởng để đối phó với những vấn đề cư xử hay gặp. Chuyển hướng sự chú ý - Điều này khá hiệu quả đối với trẻ trước tuổi biết đi, vì chúng dễ dàng bị phân tâm. Chuyển hướng sự chú ý của trẻ khỏi một hành vi bạn không mong muốn, bằng cách thay thế bởi một đồ chơi khác hay hướng trẻ tới một hoạt động khác là cách dễ dàng để tránh xảy ra một cuộc đương đầu vô bổ với trẻ - những đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu và học từ bất cứ phương pháp nào khác.

Thời gian yên lặng - Một khoảng thời gian yên lặng có thể được sử dụng để tách một bọn trẻ đang đánh nhau, cãi nhau; hay trẻ đang quá khích. Bạn cần giải thích một cách bình tĩnh cho trẻ rằng chúng phải ngồi yên một chỗ trong vòng 3 phút (bạn có thể muốn đưa ra một khoảng thời gian yên lặng tương ứng với số năm khi tuổi của trẻ lớn dần: 1 đứa trẻ 4 tuổi thì cần 4 phút chẳng hạn). Thời gian yên lặng cho trẻ cơ hội để trở lại bình tĩnh hơn, suy nghĩ về những hành vi của chúng và nhận ra được rằng chúng không được phép để những hành vi cư xử như thế lặp lại một lần nữa.

Lờ đi những hành vi không hay - Đây là một cách hữu hiệu để đối phó nhất là với các cuộc chiến giữa anh chị em ruột và các hành vi không phù

hợp có mục tiêu chính là để gây sự chú ý. Trẻ em cần cảm thấy được chú ý, và thật quan trọng để bạn đem tới cho trẻ cảm thấy sự chú ý của mình, đặc biệt khi trẻ có hành vi tốt. Trẻ em không có đủ sự quan tâm một cách tích cực của bố mẹ sẽ cố gắng dành được sự chú ý của bố mẹ một cách tiêu cực (Ví dụ: Hét lên), điều đó thường dẫn tới các hành vi không mong đợi.

Chuyển hành vi - Bạn có thể loại bỏ hành vi không hay của bé bằng cách gợi ý một hành vi phù hợp hơn thay thế. (Ví dụ: Một đứa trẻ ném bóng vào trong nhà. Bạn có thể đặt một vài cái chai rỗng và gợi ý bé chơi trò chơi ném bowling với bóng, nhấn mạnh rằng bóng chỉ được lăn thôi.) Hậu quả - Cho phép trẻ trải nghiệm hậu quả từ hành vi của mình có thể mang lại cho bé nhiều ý nghĩa hơn bất cứ hành vi chăm sóc - giáo dục nào. Một đứa trẻ được trải nghiệm qua những hậu quả từ hành vi không phù hợp của mình thường sẽ không tái diễn hành vi đó nữa. Ví dụ: hậu quả có thể là:

• Tự nhiên - Một đứa trẻ hành động kiểu phách lối có thể phải trải qua những ngày buồn bã một mình vì bạn bè sẽ không chơi với chúng nữa. • Hợp lý - Một đứa trẻ đi xe trên phố không được phép sử dụng xe trong một giai đoạn. Hậu quả hợp lý được xử lý khi có những hậu quả tự nhiên (chẳng hạn bị xe đụng khi đi xe trên phố) có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hay sự an toàn của trẻ. Đôi khi, rất khó khăn để người trông trẻ cho phép trẻ trải nghiệm các hậu quả của hành vi của mình, nhưng đó là điều cần thiết để bé ghi nhớ điều cần học.

Giải quyết các vấn đề - Bạn có thể nói chuyện với con về lý do tại sao bé lại hành động theo cách đấy, tại sao hành vi đó là không được chấp nhận, và bé nên thay đổi hành vi theo cách nào. Ví dụ: Khi bé giận dữ, bé đóng sầm cửa, điều này sẽ làm bức tranh trên tường rơi xuống. Lần sau nếu tức giận, bé hãy tìm tới bạn để kể cho bạn biết rằng bé đang cảm thấy ra sao.

ĐỀ TÀI BẬC HỌC CŨ VÀ CÁC CHUẨN MỚI

Ngành mầm non ở nước ta đã được thành lập hơn 60 năm qua. Bên cạnh việc nuôi dạy chăm sóc trẻ, mục tiêu quan trọng vẫn được quán triệt đó là giải phóng chị em phụ nữ, tạo điều kiện để chị em tham gia công tác xã hội, tham gia lao động, sản xuất. Qua suốt hơn nửa thập kỷ, ngành đã lớn mạnh không ngừng nhưng so với các ngành học khác, nó vẫn là một "bậc học ấu trĩ" như tên gọi hồi mới thành lập.

Để hoà nhập, chúng ta cũng đang thay đổi cho phù hợp. Ngành mầm non bắt đầu nâng cao chất lượng bằng cách đưa ra các chuẩn mực: Chuẩn học sinh, chuẩn giáo viên, chuẩn trường ...Khi chuẩn mầm non 5 tuổi được ban hành, một bộ phận dân chúng và cô giáo thấy cao quá so với trẻ. Xin thưa rằng chuẩn đó chỉ tương đương với 4 tuổi ở Mĩ mà thôi. Chương trình có thể thay đổi liên tục, chuẩn thì không dễ nay sửa mai sửa. Vì vậy so với tình hình chung, các tiêu chí có vẻ ngoài tầm với một chút. Để cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn trên, có các chuẩn khác hỗ trợ, đó là chuẩn giáo viên và chuẩn trường. Hãy đọc Chuẩn giáo viên mầm non, chắc ai cũng phải trầm trồ: Giỏi thật! Vậy làm sao để có giáo viên đạt chuẩn? Cần phải có thêm chuẩn đào tạo và chuẩn đãi ngộ. Với trình độ trung cấp học 2 năm trong trường Đào tạo cô nuôi dạy trẻ, liệu các cô giáo có thể đạt chuẩn yêu cầu hay không? Muốn vậy bắt buộc các cô phải được học tập thêm và tích cực tự rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. Với

mục tiêu đề ra năm 2015, chúng ta sẽ có 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó 15% trên chuẩn là một việc vô cùng khó khăn.

Với Chuẩn trẻ 5 tuổi, để trẻ đạt chuẩn còn có một điều kiện không thể coi nhẹ, đó là số trẻ trong một lớp và đồ dùng dạy và học. Với số trẻ quá đông một lớp như hiện nay, việc truyền đạt kiến thức, kĩ năng, thái độ không thể như mong muốn. Hơn nữa, tư duy trẻ mầm non rất trực quan sinh động, không đủ đồ dùng học tập, bài dạy không thành công. Các cô giáo thời gian và khả năng có hạn, các cô chỉ có thể tự làm được một số đồ dùng dạy học mà không thể đáp ứng đầy đủ như yêu cầu của tất cả các bài dạy. Chuẩn học sinh tuy đã đề ra nhưng chưa thể theo chuẩn để đánh giá năng lực giáo viên và chất lượng học sinh như một số nước tiên tiến đang làm. Mở thêm trường, lớp, trang bị thêm cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường ngày một cao sẽ là một chi phí rất lớn. Các trường tư thục được mở ra ào ạt, tự phát và không có gì để đảm bảo trường có đủ điều kiện đạt chuẩn hay không.

Công việc của các cô giáo mầm non rất cực. Không phải chỉ là những hình ảnh đáng yêu như người ta vẫn thường thấy trên ti vi; nào hát nào kể chuyện, đọc thơ. Các cô còn kiêm luôn bảo mẫu và các công việc khác. Chăm lo từ khăn áo, giày dép tới việc vệ sinh cho các cháu, tất cả đều phải rất chỉn chu kẻo chiều đến sẽ nghe phụ huynh phàn nàn. Cô thì dạy học, cô thì xắn tay áo làm vệ sinh lớp, cọ rửa cốc, giặt khăn, lau nhà, chà toa lét, dọn dẹp giặt giũ nếu có cháu nôn, hay lỡ bậy ra quần. Vừa hết việc, lại ngồi tranh thủ nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án... Một cô giáo đang cắm cúi làm sổ sách ngẩng lên hỏi tôi: "Chị ơi, em đang viết sổ nhật kí lớp, hôm nay cháu C nó ị đùn thì viết trong sổ là "đại tiện thiếu kìm chế" hả chị?". Các cô làm những việc mà các cấp học khác không bao giờ phải làm, kết hợp hai việc có tính chất trái ngược nhau như thế khiến chất lượng công việc không cao. Hoặc là soạn giảng không đến nơi đến chốn, hoặc cọ toa lét sẽ không được "chuyên nghiệp". Nếu giáo viên thực hiện đúng chương trình thời khoá biểu, thời gian biểu sinh hoạt của trẻ, cô sẽ không có thời gian soạn giảng hay làm đồ dùng dạy và học. Vậy là giờ học của cháu được bớt xén hoặc cô sẽ phải đem về nhà làm. Đa phần các cô tranh thủ làm buổi trưa khi các cháu ngủ. Làm giáo viên mầm non là suốt cả ngày không bao giờ ngơi tay hoặc ngơi... miệng. Giáo viên mầm non còn luôn đứng trước sự đe dọa rủi ro nghề nghiệp. Học sinh ngã, sưng tím, khâu vá, ngậm nuốt hột hạt v.v... vô vàn các tai nạn rình rập xung quanh đứa trẻ. Dù cô giáo có bản lĩnh và kinh nghiệm nuôi dạy trẻ vững vàng đến đâu cũng khó có thể nói cứng được. Nếu may mắn thì mọi chuyện to thành nhỏ, nhỏ thì cho qua. Nếu không may, cô có thể mất việc hoặc chịu các hình thức kỉ luật khác. Bởi vậy, không ít giáo viên biến lớp học thành nơi nuôi nhốt trẻ cho... an toàn.

Một việc mà không thể không nói tới, đó là sự đãi ngộ đối với giáo viên mầm non. So với giáo viên phổ thông, các cô giáo mầm non quá thiệt

thòi. Một ngày lao động ở trường không bao giờ thấp hơn 9 tiếng đồng hồ. Đó là chưa kể đến những ngày cháu này cháu khác bị gia đình quên không đón khiến cô giáo phải ở lại cùng. Lương quá thấp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đời sống giáo viên. Tốt nghiệp trường Cao đẳng, cô giáo được lĩnh gần một triệu mỗi tháng. Cộng thêm tiền phụ cấp bán trú mỗi tháng thu nhập của cô mới tăng thêm 300 đến 500 ngàn đồng. Đó là ở các trường thành phố, chưa nói đến vùng nông thôn. Với thu nhập hơn một triệu trong những năm đầu làm giáo viên, liệu có bao nhiêu người coi đó là một công việc hấp dẫn? Bao nhiêu người trụ được để chờ tăng lương? Vấn đề thiếu giáo viên đã và sẽ luôn là vấn đề bức xúc trong ngành mầm non nếu không có chế độ đãi ngộ hợp lí.

Giờ học với kidsmart!

Thông thường, khi nói đến kidsmart, mọi người đều nghĩ rằng, đó là trò chơi và đơn giản chỉ để cho bé chơi, thư giãn ngoài giờ học. Thậm chí có các trường tổ chức riêng một phòng kidsmart cho trẻ vui chơi. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng kidsmart đơn giản chỉ là trò chơi thì chưa phát huy hết tác dụng của phần mềm kidsmart.

Câu hỏi đặt ra: ngoài việc cho trẻ chơi với phần mềm kidsmart thì giáo viên còn có thể làm gì?

Ngoài việc tổ chức cho trẻ hoạt động với kidsmart vào các giờ chơi, giáo viên còn có thể ứng dụng kidsmart để xây dựng các trò chơi, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho giờ học của trẻ. Tuy nhiên ngoài việc tổ chức vui chơi và ứng dụng đồ chơi, trò chơi từ kidsmart, giáo viên có thể tổ chức hoạt động trực tiếp từ kidsmart trong giờ học.

Vậy, giáo viên sẽ tổ chức giờ học với kidsmart như thế nào?

Chúng ta có thể sử dụng kidsmart như là một phương tiện dạy học.

Trong một hoạt động theo chủ đề, đề tài của trẻ thì thường bao gồm nhiều hoạt động. Mỗi hoạt động có thể giúp trẻ một lĩnh vực nào đó. Để tổ chức các hoạt động, ngoài việc soạn kế hoạch tổ chức, giáo viên còn phải làm giáo cụ dạy học cho cả cô và trẻ. Việc sử dụng trực tiếp kidsmart sẽ không chỉ giúp cho giờ học sinh động, thu hút, hấp dẫn trẻ và kích thích trẻ hào hứng, chủ động tham gia hoạt động mà còn giúp giảm bớt giáo cụ cho giáo viên.

Ví dụ: khi cho trẻ làm quen với sắp xếp thứ tự về kích thước 3 đối tượng. Giáo viên có thể mở sẵn ngôi nhà millie, căn phòng của bé Xíu, bé Vừa và bé Bự. Sau khi cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài, giáo viên có thể cho trẻ tập trung trước màn hình máy tính (đi xem phim) và mở căn phòng lên cho trẻ.

Với âm thanh sôi động, cùng với các lời chỉ dẫn, giáo viên có thể cho bé lên thực hiện trực tiếp trên máy tính, các bé ở dưới quan sát và nhận xét xem điều gì xảy ra khi bạn thực hiện.

Sau khi một số trẻ đã thực hiện xong, các bé sẽ rút ra kết luận về mối tương quan về kích thước giữa các đối tượng. Một phương pháp vừa học, vừa thực hành và tự rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học một các nhanh chóng và nhớ lâu hơn.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể làm những đồ dùng giống như trong chương trình và chuyển qua chế độ yêu cầu, trẻ lắng nghe yêu cầu trên máy tính và thực hiện.

Với phương pháp học vừa trực quan sinh động, vừa giúp trẻ được làm quen với máy tính thông qua việc thao tác trực tiếp trên máy tính sẽ giúp trẻ vừa tiếp cận với các phương tiện công nghệ thông tin, vừa giúp cho giờ học sôi nổi và mang lại hiệu quả cao hơn với các phương pháp trực quan bằng hình ảnh bình thường.

Mặt khác, với kidsmart không đòi hỏi giáo viên phải có trình độ vi tính mà chỉ cần giáo viên biết khởi động máy tính, biết sử dụng một số chức năng cơ bản và biết sử dụng phần mềm kidsmart. Điều này hầu như giáo

viên nào cũng chỉ cần làm quen một vài lần là có thể thực hiện được. Không chỉ với toán học, kidsmart bao gồm nhiều ngôi nhà, cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau mà chỉ cần một chút linh động và sáng tạo, giáo viên có thể xây dựng cho mình kế hoạch tổ chức dạy học cả năm học với kidsmart mà vẫn thu hút trẻ và tạo nên giờ học sinh động, đạt hiệu quả cao trong dạy và học.

VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI

Việc chơi trò chơi đóng vai là một trong những cách mà qua đó ngôn ngữ có thể được dạy và học. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một số những bí quyết để thực hiện trò chơi đóng vai thành công nhằm giúp cho những đứa trẻ sắp đến trường cơ hội được học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trò chơi đóng vai là một hoạt động tự nhiên dành cho những đứa trẻ thích thú với môi trường xung quanh gần gũi của chúng, con người trong cuộc sống và đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ví dụ, đứa trẻ sống trong một gia đình, khi trẻ được mua một con búp bê thì trẻ sẽ rất thích được "giả bộ làm mẹ", đút cho búp bê ăn và thay tã cho búp bê.

Các chuyên gia đều có sự nhất trí chung rằng việc chơi trò đóng vai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ví dụ, chuyên gia Angela Uchoa Branco từ trường đại học Brasilia, Brazil nói rằng, "Tầm quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ là một điều rất đáng ghi nhận."

Một chuyên gia khác, Arve Gunnestad, đã mô tả việc chơi trò đóng vai giống như là một "lộ trình quý giá để học tập" trong bài trình bày của cô tại buổi học thường niên lần thứ 3 bàn về vấn đề mạng lưới đào tạo giáo viên tại các trường mầm non và vấn đề phát triển trường mầm non ở Nam Phi.

Ở một góc độ của việc đóng một vai trò nào đó, có rất nhiều cơ hội dành cho trẻ em chưa đến tuổi đến trường trong việc phát triển những kĩ năng sau:

Kĩ năng xã hội - Học tập cách giao tiếp với những đứa trẻ khác Phát triển ngôn ngữ - Học từ mới

Kĩ năng xúc cảm - Học cách xử lý những xúc cảm có thể nảy sinh trong quá trình đóng vai ví dụ như sợ hãi lúc bị tiêm thuốc khi đóng vai là một bệnh nhân.

Những kĩ năng thực tế - Học cách thực hiện những nhiệm vụ thiết thực trong khi bắt chước các hoạt động chẳng hạn như trải bàn cho buổi ăn tối hoặc chuẩn bị thức ăn.

Gần đây nhất, theo Doris Berger, tác giả của quyển sách The Role Of Pretend Play in Children's Cognitive Development, thì việc chơi trò chơi giả bộ được cho là một sự phát triển tăng tốc của lý thuyết trình bày mang

Một phần của tài liệu tổng hợp các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên mầm non (Trang 37)