Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng của mình để họ mua chứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho các khoản vay đó. Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do ngân hàng ứng trước tiền thanh toán. Đến kỳ hạn thanh toán, khách hàng phải hoàn trả đủ số gốc và lãi cho ngân hàng. Trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ phát mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ.
Nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư : ở một số TTCK, pháp luật còn cho phép các NHTM được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, NHTM cử đại diện của mình để quản lý quỹ, sử dụng vốn và tài sản của quỹ để đầu tư vào chứng khoán.
IV) Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường chứngkhoán khoán
1. Trên thị trường sơ cấp.
a) Vai trò phát hành:
Nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, nhu cầu vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu của các NHTM là rất lớn. Cho đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM chưa phải là hoạt động thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, đợt phát hành trái phiếu tăng vốn vừa qua của Ngân hành Ngoại thương (NHNT) đã chứng tỏ mối quan tâm lớn của thị trường đối với trái phiếu ngân hàng, đặc biệt là các NHTM hoạt động tốt có uy tín. Nhằm phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, yêu cầu về mở rộng quy mô vốn của các NHTM càng đặt ra bức thiết. Việc các NHTM phát hành trái phiếu có ý nghĩa quan trọng: một mặt, nó góp phần tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán, mặt khác nó là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
b) Vai trò đầu tư trực tiếp:
Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và công trái là do NHTM mua. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.
c) Vai trò phân phối, bảo lãnh phát hành:
Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính, trong đó có các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với tư cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers) hoặc bảo lãnh phát hành. Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ. Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ còn được chào bán qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống các đại lý sơ cấp. Việc hình thành hệ thống đại lý sơ cấp với sự tham gia của các NHTM sẽ góp phần đẩy nhanh và hiệu quả qúa trình phân phối trái phiếu Chính phủ.
2) Trên thị trường thứ cấp.
Với vai trò là trung gian trên thị trường, các NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ sau:
a) Kinh doanh trái phiếu:
Mới đưa vào hoạt động từ tháng 8/2005, hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT với 13 đối tác là các NHTM và các công ty chứng khoán đã có những kết quả hết sức khả quan. Tính đến hết năm 2005, tổng doanh số
giao dịch đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó chiếm phần lớn là hoạt động bán mua lại (chiếm khoảng 2.670 tỷ đồng, tức là khoảng 99%). Do vậy có thể thấy rõ ràng hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT thực chất là hoạt động chiết khấu, tạo thanh khoản cho thị trường. Bện cạnh đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có tiềm năng phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức thật sự chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa của hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường chứng khoán tập trung.
b) Sản phẩm phái sinh:
Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.
c) Cho vay chứng khoán:
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.