MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA CÁC CHỦ ĐỀ MÔN THỦ CÔNG KĨ

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN 2 - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT pdf (Trang 32 - 34)

TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA CÁC CHỦ ĐỀ MÔN THỦ CÔNG. KĨ THUẬT.

Hoạt động 4

Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Thủ công, Kĩ thuật, anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

1.Liệt kê một số hoạt động có thể tổ chức lồng ghép GDTKNL.

2. Trình bày nội dung và cách tổ chức các mô đun. Mỗi tổ chọn 1 mô đun và trình bày cách tổ chức thực hiện (5 tổ).

Thông tin phản hồi cho hoạt động 4

1. Gợi ý một số hoạt động giáo dục lồng ghép tiết kiệm năng lượng ngoài các bài học. ngoài các bài học.

- Tái sử dụng rác thải để làm đồ chơi - Sử dụng chất đốt trong nấu ăn - Xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu

- Tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng.

- Tham quan tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng điện ở địa phương. - ...

2. Nội dung và cách tổ chức một số hoạt động tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ngoài bài học. SDNLTK&HQ ngoài bài học.

Các hoạt động giáo dục SDNLTK&HQ ngoài các bài học (đã trình bày ở phần trên) là các hoạt động mang tính cộng đồng. Các hoạt động này được thực hiện trong mối quan hệ cộng đồng. Trong đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có vai trò hết sức quan trọng. Các hoạt động này nên tổ chức theo nhóm. Một nhóm học sinh sẽ có các kĩ năng bù trừ, chung một mục đích, chung trách nhiệm. Sự hợp tác của từng thành viên trong nhóm sẽ đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động.

Một hoạt động dù đơn giản hay phức tạp đều cần có ý tưởng, mục tiêu rõ ràng và hình thức thực hiện phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao.

Thiết kế một hoạt động theo những điểm cơ bản sau:

1. Tên hoạt động: Xác định rõ tên hoạt động, thường thể hiệ mục tiêu hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động cần đạt được.

2. Mục tiêu: Nêu rõ các sản phẩm phải làm được.

3. Thời gian dự kiến: cần xác định và phân bố thời gian thích hợp. 4. Chuẩn bị:

- Địa điểm hoạt động.

- Các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết. 5. Các bước tiến hành.

7. Tài liệu tham khảo. 8. Gợi ý cho người sử dụng.

Ví dụ minh họa về thiết kế hoạt động Hoạt động: Tái sử dụng rác thải I. Mục tiêu:

- Thấy rõ lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm năng lượng qua việc tái sử dụng rác thải.

- Làm được một số đồ chơi từ việc tái sử dụng rác thải.

- Tuyên truyền, vận động gia đình trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường từ việc phân loại, tái sử dụng rác thải.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN 2 - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - MÔN THỦ CÔNG, KĨ THUẬT pdf (Trang 32 - 34)