Giaỉ pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng khách sạn Sông Hồng Thủ Đô

Một phần của tài liệu 126 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân tại nhà khách hồ côn sơn hải dương (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4 Giaỉ pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng khách sạn Sông Hồng Thủ Đô

sạn Sông Hồng Thủ Đô

3.4.1 Các kiến nghị với Cơ quan chức năng

- Bộ văn hóa thể thao và du lịch cần tiếp tục đưa ra những giải pháp, chính sách chiến lược và các hoạt động quảng bá tuyên truyền cho Du Lịch Việt Nam trên các đoạn thị trường, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế nhằm duy trì thị trường đã có, mở rộng thị trường mới, tạo nguồn khách cho cả nước. Số lượng khách tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống tăng và từ đó ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng sẽ phát triển.

- Giữ vững và phát huy những nét đẹp nghệ thuật văn hóa ẩm thực Việt Nam để giới thiệu cho du khách trên toàn thế giới biết đến. Thường xuyên mở các cuộc triển lãm về nghệ thuật ẩm thực cũng như tham gia các cuộc triển lãm nghệ thuật ẩm thực trên thế giới để có cơ hội giới thiệu về nét đẹp ẩm thực Việt Nam.

- Nên có những quy định chặt chẽ và những tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khách sạn, nhà hàng, thường xuyên kiểm tra để đánh giá tiêu chuẩn đạt được ở mỗi nhà hàng- khách sạn. Thành lập Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đi vào hoạt động có hiệu quả, cụ thể hóa các chính sách bảo vệ người tiêu dùng bao gồm nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân và các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng khác.… để điều chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Cần có các chính sách xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

3.4.2 Giải pháp đối với nhà hàng

a.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí

Trong những năm trước, do chưa sử dụng vốn một cách hợp lý nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do vậy, trong năm 2009 và những năm tiếp theo, công ty đề ra phương hướng phải luôn luôn đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh, đầu tư đúng mục đích, đồng thời phải tiết kiệm vốn. Trong kinh doanh nhà hàng nói chung và kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng, nếu muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải xác định được nhu cầu về vốn ở từng thời kỳ kinh doanh, xác định được cơ cấu vốn hợp lý, tăng công suất sử dụng tài sản cố định, tăng cường bảo quản, sửa chữa kịp thời để kéo dài thời gian sử dụng vốn cố định, tăng nhanh mức luân chuyển vốn lưu đông.

Để tăng lợi nhuận trong kinh doanh dịch vụ nhà hàng thì ngoài việc tăng doanh thu đến mức tối đa thì còn phải có giải pháp để giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế khi gắn với chất lượng phục vụ. Cách thức mà bộ phận kinh doanh dịch vụ nhà hàng của khách sạn Sông Hồng Thủ Đô thực hiện tiết kiệm chi phí trong thời gian tới là:

- Tất cả các kế hoạch đầu tư vào kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải dựa trên quan điểm đầu tư để phục vụ kinh doanh tốt hơn. Tránh đầu tư không đúng mục đích gây lãng phí tiền của.

- Chi phí lao động là một trong những chi phí chủ yếu của nhà hàng, do đó vấn đề giảm chi phí chính là giảm bớt nhân lực cho nhà hàng. Đây không phải là một biện pháp dễ dàng thực hiện vì quản lý nhân lực trong nhà hàng là cả một nghệ thuật. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý cần phải hoàn thiện cơ cấu cán bộ công nhân viên, tính toán sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, khả năng phục vụ khách trong các mùa vụ để không lãng phí nguồn lao động.

b. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách. Song nhà hàng không được tự hài lòng với mình mà phải thường xuyên đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra ấn tượng mới trong lòng khách và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong giao dịch với khách hàng cũng như để quản lý quy trình cung ứng dịch vụ tại nhà hàng còn nhiều hạn chế, ví dụ như tại bộ phận lễ tân, là bộ phận cần thực hiện công việc nhanh gọn, chính xác thì còn nhiều khâu vẫn thực hiện thủ công, máy móc.

Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đaị, đồng bộ, đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả không những giúp nhân viên các bộ phận đảm bảo quá trình tác nghiệp phục vụ khách nhanh gọn, chính xác mà còn tạo sự hài lòng cho khách hàng. Khách đến với nhà hàng không chỉ muốn được ăn ngon mà họ còn muốn được thưởng thức cái đẹp, thưởng thức nghệ thuật… Nhà hàng có kiến trúc đẹp, không gian dành riêng cho nhà

hàng và bar, tuy nhiên cần phải bố trí sắp xếp lại một số chỗ cho phù hợp, đặc biệt là khu vực quầy bar sao cho hấp dẫn hơn, tạo vẻ ấm cúng, lãng mạng và gần gũi với thiên nhiên.

c. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và tăng năng suất lao động

Đối với ngành kinh doanh nhà hàng- khách sạn chất lượng phục vụ tuyệt hảo mang lại cho khách hàng chủ yếu là do kết quả lao động sống của nhân viên phục vụ mà không thể thay thế bằng máy móc hay cơ khí hóa được. Do nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách nên yêu cầu về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp phải tốt.

- Theo định kỳ một năm hai lần, nhà hàng nên tổ chức mời các chuyên gia về giảng dạy tại nhà hàng để nâng cao trình độ quản lý cho các tổ trưởng và tổ phó của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống và bồi dưỡng về nghiệp vụ phục vụ, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp cho các nhân viên phục vụ tại bàn, bar.

- Cần có chính sách khen thưởng kịp thời như: mỗi năm nhân viên được hưởng tối thiếu 13 tháng lương, ngoài ra nhân viên còn được thưởng theo năng suất, thưởng hoàn thành tốt công việc, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỷ niệm thành lập nhà hàng. Từ đó sẽ khuyến khích động viên nhân viên cố gắng làm việc có trách nhiệm, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề. Đồng thời phải có hình thức xử phạt xứng đáng đối với những nhân viên làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình vi phạm nội quy của nhà hàng.

- Cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề như: đầu bếp tài năng, phục vụ bàn chuyên nghiệp… cho nhân viên trong phạm vi công ty, đồng thời khuyến khích nhân viên tích cực tham ra các cuộc thi tay nghề do Tổng cục du lịch tổ chức như “Đầu bếp tài năng Việt Nam”, “Hội thi chế biến các món ăn dân tộc Việt Nam”... Qua đây nhân viên có thể biết được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình đạt ở mức nào, động viên tinh thần cho các nhân viên để họ thấy yêu thích công việc của mình hơn.

Để tăng hiệu quả kinh doanh thì một trong những vấn đề mà nhà quản lý quan tâm là phải làm sao để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên một thực tế tại nhà hàng là nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh này vẫn làm việc chưa hết khả năng của mình và chưa sáng tạo, một số nhân viên còn ỷ lại công việc, điều này dẫn đến hiệu quả lao động không cao. Để tăng năng suất lao động nhà hàng cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

- Đi sâu tổ chức lao động theo tổ, theo đội để áp dụng triệt để nguyên tắc khuyến khích vật chất để quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm kinh tế. Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tổ, đội còn phải giải quyết nhiệm vụ khác như: củng cố kỷ luật lao động, nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong lao động.

- Có chế độ thưởng, khoán, phạt rõ ràng thì mới kích thích lao động tốt hơn.

- Thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội phù hợp với luật lao động. Hàng năm nhà hàng thực hiện các chương trình thăm quan nghỉ mát và may đồng phục cho nhân viên.

d. Tiếp thu ý kiến khách hàng, thường xuyên kiểm tra quá trình hoạt động

- Việc kiểm tra thường xuyên quá trình cung cấp dịch vụ để đưa ra những điều chỉnh hướng tới mục tiêu cuối cùng là duy trì và đảm bảo chất lượng dịch vụ theo định hướng mong muốn. Với sự kiểm tra thường xuyên, nhà hàng có thể thấy được những điểm hợp lý và bất hợp lý hay bất cập của quá trình cung ứng dịch vụ để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Việc kiểm tra thường xuyên cũng tăng cường tính tự giác của nhân viên, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Công việc cần làm để triển khai giải pháp này là khách sạn cần lập một bộ phận chức năng để làm nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ theo quy đinh chung, phản ánh lại với lãnh đạo cấp trên tình hình hoạt động để có những giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế.

- Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, giải quyết những phàn nàn, khiếu nại của khách hàng là việc làm không thể thiếu của các cơ sở cung ứng dịch vụ nhà hàng. Trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, chất lượng dịch vụ được tính bằng hiệu số giữa sự cảm nhận thực tế và kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Khi khách hàng có sự phàn nàn, không vừa ý, nghĩa là ít nhiều họ cảm nhận rằng thực tế chất lượng dịch vụ được cung ứng chưa đạt tới những gì họ kỳ vọng. Bên cạnh đó, việc tiêu dùng dịch vụ được diễn ra ngay tại cơ sở cung ứng dịch vụ, bởi vậy khách hàng đòi hỏi yêu cầu của họ phải được đáp ứng ngay, và việc được giải quyết phàn nàn một cách nhanh chóng và thỏa đáng là một cách để khách hàng thấy rằng cơ sở kinh doanh dịch vụ đó luôn sẵn sàng làm cho khách hàng được vừa lòng nhất, một biều hiện của đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Khi thực hiện giải pháp này, nhà hàng có thêm một kênh thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ. Về các công việc phải thực hiện, cần phải chú ý lắng nghe, ghi chép thông tin phản hồi từ khách hàng. Cần đề cao văn hóa và nghệ thuật tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng, cần tỏ ra đồng cảm và chia sẻ với khách hàng, phải có cách giải thích hợp lý, xử lý khéo léo trong thời gian nhanh nhất. Cần có những biện pháp để khách hàng bình tĩnh trình bày những phàn nàn của mình, tránh gây ảnh hưởng đến những khách hàng xung quanh, khi bản thân nhân viên giao tiếp hoặc người phụ trách không xử lý được tình huống này thì cần kiến nghị lên cấp trên để có cách giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng nhất. Nhà hàng cần tạo điều kiện tối đa để khách hàng lúc nào cũng có thể thể hiện ý kiến đánh giá của mình với nhà hàng. Sổ ghi ý kiến, bộ phận thường trực và ngay cả nhân viên của từng bộ phận tham gia cung ứng dịch vụ

luôn phải trở thành các đầu mối tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng, qua đó để nhà hàng có thể giải quyết kịp thời hoặc ghi nhận những đóng góp ấy nhằm hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng, tiến hành các điều chỉnh cần thiết.

Một phần của tài liệu 126 giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân tại nhà khách hồ côn sơn hải dương (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w