Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệ p bản quyền:

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô ppt (Trang 27 - 32)

Phối hợp tốt giữa các cơ quan để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của nước ngoài tại Việt Nam. Cần tránh tâm lý bảo vệ, nương nhẹ các doanh nghiệp trong nước vì cái lợi nhỏ trước mắt không bù được những tồn thất lâu dài về lòng tin của các đối tác đang lắm giữ công nghệ đối với hiệu lực của pháp luật, đối với độ rủi ro của môi trường kinh doanh...

Phương hướng lâu dài là phải cho các tài sản trí tuệ giá trị thực hiện trên thị trường của nó. Điều này có thể gây thêm một chút cho các cơ quan, doanh nghiệp, những cái lợi cơ bản làm cho mọi người trong xã hội biết thấy hết được giá trị to lớn của "chất xám", biết nâng niu quý trọng tài sản vô hình, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho công việc sáng tạo của công nghệ của riêng mình, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính

3.1 Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế:

Đưa nhanh vào áp dụng luật thuế giá trị gia tăng để tránh trùng lặp thuế, khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ, nhập công nghệ mới tạo ra giá trị tăng cao.

Cho phép các doanh nghiệp áp dụng linh hoạt chế độ khấu hao.

Có chính sách khuyến khích chi tiêu các loại chi phí "tích cực" nhằm tăng cường năng lực công nghệ nội sinh của từng doanh nghiệp bởi năng lực công nghệ quốc gia xuất phát từ năng lực công nghệ của từng doanh nghiệp.

Có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế đối với một số doanh nghiệp được coi là trọng điểm đối với sự nghiệp phát triển công nghệ của quốc gia (chẳng hạn

như các doanh nghiệp áp dụng công nghệ ưu tiên, tư vấn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ).

Miễn, giảm thuế với những ưu đãi đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài đem vào Việt Nam công nghệ thật sự tiên tiến, hoàn thành chuyển giao các mức cao hơn của năng lực công nghệ như kiến thức - kỹ năng cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm...

3.2 Kinh phí dành cho các hoạt động R&D và chuyển giao công nghệ.

Kinh phí hàng năm cho R&D và chuyển giao công nghệ phải được tăng dần (trong đó kinh phí cho R&D ít nhất phải đạt 1,5 - 2% GDP) theo hướng kết hợp ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hàng năm Nhà nước công bố danh mục các dự án phát triển nhập công nghệ mới kêu gọi vốn. Doanh nghiệp nào muốn áp dụng, thử nghiệm công nghệ mới hoặc muốn thu lợi từ việc bán bản quyền công nghệ (nếu thành công) có thể tham gia góp vốn cổ phần từ đầu (áp dụng nguyên tắc góp vốn đầu tư trong phát triển nhập công nghệ mới).

Lập một quỹ phát triển công nghệ, hoạt động trên nguyên tắc cấp tín dụng theo dự án đặt dưới sự lãnh đạo và giám sát của các Hội đồng quản trị bao gồm đại diện của một số cơ quan và tổ chức có liên quan. Một phần của quỹ này sẽ được sử dụng vào việc hỗ trợ các dự án đầu tư trong nước có chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ một sóo công ty, xí nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế) tăng mức vốn góp của bên Việt Nam để có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài (đương nhiên việc hỗ trợ phải được thực hiện theo một quy chế chặt chẽ để vốn từ quỹ này chỉ được sử dụng cho những trường hợp có đủ các điều kiện cần thiết).

4. Bảo vệ môi trường:

Nhanh chóng cụ thể háo các quy định của luật bảo vệ môi trường đã được ban hành, triển khai những biện pháp cụ thể đã được dự kiến, như: thu phí (thuế) bảo vệ môi trường: nâng cấp, gia tăng quyền hạn, cải thiện điều kiện làm việc cho cơ quan thanh tra môi trường.

Có chính sách về ưu đãi cụ thể về tín dụng, miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp nào thực hiện cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường đạt mức tiên tiến hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên tư vấn, kinh doanh các dịch vụ chuyển giao công nghệ về môi trường, sản xuất các thiết bị bảo vệ môi trường.

Giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa hiệu quả tài chính (lợi ích ngắn hạn) khi nhập công nghệ - thiết bị cũ (có giá rẻ hơn, công nghệ có thể đã cũ cả về nguyên lý nhưng mới được sản xuất, thời gian khai thác còn dài, phù hợp với các điều kiện tiếp nhận công nghệ của Việt Nam...) với các yêu cầu nghiên ngặt về bảo vệ môi trường (lợi ích dài hạn) theo hướng có định hướng ưu tiên trong từng vùng địa lý, từng lĩnh vực trong từng thời gian.

5. Phát triển nguồn nhân lực

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực đều cho thấy sự thiếu hụt, yếu kém của lực lượng quản lý, cán bộ kỹ thuật trong nước là nguyên nhân hàng đầu cản trở việc nhập khẩu và tiếp thu công nghệ mới (Malaysia, Thái Lan, Indonesia mỗi năm vẫn thiếu hàng chục ngàn kỹ sư - kỹ thuật viên).

Tiếp tục cải cách hệ thống đào tạo và R&D theo hướng gắn liền nghiên cứu đào tạo - sản xuất. Đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cải tiến giáo trình, phương pháp, tăng cường đào tạo các kiến thức và kỹ năng kinh doanh theo hướng hiện đại để có thể "nói cùng một ngôn ngữ" với các đối tác nước ngoài...

Nhanh chóng nghiên cứu các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách huy động sự góp vốn của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài cho hoạt động đào tạo: chẳng hạn như mỗi doanh nghiệp khi tuyển dụng một kỹ sư - cử nhân mới ra trường đều phải nộp một khoản vào ngân sách đào tạo chung, hoặc cho từng trường.

Tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để thu hút một số chuyên gia Việt Kiều có thể yên tâm về nước sống, làm việc, tham gia đào tạo nhằm chuyển giao một số công nghệ mà ta đang cần nhưng không thể có được bằng các con đường khác

Sớm tổ chức hoặc khuyến khích, hỗ trợ thành lập một số trung tâm tư vấn đủ mạnh về chuyển giao công nghệ, trung tâm đào tạo những kiến thức cơ bản về đàm phán, ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ, về quản trị kinh doanh, về giám sát quá trình chuyển giao công nghệ, định giá công nghệ v.v...

Cần có thái độ và các biện pháp tỉnh táo hơn khi đề cập đến "nguy cơ chảy máu chất xám tại chỗ" (tình trạng người Việt Nam làm việc cho các văn phòng, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam). Đứng ở góc độ chuyển giao công nghệ, người Việt Nam làm việc trong các chi nhánh là cơ hội để học hỏi được một số yếu tố cốt lõi của công nghệ nước ngoài (kể cả quản lý). Kinh nghiệm làm việc của các nước trong khu vực cho thấy: những người nước sở tại làm việc trong chi nhánh nước ngoài sau một thời gian học hỏi được những bí quyết công nghệ, tích luỹ kinh nghiệm có xu hướng tách ra thành lập công ty riêng hoặc lại tham gia hữu hiệu trong các công ty trong nước (những công ty thành công nhất của Singapo hiện nay trong lĩnh vực điện tử, tin học đều được thành lập bởi những người Singapo đã có một thời gian làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng có chi nhánh tại Singapo).

KẾT LUẬN

Công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ của Việt Nam. Được xây dựng trên nền tảng là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sử dụng lao động thủ công là chính, năng suất thấp, hiệu quả thấp, vốn đầu tư thiếu thốn, ngành cơ khí chế tạo quá thô sơ và có trình độ kỹ thuật công nghệ yếu kém cùng hệ thống hạ tầng nghèo nàn, việc phát triển công nghiệp ôtô gặp rất nhiều khó khăn. Cân nhắc đến các lợi thế và yếu điểm của mình, chính phủ Việt Nam đã xác định con đường thích hợp nhằm mục tiêu lâu dài là xây dựng một ngành công nghiệp ôtô độc lập của riêng mình: khuyến khích các hãng ôtô nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, đặc biệt là trong hợp đồng liên doanh phải có hợp đồng chuyển giao công nghệ và chương trình nội địa hoá sản phẩm.

Hoạt động chuyển giao công nghệ ôtô từ nước ngoài vào Việt Nam đã có những kết quả nhất định. Ngành công nghiệp ôtô được nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và lắp ráp, trang thiết bị tiên tiến hơn, làm tăng số lượng, chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm ôtô và phụ tùng ôtô

Tuy nhiên, cần nhận thất một thực trạng là hoạt động chuyển giao công nghệ còn rời rạc, nội dung công nghệ được chuyển giao có hàm lượng khoa học công nghệ thấp, và những hoạt động của ngành công nghiệp ôtô hiện nay thì chưa thể gọi là sản xuất mà chỉ là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, thực hiện một số các

công đoạn sản xuất đơn giản như hàn, sơn và tinh chỉnh xe ôtô mà thôi. Bên cạnh đó, chương trình nội địa hoá sản phẩm được thực hiện thiếu tập trung với hiệu quả chưa cao, và dẫn đến kết quả tất yếu là tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm ôtô rất thấp. Ngoài ra, Việt Nam còn có những điểm chưa hoàn thiện trong các chính sách về đầu tư nước ngoài, quản lý và khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ cũng gây nên những khó khăn cho hoạt động chuyển giao công nghệ ôtô vào Việt Nam

Bởi vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước cần sửa đổi các chính sách một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp ôtô nói chung và hoạt động chuyển giao công nghệ trong ngành nói riêng. Nếu trong thời gian tới, chúng ta tìm ra và thực hiện được các giải pháp để tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ ôtô từ nước ngoài vào Việt Nam một cách có hiệu quả thì chắc chắn công nghiệp ôtô hiện nay còn đang ở dạng tiềm năng sẽ thực sự phát triển, trở thành ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu tham khảo

Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp- Phan Xuân Dũng chủ biên- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Cẩm nang chuyển giao công nghệ APTT- Nhà xuất bản Khoa học & kỹ thuật.

Một số trang web: http://www.i-tsc.vn http://www.moit.gov.vn

http://toyotavn.com.vn …

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô ppt (Trang 27 - 32)