XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (Trang 31)

Trong thời đại hiện nay, sức mạnh và những tác dụng của CNTT ngày càng được khẳng định. việc ứng dụng CNTT trong dạy học là điều cấp thiết. Qua quá trình tìm hiểu và trải nghiệm với phần mềm Lecturemaker, tác giả thấy đây là một phần mềm thiết kế BGĐT chuyên nghiệp rất phù hợp với quá trình đổi mới PPDH hiện nay. Tác giả xin kiến nghị đối với nhà trường trung học phổ thông như sau:

- Về việc cung cấp trang thiết bị cho việc giảng dạy BGĐT

Hiện nay đa số các trường THPT còn ít máy chiếu, dẫn đến tình trạng mặc dù GV đã đầu tư thiết kế BGĐT nhưng khả năng đăng kí được phòng máy để lên lớp vào thời gian phù hợp tiến độ bài dạy là rất khó khăn. Do đó, phải chờ tiết sau, thậm chí tuần sau. Vì thế mong rằng các trường sẽ trang bị thêm phòng máy để đáp ứng nhu

cầu đổi mới PPDH của GV. Có thể không thực hiện ngay một lúc, nhưng mỗi năm nên trang bị thêm từ 1 đến 2 cái, để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường.

- Về việc đào tạo kĩ năng tin học cho đội ngũ GV

Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao trình độ tin học cho GV. Nhiều GV muốn sử dụng CNTT vào việc dạy học nhưng kĩ năng tin học còn hạn chế, và cũng không có thời gian đi học tại các trung tâm bên ngoài. Phần khác, các trung tâm cũng chỉ dạy tin học một cách phổ thông chứ không đi sâu vào chuyên môn sư phạm.

- Về tập huấn phần mềm Lecturemaker

Bộ GD - ĐT và cục CNTT đã tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán ở các trường, nhưng quá trình bị dừng lại khi về tới các trường phổ thông, chỉ một số GV tham dự lớp tập huấn mới nắm bắt được phần mềm và cách sử dụng. Vì vậy ngay sau mỗi đợt tập huấn của Bộ, nhà trường nên cử các thầy cô được tham gia tập huấn hướng dẫn lại cho toàn thể GV trong trường.

- Về giáo dục HS

Hiện nay phần lớn HS học vì điểm số, các em chỉ muốn học theo cách nào nhanh nhất và đạt điểm số cao nhất mà chưa quan tâm đến việc tự học, tự trau dồi kiến thức… Vì vậy GV cần có nhiều hình thức hỗ trợ các em tự học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập.

Hy vọng những đề xuất trên được thực hiện, việc thiết kế và sử dụng BGĐT sẽ không còn là vấn đề khó khăn với GV. HS sẽ cảm thấy yêu thích môn học và đạt kết quả học tập tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP Tp HCM.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của người học, Trường ĐHSP Tp HCM.

3.Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đăng Quang…(2006), Giáo trình Ứng dụng CNTT vào dạy học, tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Tin học trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phó Đức Hoà, Ngô Quang Sơn (2008). Ứng dụng CNTT trong DHTC, NXB Giáo dục TP HCM.

5. Nguyễn Hoài Nam (2010), “Bài giảng điện tử với Lecturemaker”, Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Trường ĐHSP TP HCM (2009), Hướng dẫn tổ chức hội thi thiết kế hồ sơ bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

7.Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Thanh Bình

–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––––

Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

Họ và tên tác giả: Trần Nguyên Hoài ; Chức vụ: Bí thư đoàn trường

Đơn vị: Trường THPT Thanh Bình Lĩnh vực:

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ... 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực

khác: ... 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1.Tính mới

-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 

-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2.Hiệu quả

-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 

-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành hiệu quả cao 

-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 

-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3.Khả năng áp dụng

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.

Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN Trần Nguyên Hoài XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Trần Anh Nhật Trường THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTUREMAKER TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w