Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp với đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử bài 20” (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn) (Trang 28)

II. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ THÀNH VĂN KẾT

2.3.2.Phương pháp thực nghiệm

Trước hết tôi tiến hành trao đổi với GV, làm rõ những nội dung, phương pháp và yêu cầu của giáo án thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, tôi yêu cầu GV giảng dạy theo giáo án bình thường mà thầy cô vẫn lên lớp (chúng tôi chọn cùng một GV dạy giáo án thường và giáo án thực nghiệm). Khi GV tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi cùng các GV bộ môn tham gia dự giờ để quan sát tiến trình bài học và không khí lớp học.

Kết thúc tiết học, trước hết chúng tôi tiến hành trao đổi với GV cùng dự giờ để xin ý kiến của họ về nội dung, phương pháp của tiết học. Đồng thời, chúng tôi cũng trao đổi với HS để nắm bắt ý kiến của các em về bài học, những thay đổi trong nội dung, phương pháp giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Sau đó, chúng tôi kiểm tra kết quả nhận thức kiến thức bài học của HS ở cả lớp đối chứng và thực nghiệm để làm cơ sở đánh giá mức độ kiến thức, kĩ năng mà các em đạt được sau bài học.

2.3.3. Thực nghiệm cụ thể

Theo giới hạn của đề tài này chỉ ứng dụng trong bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954))

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

BÀI 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUÔC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC(1953-1954)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức : Giúp học sinh:

- Phân tích được hoàn cảnh dẫn đến âm mưu và thủ đoạn mới của Pháp và can thiệp Mĩ thể hiện trong kế hoạch Nava.

- Trình bày và phân tích được những nét chí`nh của chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

2. Về tư tưởng :

- Khắc sâu lòng căm thù TDpháp – Mĩ và tay sai.

- Tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng – Bác Hồ.

3.Về kỹ năng :

- Củng cố cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh gía các sự kiện, biết sử

dụng các loại đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo khi học tập.

- Củng cố kĩ năng xâu chuỗi các sự kiện để khái quát, nhận định, đánh gía sử dụng tranh ảnh, bản đồ LS.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :

- GV : SGK 12, SGK GV, tranh ảnh, lược đồ, tư liệu …..

- HS : SGK 12, tranh ảnh, lược đồ, tư liệu ….. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC :

1/ Ổn định, kiểm diện: 2/ Kiểm tra bài cũ:

+ Chiến địch Biên Giới thu – đông 1950? + Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng?

3/ Giảng bài mới :

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP – MĨ

Ở ĐÔNG DƯƠNG : KẾ HOẠCH NA-VA.

1/ Hoàn cảnh:

- Ta : Qua 8 năm, lực lượng lớn mạnh,

vùng giải phóng mở rộng.

- Pháp : Sau 8 năm thiệt hại nặng nề :

39 vạn quân bị loại khỏi vòng chiến, vùng chiếm đóng thu hẹp, chi phí chiến tranh tăng vọt...

=> Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh nên 7/5/1953 Pháp cử Nava làm Tổng chỉ huy quân đội Đông Dương, thực hiện kế hoạch Nava trong 18 tháng nhằm giành thắng lợi quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2/ Nội dung: Chia làm 2 bước :

- Bước 1 (thu đông 1953 và xuân 1954) phòng ngự ở miền Bắc, tấn công Trung bộ và miền Nam, xây dựng đội quân cơ động mạnh.

- Bước 2 (thu đông 1954) chuyển lực lượng ra Bắc bộ, giành thắng lợi quyết định buộc ta đàm phán, kết thúc chiến tranh.

=> Nội dung chính là tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.

3/ Biện pháp :

- Tập trung ở ĐBBB 44 tiểu đoàn cơ động mạnh (84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương).

- Càn quét bình định vùng chiếm đóng. - Mở cuộc tấn công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa.

II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954

Hoạt động : Cá nhân

PV: Kế hoạch Nava ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?

- HS theo dõi SGK kết hợp với những kiến thức đã học ở bài trước để trả lời

GV sử dụng bảng niên biểu Mĩ viện trợ cho pháp trong chiến tranh ở ĐD (phụ lục 18)

Hoạt động : Cả lớp – cá nhân

- GV phát vấn : em hãy rút ra điểm chính của kế hoạch Nava?

- HS dựa vào phân tích nội dung để trả lời

- GV chốt ý: Tập trung binh lực, xây dựng lực lượng cơ động mạnh là điểm chính, mấu chốt của kế hoạch Nava

VÀ CHIẾN DỊCH LS ĐIỆN BIÊN PHỦ.

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.

a/ Chủ trương, kế hoạch của ta :

- Tập trung lực lượng tấn công vào hướng quan trọng mà địch tương đối yếu để tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai.

- Chủ động phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện tiêu diệt chúng.

b/ Các cuộc tấn công chiến lược.

- 12/1953 ta tấn công và giải phóng Lai Châu, Pháp tăng viện cho ĐBP => ĐBP là nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp. - Đầu 12/1953 liên quân Lào – Việt, tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhét và Xênô, buộc Pháp phải tăng viện cho Xênô => Xênô – 3

- Tháng 1/1954 liên quân Lào – Việt, tấn công Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp tăng viện cho LuôngPhabang và Mường Sài =>Luông Phabang và Mường Sài – 4

- 2/1954 ta giải phóng Kontum, uy hiếp Plâycu, địch tăng viện cho Plâycu => Plâycu – 5

=> Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

a/ Âm mưu của địch:

- Có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp – Mĩ tập trung xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 16200 tên, 49 cứ điểm và 3 phân khu :

+ Phân khu Bắc (Độc Lập - Bản Kéo) + Phân khu trung tâm (Mường Thanh) + Phân khu Nam (Hồng Cúm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ĐBP là khâu chính của kế hoạch Nava và là “pháo đài bất khả xâm phạm”

Hoạt động : Cá nhân

PV: Để đối phó với âm mưu mới của Pháp – Mĩ trong kế hoạch Nava ta nên đưa ra chủ trương kế hoạch như thế nào ?

- HS đưa ra câu trả lòi

- GV nhân xét - bổ sung và chốt ý

- GV sử dụng phụ lục 3 để HS hiểu chủ trương, kế hoạch của ta cùng kết hợp sơ đồ về phương hướng chiến lược và cuộc tiến công đông – xuân 1953 – 1954 của ta. (phụ lục 11) và Lược đồ hình thái chiến trường trong đông - xuân 1953 – 1954 (phụ lục 17)

GV sử dụng tư liệu miêu tả về vị trí chiến lược của ĐBP (phụ lục 7) Cùng kết hợp Sơ đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (phụ lục 7) Hoạt động : Cá nhân

PV: Nêu cách bố trí cứ điểm ĐBPhủ?

- GV cho HS quan sát lược đồ và lên bảng chỉ

- GV chốt ý : Sau bốn tháng chiếm đóng, Pháp biến Điện Biên thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Lực lượng của Pháp ở đây có đến 16.200 quân gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh với 40 khẩu pháo 105 ly và 155 ly, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 10 chiếc, 1 đại đội xe vận tải hàng trăm chiếc, 1 phi đội không

b/ Chủ trương của ta :

- Ta chọn ĐBP là điểm quyết chiên chiến lược với Pháp theo tinh thần : « Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng ».

- Ta huy động một lực lượng chuẩn bị cho chiến dịch, vận chuyển hàng chục nghìn tấn vũ khí, LTTP, đào hàng trăm km đường hầm...

c/ Diễn biến : Chia làm 3 đợt :

- Đợt 1 (13 → 17-3-1954): Ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Đợt 2 (30-3 → 26 - 4 -1954): Ta tiến công các cứ điểm phía Đông khu Trung tâm như E1, D1, C1, C2, A1 . . Mĩ viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử.

- Đợt 3 (1 → 7 - 5 -1954): Ta đồng loạt tấn công khu Trung tâm và phân khu Nam, chiều 7/5 tướng Đờ-cat-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu bị bắt sống.

d/ Kết qủa: Ta loại 16.200 tên (có 1

thiếu tướng), bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí.

e/ Ý nghĩa:

- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta thắng lợi.

III. HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG.

1. Hội nghị Giơ-ne-vơ.

- 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước

quân.

GV sử dụng Sơ đồ giải thích vì sao cả ta và Pháp đều chọn ĐBP làm điểm quyết chiến chiến lược (phụ lục 12)

PV: Ở đợt 1 hành động anh dũng của anh Phan Đình Giót là gì?

Anh Phan Đình Giót đã lấy than mình lấp lỗ châu mai. (phụ lục 5) Cùng kết hợp Sơ đồ tập đoàn cứ diểm ĐBP (phụ lục 15)

GV sừ dụng tư liệu tường thuật diễn biến trận tấn công vào sở chỉ huy của địch tại ĐBP (phụ lục 8) Cùng kết hợp hình ảnh các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đứng trên nắp hầm của Tướng Đờ Ca- xtơri (phụ lục 9) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động : Cả lớp

GV trình bày hoàn cảnh triệu tập Hội nghị

Liên Xô – Anh – Pháp – Mĩ họp tại Béc-lin đã thỏa thuận việc triệu tâp một hội nghị lập lại hòa bình về Đông Dương.

- 8/5/1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương họp. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn dự hội nghị, khi quân ta vừa giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ.

- 21/7/1954, Hiệp định được kí kết.

2. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

a/ Nội dung:

- Tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. - Các bên ngừng bắn, lập lại hòa bình. - Các bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. - Ở Việt Nam: Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào 7/1956.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí và những người kế tục họ.

b/ Ý nghĩa:

- Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp song chưa chọn vẹn. - Pháp buộc chấm dứt chiến tranh và rút quân

- Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh.

IV.NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI - Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 – 1954).

1. Nguyên nhân thắng lợi.

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng

Hội nghị Giơnevơ (phụ lục 10)

Hoạt động : Cả lớp – cá nhân - GV giúp HS nắm được những nội dung chính của Hội nghị, sử dụng Sơ đồ nội dung Hiệp định Giơnevơ (phụ lục 16) - GV đặt câu hỏi : Em có nhận xét gì về Hiệp định Giơnevơ ? - HS suy nghĩ trả lời - Gv chốt ý Hoạt động : Cả lớp – cá nhân

PV: Theo em cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là theo những nguyên nhân nào ?

đầu là Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn, sáng tạo.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết. - Hậu phương rộng lớn.

- Sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

- Sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác.

2. Ý nghĩa lịch sử.

- Chấm dứt chiến tranh xâm lược, ách thống trị của Pháp trong gần 1 thế kỉ. - Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn CM XHCN.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của CNĐQ. - Góp phần tan rã hệ thống thuộc địa và cổ vũ PTGPDT ở Á – Phi – Mĩ la tinh.

- GV nhận xét và chốt ý :

Kết hợp phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến

PV: Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét và chốt ý : + Đối với dân tộc

+ Đối với quốc tế

4/ Củng cố :

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ : Một nước thuộc địa nhỏ yếu đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình – dân chủ - XHCN thế giới

5/ Dặn dò:

Học bài. Chuẩn bị thi Học kì I

2.3.4. Kết quả thực nghiệm

+ Lớp thực nghiệm: 12B1, số học sinh là 40, hiện diện làm bài 40/40 + Lớp đối chứng: 12B12, số học sinh là 40, hiện diện làm bài 40/40 + Kết quả: tần số (f), phần trăm (%) Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 - 8,9 điểm) Trung bình (5 – 6,9 điểm) Yếu (3 – 4,9 điểm) Kém (< 3 điểm) f % f % f % f % f % Lớp thực nghiệm 9 22.5 19 47.5 12 30 0 0 0 0 Lớp đối chứng 7 17.5 16 40 17 42,5 0 0 0 0

Qua bảng trên ta thấy hiệu quả rất cao, các em đều nắm bài rất tốt. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hai lớp này không nhiều, bởi vì các lớp trong trường có đầu vào cao, chia lớp với học lực khá đồng đều.

KẾT LUẬN

Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay nói riêng, việc áp dụng các phương pháp mới để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử là việc làm cần thiết. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có nhiều phương cách, trong đó việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam rất cần thiết và có tầm quan trọng đối với nhận thức lịch sử của học sinh .Nó là cơ sở để giúp HS hiểu sâu sắc, chân thực hiện thực khách quan và tính chân lí của kiến thức lịch sử, giúp HS trong việc tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về bức tranh quá khứ, là chiếc cầu nối giữa “quá khứ” và “hiện tại”.

Việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy lịch sử có tầm quan trọng rất lớn. Nó không những hỗ trợ cho HS về mặt nhận thức lịch sử mà còn mang ý nghĩa giáo dục và phát triển cao, tạo được không khí học tập sôi nổi, gây sự hưng phấn cho việc học tập của HS. Đồng thời bài giảng của GV sẽ phong phú, hấp dẫn hơn, sẽ phát huy được tính tích cực của HS trong học tập nếu GV biết cách vận dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đồ dùng trực quan quy ước trong giảng dạy và có biện pháp sư phạm thích hợp.

. Thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay, một số GV vẫn chưa có nhận thức đúng về chức năng của sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đồ dùng trực quan quy ước, việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đồ dùng trực quan quy ước chưa thường xuyên và còn lúng túng trong việc xác định các biện pháp để sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đồ dùng trực quan quy ước cho HS. Thực trạng trên

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp với đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử bài 20” (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn) (Trang 28)