NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN TẠI ĐƠN VỊ VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÃ HỌC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3 (Trang 48)

2.1 Các phương pháp phân tích thể tích

 Chuẩn độ để xác định các chỉ tiêu kim loại bằng EDTA ở môi trường pH khác nhau

 Xác định điểm tương đương khi dung dịch chuyển màu

 Vô cơ hóa mẫu bằng axit

 Các thao tác đã được học qua như: cách lọc dung dịch bằng giấy lọc, cách định mức chính chính xác dung dịnh khi chuyển vào bình định mức.

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 3.1 Công đoạn tham gia:

Trong quá trình lao động thực tế tại trung tâm kỹ thuật 3, đựợc trực tiếp tiến hành phân tích kiểm tra các chỉ tiêu thử nghiệm cũng dựa trên cơ sở lý thuyết chung mà chúng em đã được học tại môn hoá phân tích và các môn học ở trong trường. Nhưng khi được làm việc tại trung tâm thì việc xác định các chỉ tiêu thử nghiệm được tiến hành trên các trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với các tiêu chuẩn phương pháp kiểm nghiệm tân tiến sẽ cho kết quả một cách nhanh và độ chính xác cao.

Về phần lý thuyết nền tảng đã được trang bị tên ghế nhà trường nhưng khi đi vào thực tế kiểm tra mới nhận thấy bản thân còn thiếu sót nhiều điểm như kĩ năng chưa thành thạo, một số máy móc tiên tiến chưa được tiếp cận trong quá trình học nên chưa biết sử dụng. Nhưng qua thực tế làm việc được sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng em đã biết sử dụng thêm nhiều máy móc phân tích, kĩ năng thí nghiệm được hoàn thiện và nâng cao. Qua đó em nhận thấy mình cần củng cố và tìm hiểu để nâng cao thêm kiến thức về phân tích các chỉ tiêu.

3.2. Kiến thức đã được trang bị, phù hợp

 Môn học hóa phân tích và thí nghiệm hóa phân tích đã trang bị cho em các kiến thức về phương pháp phân tích thể tích như xác định một số chỉ tiêu hóa học bằng phương pháp chuẩn độ

3.3. Kiến thức chưa được trang bị hoặc chưa đầy đủ

Những kiến thức chưa được trang bị đầy đủ đó là kỹ năng sử dụng và vận hành một số loại máy móc dùng trong kiểm nghiệm như:

- Máy quang phổ tử ngoại – khả kiến (UV –VIS) - Máy quang phổ phát xạ Plasma (ICP.OES)

- Máy sắc ký khí ghép khối phổ kỹ thuật thời gian bay (GC – TOF MS), đầu dò FID

- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với đầu do UV – VIS, DAD - Máy xác định nguyên tố (C, H, O, N)

- Thiết bị phân tích phổ huỳnh quang tia X – XRF Spectrometer - Máy sắc ký khí (GC) với đầu dò FID.

- Thiết bị xử lý mẫu bằng vi ba - Máy đo sức căng bề mặt - Máy chuẩn độ điện thế

- Máy chuẩn độ Karl Fiso với lò sấy.

3.4. Những kiến thức cần bổ sung để hoàn chỉnh

Những kiến thức về kĩ năng làm thí nghiệm, nhất là với các thiết bị hiện đại. Nếu không có máy móc thiết bị để sử dụng thực tế khi học thí nghiệm thì cần giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên biết cách thức sử dụng.

Bổ sung thêm kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy trong quá trình học tập

CHƯƠNG 3. TỰ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ

1. CÔNG ĐOẠN THAM GIA TRONG THỜI GIAN ĐI LAO ĐỘNG THỰC TẾ 1.1 Yêu cầu cần có để làm được công việc:

 Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để hỗ trợ cho công việc

 Khả năng đọc hiểu tài liệu tốt

 Khả năng tư duy để nắm bắt công việc nhanh

 Thao tác khi tiến hành phải khéo léo để tạo sự tin tưởng cho người trực tiếp hướng dẫn

1.2. Các kiến thức cần có để đạt hiệu quả cao trong công việc

 Những kiến thức đã được học qua ở trường lớp như: hóa đại cương, thí nhiệm hóa đại cương, hóa phân tích, thí nghiệm hóa phân tích…

 Các tiêu chuẩn để xác định các chỉ tiêu hóa học trong xi măng theo TCVN 141:2008, ASTM C114:2003…

 Một số quyển sách liên quan như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bùi Văn Chén – kỹ thuật sản xuất xi măng portlang – ĐHBK Hà Nội 1992

 Nguyễn Thị Mùi – giáo trình hóa học phân tích định tính và định lượng – ĐHSP Đà Nẵng

 Bộ môn silicat ĐHBK Hà Nội – giáo trình công nghệ sản xuất thủy tinh

 Học hỏi và ghi nhận những kiến thức từ người hướng dẫn, bạn bè, thầy cô…

1.3. Những điều hay, khoa học trong công đoạn, bộ phận được tham gia

- Qua 4 tháng lao động thực tế tại trung tâm đo lường kỹ thuật 3, em đã đúc kết được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp cận

với những công cụ và trang thiết bị hiện đại ở trung tâm đã cho em được mở mang tư duy và và khả năng sáng tạo cho bản thân.

- Việc tổ chức trong công việc rất khoa học, cách thức sử dụng nguồn nhân lực cho hiệu quả làm việc cao.

- Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học.

2. VỀ NGHỀ NGHIỆP BẢN THÂN

2.1. Những nhận định về ngành nghề chuyên môn của bản thân sau thời gian lao động thực tế lao động thực tế

- Sau thời gian làm việc tại trung tâm đặc biệt là được làm với đúng chuyên nghành đã học em đã có cơ hội áp dụng tất cả những kiến thức đã được học trên giảng đường vào công việc thực tế. Đồng thời được làm quen và học hỏi những kiến thức thực tế trong môi trường làm việc thực tiễn em cảm thấy rất yêu thích công việc nghề nghiệp mình đã chọn và dày công học tập.

- Đem lại nguồn cảm hứng và niềm say mê trong công việc.

- Ý thức được tầm quan trọng của công việc đối với lợi ích chung của trung tâm nên bản thân càng cố gắng học hỏi thêm nhiều kiến thức mới về ngành nghề.

- Suốt 4 năm học tập em luôn cố gắng học tập và nghiên cứu bài vở hết mình, hoàn thành tốt chương trình học nên có một nền tảng kiến thức về ngành nghề tương đối vưng chắc. Chính vì vậy bản thân em luôn tự tin trong công việc liên quan tới ngành học dù làm việc trong bất kì môi trường công ty nào.

2.2. Những chuyên môn hay kỹ năng làm việc đã học hỏi được sau thời gian lao động thực tế lao động thực tế

- Thao tác nhanh nhẹn, cẩn thận của các kiểm nghiệm viên

- Kĩ năng sử dụng các máy móc hiện đại được nâng cao, khả năng làm các thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu chuyên nghiệp và chính xác hơn.

- Học hỏi thêm được kiến thức quản lý, kinh nghiệm sống và làm việc từ các anh chị trong công ty.

3. VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ NHÂN, ĐỒNG NGHIỆP, TỔ, BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY TRONG CÔNG TY

Trong phòng thử nghiệm hóa gồm có các mảng thử nghiệm, các ban, bộ phận… khác nhau. Các mảng thử nghiệm có các kiểm nghiệm viên chính, những bộ phân như mô tả mẫu, nhận mẫu, chuẩn bị mẫu,… Có những người đứng đầu, chuyên lo về những vấn đề này. Những kiểm nghiệm viên có những chuyên môn sâu về phần mình kiểm nghiệm, những người đứng đầu trong các bộ phận thì có những chuyên môn của riêng họ. Tuy nhiên, giữa các mảng thử nghiệm và các bộ phận luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoat động. Vì nếu thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận làm cho tiến độ công việc bị chậm và không thuận lợi và có thể gây ra chậm thời gian hợp đồng hẹn với khách hàng.

Những điều trên có thể nhận thấy rõ ví dụ như: Nếu thiếu kiểm nghiệm viên trong mảng thử nghiệm gây ra các chỉ tiêu khách hàng gởi không kịp thời gian trả phiếu thử nghiệm.

4. VỀ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA CÔNG TY

Các qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các qui định về phòng cháy chữa cháy... rất cần thiết đối với người lao động làm việc trong điều kiện mệt nhọc, độc hại. Đối với bản thân các cá nhân trong cơ quan phải nghiên cứu kỹ các qui định về an toàn lao động trong từng nội dung công việc cụ thể.

5. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ THU NHẬN ĐƯỢC SAU KHI KẾT THÚC ĐI LAO ĐỘNG THỰC TẾ LAO ĐỘNG THỰC TẾ

5.1. Những công việc đã làm được và những thu hoạch sau thời gian lao động thực tế thực tế

Trải qua 4 tháng lao động thực tế ở trung tâm, dưới sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị, em đã nắm bắt hầu như toàn bộ những phương pháp phân tích các chỉ tiêu liên quan đến mảng thử nghiệm mà em lao động thực tế.

5.2. Những công việc chưa làm được và sự hỗ trợ của GVHD

- Một số thiết bị hiện đại chưa sử dụng thành thạo vì trong quá trình học và thực hành tại trường sinh viên chưa được thực hành với những máy móc thiết bị hiện đại do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thời lượng thực hành chưa nhiều.

- Bước đầu trong thời gian lao động thực tế, do có nhiều bỡ ngỡ về mặt kiến thức và môi làm việc nên không thể tránh khỏi thiếu xót dù là nhỏ nhất. Nhưng nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là cô Từ Phan Nam Phương đã cập nhập thông tin cung cấp cho em tài liệu về cơ sở lý thuyết, những vấn đề chuyên môn còn vướng mắt trong quá trình lao động thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.3. Những kỹ năng được nâng cao qua quá trình lao động thực tế

 Kỹ năng đọc tài liệu

 Kỹ năng tư duy

 Kỹ năng thực hành thao tác thành thạo

KẾT LUẬN

Bước khởi đầu trong quá trình lao động thực tế của em còn nhiều bỡ ngỡ nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của các anh chị ở PTN Hóa giúp em củng cố kiến thức, rèn luyện, học hỏi và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân từ những sai sót trong quá trình lao động thực tế vì thực hành là sự vận dụng tốt các điều đã học và cần phải học hỏi thêm.

Trong quá trình lao động thực tế và viết báo cáo em còn vấp phải nhiều thiếu sót kính mong các thầy cô góp ý để hoàn chỉnh hơn.

Sau cùng, em xin chân thành gởi lời cám ơn chân thành đến PTN Hóa, đặc biệt là Cô Thuận là cô hướng dẫn trực tiếp của em ở PTN Hóa, Cô Khôi Nguyên giáo viên hướng dẫn của em. Kính chúc Cô và các anh chị sức khỏe và làm việc tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thủ tục đảm bảo sức khỏe và an toàn trong thí nghiệm - TTTN04 [2]. Thủ tục kiểm soát môi trường thí nghiệm - TTTN05

[3]. Phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học của xi măng theo TCVN 141:2008 [4]. Phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học của xi măng theo ASTM C114:2003 [5]. Bùi Văn Chén – kỹ thuật sản xuất xi măng portlang – ĐHBK Hà Nội 1992

[6]. Giáo trình hóa học phân tích định tính và định lượng – Nguyễn Thị Mùi – ĐHSP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3 (Trang 48)