8. Bố cục của đề tài
3.2 Giọng điệu
Khái niệm giọng điệu nghệ thuật là khái niệm siêu ngôn ngữ. Giọng điệu bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm, thái độ của người cầm bút trước đối tượng được nhắc tới. Tìm hiểu thơ vịnh sử không thể bỏ qua đặc điểm giọng điệu nghệ thuật.
3.2.1 Trước hết giọng điệu chủ đạo trong hầu hết những sáng tác vịnh sử của Nguyễn Khuyến là giọng điệu ca ngợi, cảm hứng khâm phục, ngưỡng mộ các tài danh trong lịch sử. Giọng điệu này xuất hiện ở 17/18 (chiếm 94,4%) bài
thơ. Điều này cho thấy, Nguyễn Khuyến chỉ hướng về những lịch sử đẹp, những tấm gương sáng là chính. Ông ít để tâm tới những gương tối, gương mờ. Có một bài duy nhất thể hiện giọng điệu phê phán là bài Vịnh Trần Hậu Chủ.
Giọng điệu ngợi ca biểu hiện rõ trong cách lựa chọn những nhân vật để vịnh. Đó là các nhân vật khác nhau: Võ tướng tài danh anh hùng, là nho sĩ, là nhà thơ, là tăng lữ, là liệt lữ, nhưng ở họ đều khiến Nguyễn Khuyến cảm phục.
Nhà thơ ngợi ca cái kì lạ của Thánh Gióng; ca ngợi người phụ nữ anh hùng như Trưng Vương mà bọn giặc phải hổ thẹn bởi giới “yếm khăn”; ông ca ngợi Tống Trân nhỏ tuổi anh hùng xuất chúng; ca ngợi Tô Hiến Thành bề tôi trung thành, can trường; ca ngợi Trần Hưng Đạo cái thế lừng danh; ca ngợi Trương Hán Siêu uyên bác kinh bang tế thế; ca ngợi Huyền Quang “siêu quần” và không vướng tục trần gian; ca ngợi Vũ Thị Thiết son sắt một niềm trinh tiết…
Từ những vần thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến, người đọc thấy những hồi ức sáng đẹp về dân tộc, về tâm hồn, về con người Việt Nam làm rạng rỡ văn hiến.
Giọng điệu ca ngợi bộc lộ rõ qua ngôn ngữ thơ ca được chọn lọc để khắc họa “chân dung” nắm được “hồn cốt” nhân vật đề vịnh. Chẳng hạn, để nói về nhân vật Thánh Gióng ba năm im lặng, nhà thơ ví von bằng ẩn dụ đắt giá: “Tam tải tiềm long” (Ba năm rồng còn ẩn mình); Lý Ông Trọng có dáng vóc khổng lồ. Điều này giống như dáng vóc những nhân vật trong thần thoại người Việt. Nguyễn Khuyến chọn cách diễn đạt: “Thiên túng nam giao trác bất quần” (Ông là người trời giáng xuống cõi Nam, vĩ đại không ai bì kịp). Quả là người thường ai có được sự khổng lồ như Lý Ông Trọng. Tấm lòng của Trưng Vương được Nguyễn Khuyến ghi nhận là “Xích tâm ưu quốc” và so sánh “nỗi như đàm”. Nhấn mạnh tới vị trí trụ cột của Tô Hiến Thành, Nguyễn Khuyến dùng cách diễn đạt: “Trụ thạch nguyên thần thiết thạch
can”… cứ như thế, 18 bài thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến gọi đúng người, gọi đúng hồn cốt, đúng tài danh, đúng công trạng của từng nhân vật lịch sử.
3.2.2 Ngoài giọng điệu ngợi ca, Nguyễn Khuyến cũng thể hiện giọng điệu phê phán. Giọng điệu phê phán thường được tác giả đứng trên quan niệm lý tưởng của Nho giáo và đặc điểm Nho giáo để bình luận nhân vật. Giọng điệu này xuất hiện không nhiều nhưng vẫn bộc lộ rõ qua bài Vịnh Trần Hậu Chủ, Vịnh Nhạc Vũ Mục, Điếu Đặng Tất, Đề Vũ Thị từ.
Khi vịnh về đế vương Trần Hậu Chủ, Nguyễn Khuyến đã lên án phê phán mạnh mẽ một hôn quân chỉ biết ăn chơi, xa xỉ không màng đến triều chính “Đạt đán hàm ca hứng bất cô” (Rượu hát say sưa thâu đêm suốt sáng không chán), vịnh về Nhạc Phi, tác giả phê phán Tần Cối vì đố kị với Nhạc Phi mà năm lần bảy lượt tìm cách hãm hại, khiến cho sự nghiệp của người anh hùng phải dở dang, uống phí: “Thập tải hùng tâm nhất nhật không” (Tấm hùng tâm trong mười năm trời, một ngày uổng hết). Nhà thơ cũng phê phán vua Giản Định vì nghe lời gièm pha của lũ nịnh thần mà khiến kẻ tôi trung thành như Đặng Tất phải chết oan: “Giản Định hà năng thành đại sự” (Vua Giản Định sao có thể làm nên việc lớn?); Vịnh về Vũ Thị Thiết một người phụ nữ thủy chung son sắt, Nguyễn Khuyến phê phán người chồng ích kỉ, nhỏ nhen hồ đồ nghe lời con trẻ chưa rõ thực hư đã nghi oan người vợ của mình:
“Ngu phu bất biện vô căn bảng” (Người chồng ngu không phân biệt được lời gièm pha vô căn cứ). Như vậy, có thể thấy bên cạnh giọng điệu ngợi ca, giọng điệu phê phán xuất hiện khá nhiều trong những bài thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến.
3.3. Hình ảnh
Hình ảnh trong chùm thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến mang cái nhìn tỉnh táo, khách quan nhưng đầy thuyết phục thể hiện qua những chi tiết, sự
kiện có thật của con người lịch sử. Điều này, làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho những bài thơ.
Viết về những nhân vật trong lịch sử, trong quá khứ, Nguyễn Khuyến có những cảm nhận nhạy bén và khách quan, từ đó mượn những hình ảnh của thiên nhiên để tô vẽ cho nhân vật của mình. Điều đó, lý giải cách tiếp cận mới mẻ trong chùm thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến, vừa như một sự tiếp tục truyền thống lại như một sự sáng tạo. Đặc biệt, ông đã mượn hình ảnh thiên nhiên để thể hiện sức mạnh của con người lịch sử:
Uy thôn ủy giới kình vô lãng
(Oai vũ khắp sông nước, cá kình không gây nổi sóng)
Vịnh Lý Thiên Vương Sức mạnh của Lý Ông Trọng sánh ngang hình ảnh của con cá kình vùng vẫy trên sóng nước, mạnh mẽ, oai hùng khiến cho quân giặc khiếp sợ, người đời phải thán phục. Viết về những nhân vật anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, Nguyễn Khuyến còn mượn hình ảnh của những con chim đại bàng:
Đại bằng phong lực chí vân tiêu
(Như chim đại bàng được sức gió, chí vượt tầng mây)
Đề Tống Trân Mộ Trong chùm thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến, còn có những hình ảnh về những địa danh cụ thể để miêu tả những chiến công hiển hách, những thất bại trong chiến tranh. Đó là đài Cô Tô:
Hà thời mi lộc đáo Cô Tô
(Bao giờ hươu nai đến được đài Cô Tô)
Vịnh Trần Hậu Chủ Hay những hình ảnh chim sẻ, cây quạt để nói lên tài ứng xử nhanh trí của con người:
Hiến danh ký áp Cao Ly đảo, Tước giải hoàn giao tể tướng ngu.
(Việc chính danh cái quạt áp đảo sứ Cao Ly,
Lời giải thích về giống chim sẻ làm rõ cái ngu của Tể tướng)
Vịnh Mạc Trạng Nguyên Có thể thấy, Nguyễn Khuyến đã khéo léo, nhạy bén khi sử dụng khá nhiều hình ảnh để vịnh các nhân vật của mình. Đặc biệt trong việc dùng những hình ảnh thiên nhiên để nói lên sức mạnh của con người. Con người lịch sử qua cảm nhận của ông đều mang phong vị của con người quê hương đất nước, tuy có xuất hiện nhân vật mang phẩm chất không tốt nhưng chỉ là hi hữu. Tất cả còn lại đều mang vẻ đẹp về sức mạnh phi thường, về tài trí hơn người, về nhân cách cao đẹp và cả những phẩm chất quý giá của con người, đều được Nguyễn Khuyến khắc họa rõ nét thông qua những hình ảnh cụ thể.
3.4. Điển tích, điển cố
Điển tích, điển cố đóng vai trò khá quan trọng trong văn học Trung đại Việt Nam. Dùng điển tích, điển cố, người xưa không chỉ vận dụng nó như một phương tiện diễn đạt mà còn thể hiện vốn kiến thức dồi dào về lịch sử, văn học, văn hóa, xã hội, kinh nghiệm sống. Nhìn lại nền văn học quá khứ, điển tích, điển cố thực sự chiếm lĩnh một vai trò và thể hiện một chức năng quan trọng. Có những giai đoạn, điển cố là phương tiện hàng đầu và hữu hiệu cho người cầm bút. Từ tác giả của những bài thơ, bài văn, đến những nhà ngoại giao, chính khách, thậm chí kẻ đi học cũng tự trang bị cho mình vốn kiến thức trong nhiều năm đèn sách để có thể dùng điển tích, điển cố. Nguyễn Khuyến là một nhà nho đỗ đại khoa trong triều Nguyễn , với học vấn uyên bác, trong các sáng tác thơ văn, ông cũng sử dụng khá nhiều điển tích, điển cố.
Trước hết, khi viết về sự ra đời và xuất hiện phi thường của bậc thánh nhân Đổng Thiên Vương:
Ba năm r ng náu, đời còn chưa biết
Dịch”, nói về bậc thánh nhân còn ẩn dật chưa ra giúp đời. Cả câu ý nói, đến năm 3 tuổi, cậu bé làng Gióng vẫn chưa biết nói cười.
Khi viết về bề tôi trung thành như Tô Hiến Thành, Nguyễn Khuyến chọn những điển cổ rất gần với thời đại của nhân vật đó:
Bốn bức tranh chỉ gây thêm tai họa mầu b hoàng
Điển về “Bốn bức tranh” đó là thời Trần, vua Nghệ Tông sai vẽ tranh bốn người trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam đã có công phò tá vua nhỏ để tặng Hồ Quý Ly với ngụ ý muốn Hồ Quý Ly cũng như thế. Bốn người đó là: Chu Công giúp Thành vương, Hoắc Quang giúp Chiêu đế, Khổng Minh giúp Hậu Chủ và Tô Hiến Thành giúp Cao Tông. Điển “Màu bồ hoàng”: Hồ Quý Ly lộng quyền, khi làm chức thái sư, thường mặc màu bồ hoàng, tức màu vàng nhạt. Màu chính hoàng là màu áo chỉ có vua mặc. Cả câu ý nói về việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng các điển cố giúp ta hình dung rõ hơn về công lao của Tô Hiến Thành.
Trần Hưng Đạo, một vị tướng tài ba kiệt xuất của Việt Nam, vịnh về ông, tác giả đã nghĩ đến một danh tướng của Trung Quốc để so sánh:
Câu chuyện Phầ Dươ còn để phúc lại cho đời sau chỉ là chuyện thừa
“Phần Dương” tức Quách Tử Nghi, một danh tướng thời vua Túc tông nhà Đường, Trung Quốc, được phong là Phần Dương vương. Ở đây ý nói, Trần Hưng Đạo cũng có công lao và hưởng phúc lộc như Quách Tử Nghi. Đồng thời qua cách dùng điển cố, Nguyễn Khuyến muốn bày tỏ lòng tự tôn dân tộc.
Nói về việc đi sứ của Trương Hán Siêu, tác giả đã nhắc đến một điển tích khá tiêu biểu:
Ngâm thơ Hoàng Hoa ở triều đình phương Bắc, tên ông lừng lẫy
Điển về “Thơ Hoàng hoa” trong Kinh Thi ở phần Tiểu Nhã có bài
“Hoàng hoàng giả hoa” nói về việc đi sứ. Về sau người ta dùng để chỉ việc đi sứ là con đường Hoàng Hoa.
Nhắc đến Nguyễn Trãi, một nhà nho, một vị quân sư tài năng dưới triều Lê, Nguyễn Khuyến tiếc nuối cho cuộc đời không ít biến động của ông mà nghĩ đến Xích Tùng:
Thì nên lên núi Hoàng sơn theo ông Xích Tùng đi chơi
Điển về “Xích Tùng”, tức Xích Tùng Tử. Đấy là một nhân vật trong
Thần tiên truyện.Thiên Lưu Hàn gia thể chép rằng: sau khi Trương Lương giúp Hán Cao tổ phá quân Tần, diệt nước Sở, lập nên nhà Hán, ông bèn theo Xích Tùng Tử học phép đạo dẫn để tu tiên, nhưng mục đích chính là để tránh họa tàn sát công thần thường xảy ra trong lịch sử, nhất là lịch sử Trung Quốc. Nguyễn Khuyến nuối tiếc cho Nguyễn Trãi sao không học theo cổ nhân mà lui về ở ẩn, sẽ không có họa tru di.
Khi viết về Nhạc Vũ Mục, một trung thần của nước Nam Tống, Nguyễn Khuyến lại nhớ đến điển tích đời Bắc Tống:
Trời đất nghĩ sao mà để lại cây cối có nấm ngọc ở bên điện vua
Điển về “Cây cối có nấm ngọc” có tục truyền rằng cuối đời Bắc Tống, bên điện vua Huy Tông có cây cối sinh nấm ngọc, người ta cho đó là điềm Tần Cối được trọng dụng để làm mất nhà Tống. Tần Cối vốn làm quan đời Bắc Tống, bị nước Kim bắt rồi tha về, được làm tể tướng Nam Tống, vì thế Cối rất thân người Kim.
Như vậy chúng ta có thể thấy, Nguyễn Khuyến đã khơi lại quá khứ để cổ vũ cho tương lai. Quá khứ không phải là dĩ vãng nên người thuở trước rất gần với chúng ta. Nếu như Tú Xương đã từng “bất cần, ngông cuồng” thì Nguyễn Khuyến lại xót xa, hoài niệm, chán nản thực tại, ông tìm về quá khứ qua việc tìm đến điển tích, điển cố. Việc sử dụng các điển tích, điển cố trong thi ca nói chung và trong chùm thơ vịnh sử của Nguyến Khuyến nói riêng, góp phần tăng thêm giá trị, sức biểu cảm và hình tượng của mỗi bài thơ. Nhận định về điều này, Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ có viết: “Ta thường cho làm
thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời. Thực tế bên ngoài gây thành ý, rồi dùng điển tích để nói việc ngày này, chép việc xưa hay thuật chuyện hiện tại, đều tự nhiên có thần.”
Tiểu kết chương 3
Nhìn từ phương diện nghệ thuật, thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến sử dụng thành công thể thơ Thất ngôn bát cú. Những hình ảnh, điển tích điển cố được nhà văn sử dụng nhiều để khắc họa rõ nét từng nhân vật được đề vịnh. Đối với mỗi nhân vật, nhà thơ lại có cách thể hiện và giọng điệu giêng, có giọng điệu ngợi ca chen lẫn phê phán. Qua đó, Nguyễn Khuyến cũng bộc lộ tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình với các bậc tiền nhân.
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Khuyến là nhà thơ vừa có tài vừa có cái tâm cao cả. Những sáng tác của ông luôn hướng đến con người, đặc biệt là con người trong lịch sử. Hơn một thế kỉ đã đi qua, nhưng thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến vẫn lưu giữ những giá trị vô giá. Nguyễn Khuyến đã tạo nên tiếng nói riêng trong chùm thơ vịnh sử của mình trước những nhân vật .Nhà thơ trải tâm tư, tình cảm và thái độ đối với nhiều nhân vật lịch sử khác nhau ở Trung Hoa và Việt Nam. Đó có thể là võ tướng tài danh, là nho sĩ, là một nhà sư chân tu khả kính, là một em bé yêu nước… nhưng đều là những tấm gương sáng. Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến cũng phê phán những nhân vật hôn quân, gian thần làm hại những trung thần.
2. Làm thơ vịnh sử, Nguyễn Khuyến sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú với niêm luật chặt chẽ, cấu trúc bốn phần theo mô hình truyền thống: Đề - Thực – Luận – Kết. Bên cạnh đó, qua thơ vịnh sử tác giả thể hiện giọng điệu ngợi ca, phê phán để tỏ rõ thái độ, tình cảm của mình với các nhân vật. Những hình ảnh, điển tích, điển cố cũng được Nguyễn Khuyến sử dụng khá nhiều để làm nổi bật đặc điểm nét riêng của từng nhân vật được đề vịnh.
Qua cách miêu tả, lí giải con người lịch sử, Nguyễn Khuyến thể hiện cái nhìn của con người biết ý thức về mình, về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Con người ấy không lúc nào vơi nỗi ưu tư, lo lắng về thời thế. Đồng thời, mượn những con người lịch sử, Nguyễn Khuyến bày tỏ tâm tư đối với thời cuộc. Tiếng nói cá nhân được khẳng định một cách trực tiếp thông qua các sự kiện và nhân vật lịch sử. Đây không chỉ là nỗi lòng riêng của tác giả mà còn là nỗi ưu phiền chung của các nhà nho đương thời. Cái hay của Nguyễn Khuyến là ông đã tái hiện một cách sâu sắc, toàn diện, chân thực về con người lịch sử xưa với những công trạng và cả những bi kịch đáng buồn.
Thành tựu nội dung và nghệ thuật trong thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến đáng được hậu thế trân trọng, giữ gìn. Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta không thể lộn lẫn ông với bất cứ nhà thơ nào khác. Bởi lẽ, ông có một tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng xuất phát từ sự trải nghiệm của chính cuộc đời ông, cuộc đời làm quan soạn sử.
Tóm lại, chính sự trải nghiệm của một người làm quan soạn sử và đổi mới về cách nhìn, góc nhìn về con người, cách cảm nhận của Nguyễn Khuyến qua các sự kiện lịch sử và các nhân vật mang đến cho người đọc sự cảm nhận con người lịch sử ở nhiều góc độ khác nhau. Và những bài học hữu ích về sự hiểu biết con người lịch sử không những trong thời đại Nguyễn Khuyến còn lưu truyền đến hôm nay, mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đào Duy Anh (2005), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội.
2.Nguyễn Huệ Chi (1997), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, NXB GD,