Báo hiệu giữa BSC và BTS, biên bản LAPD ?

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài thảo luận SS7 pdf (Trang 28 - 36)

Giao tiếp giữa bộ điều khiển trạm cơ sở và trạm thu phát cơ sở (BTS) được gọi là giao tiếp A- bis. Như vậy giao tiếp này ở trong hệ thống trạm cơ sở (BSS).

Có 2 loại kênh thông tin giữa BSC và BTS

- Kênh lưu lượng - mang thoại hoặc số liệu cho các kênh vô tuyến

- Kênh báo hiệu - mang thông tin báo hiệu cho chính BTS hoặc cho các MS hệ thống trạm cơ sở

Giao thức sử dụng để vận chuyển những tin báo báo hiệu giữa BSC và BTS là LAPD (lớp 2), nó có cấu trúc giống như giao thức lớp 2 ở ISDN (báo hiệu của kênh D).

LAPD cung cấp 2 loại tín hiệu :

- Chuyển giao thông tin không được thừa nhận, không đảm bảo phân phát khung thông tin đến địa chỉ đạt kết quả.

- Chuyển giao thông tin được thừa nhận, và hệ thống đảm

Hình 2.2: Cấu trúc khung của LAPD

Mỗi khung ở giao thức LAPD được giới hạn bởi cờ (Flag) ở dạng chuỗi 8 bit 01111110. Phía thu sử dụng cờ này để đồng bộ điểm khởi đầu của khung.

Để tránh việc gửi nhầm ở bên trong khung người ta sử dụng kỹ thuật chèn bit : phía phát chèn một số “0” sau năm bit “1”

Trường địa chỉ

SAPI: khối nhận dạng điểm truy nhập dịch vụ TEI : khối nhận dạng kết cuối của điểm cuối

Được sử dụng để truy nhập vào thực thể đúng và chức năng đúng ở đầu thu.

Trường điều khiển

Được sử dụng để điều khiển tuần tự và yêu cầu phát lại. Trường điều khiển phân biệt giữa chế độ có công nhận và không công nhận - Trong chế độ công nhận trường điều khiển chứa N(S) và N(R) để phát đi số thứ tự phát và số thứ tự thu.

N(S) chỉ ra số thứ tự của khung được phát

N(R) chỉ ra số thứ tự mà phía phát khung này đang chờ thu. Các số thứ tự được sử dụng để thực hiện giao thức điều khiển

luồng có tên là “Cửa sổ trượt”. Giao thức này cho phép phía phát một số khung nhất định (được gọi là “Kích thước cửa sổ”) mà

Quản lý đường truyền (LAPD): là chức năng cơ bản để đảm bảo các đường truyền số liệu ở các kết nối vật lý 64 kbit/s giữa BSC và BTS. Các đường truyền này được cung cấp cho các mục đích sau :

Đường truyền báo hiệu vô tuyến (RSL).

Đường truyền khai thác và bảo dưỡng (OML).

Đường truyền quản lý lớp 2 (L2ML).

Mỗi đường vật lý (khe thời gian 64 kbit/s trong luồng 2M) chứa một tập hợp các đường truyền số liệu, mỗi đường truyền số liệu này được đánh số nhận dạng bằng một cặp TEI/SAPI duy nhất.

TEI : Terminal End Point Identifier (nhận dạng điểm cuối của đầu cuối). TEI ở trường địa chỉ được sử dụng để truy nhập vào các thực thể khác nhau như là một TRX riêng cho báo hiệu vô tuyến. Các thiết bị đầu cuối (được nhận dạng bằng các giá trị TEI) ở trong GSM của loại phân định TEI không tự động.

SAPI : Service Access Point Identifier (nhận dạng điểm thâm nhập

dịch vụ). SAPI ở trường địa chỉ được sử dụng để truy nhập các chức năng khác nhau như TRX, BCF và các thủ tục quản lý lớp 2. Các giá trị của SAPI sau đây được sử dụng trong báo hiệu giữa BSC và BTS :

Thiết lập đường truyền :

Trước hết các đường truyền số liệu LAPD được thiết lập ở các đấu nối vật lý giữa BSC và BTS khi lắp đặt hay mở rộng thiết bị. Một đấu nối vật lý được sử dụng cho báo hiệu tới một hay nhiều thiết bị đầu cuối (TRXC chẳng hạn) của BTS. Các thiết bị đầu cuối đấu nối đến đường vật lý này được nhận dạng bởi TEI (đấu nối phần cứng ở phía sau máy khi lắp đặt thiết bị) và lệnh do người khai thác cài đặt. Một đường truyền L2ML sẽ được cung cấp trên tất cả các kết nối vật lý. Sau đó tất cả các thiết bị đầu cuối được trang bị một đường truyền OML và các phần tử báo hiệu vô tuyến được trang bị RLS.

Truyền dẫn số liệu :

Trên các đường truyền số liệu đã được thiết lập phát lại và điều khiển luồng tín hiệu được thực hiện để đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn cho lớp 3 trong quá trình truyền dẫn số liệu. Điều khiển luồng thực hiện điều khiển trình tự, kiểm soát số khung thiếu và các điều kiện bận của máy thu. Số lần phát lại được giới hạn bởi thông số của hệ thống

Giám sát đường truyền :

Để đảm bảo truyền dẫn tin cậy và hiệu quả các khung LAPD, việc phát hiện lỗi và phát hiện sự cố đường truyền được thực hiện ở lớp 2 để giám sát các đường truyền.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài thảo luận SS7 pdf (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(40 trang)