Cơ sở của giải pháp

Một phần của tài liệu 199 nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn indochina II (Trang 31 - 36)

- Tính thẩm mỹ: Đây cũng là một trong những ưu điểm của khách sạn Đối với các phòng ăn Á,

3.2.2.1. Cơ sở của giải pháp

Do nhu cầu khách hàng tiêu dùng dịch vụ ăn uống ngày càng đa dạng và phong phú. Do đó cần phục vụ tính cá biệt của khách hàng thì đòi hỏi khách sạn có những thực đơn phong phú hơn nữa. Nhất là trong bộ phận bar thì các loại cocktail mới chỉ dừng lại ở một vài loại, danh sách các loại rượu cũng thật là ít ỏi. Nhiều khi khách hàng đòi hỏi một số loại rượu quý thì khách sạn lại không có. Điều này, không những làm cho khách hàng tiêu dùng các loại rượu khác mà còn đánh giá sự ít ỏi về số lượng sản phẩm. Khi khách sạn thực hiện tốt chính sách đa dạng hóa sản phẩm đồng thời luôn đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm ăn uống thì sẽ càng thu hút nhiều tập khách hàng hơn.

Số lượng thực đơn dành cho các loại tiệc vẫn còn hạn chế và trong thực tế chung là thực đơn dành cho tiệc ở khách sạn vẫn còn có tính copy với các khách sạn khác. Do đó trong các năm tới khách sạn cần phải chủ động trong việc thiết lập hệ thống thực đơn trên cơ sở nghiên cứu chi phí và giá bán ra tạo ra mối cân bằng giữa chất lượng và giá cả. Do đó khách sạn cần xây dựng hệ thống thực đơn hợp lý, đa dạng món ăn trong thực đơn. Nhất là thực đơn dành cho khách ăn sáng tại khách sạn trong một tuần thường là giống nhau. Do đó với những khách ở khách sạn lâu ngày

sẽ tạo cho họ cảm giác nhàm chán trong ăn uống. Vì vậy khách sạn cần phải cải tạo đa dạng các món ăn trong bữa sáng, thường xuyên thay đổi hoán vị các món ăn cho nhau làm phù hợp với khẩu vị của khách lưu trú tại khách sạn.

Về số lượng đồ uống ở bộ phận bar vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho khách lưu trú tại khách sạn và khách ở ngoài khách sạn vào tiêu dùng. Do đó ở bộ phận này phải tăng cường hơn nữa trong việc tạo ra nhiều đồ uống mới lạ, đặc sắc mang hương vị riêng của khách sạn . Ba tháng một lần khách sạn nên tổ chức các buổi tiệc trà, cafe, cocktail… vừa có thể tạo điều kiện cho khách hàng gặp nhau vừa có thể thông qua đó quảng cáo một loại cocktail mới mà chỉ khách sạn mới có. Điều đó tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng.

Trong thời gian tới khách sạn cũng cần có những biện pháp cải tiến lại thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị ăn uống của đại bộ phận khách, nhất là đối tượng khách mục tiêu của khách sạn. Điều đó tạo nên sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa nhiều quốc gia khác nhau. Đến với khách sạn, không những khách được thưởng thức các món ăn mang đặc trưng quê nhà mà còn chiêm ngưỡng và thưởng thức các món ăn đặc sản của Việt Nam. Từ đó ngày càng thu hút được nhiều khách sử dụng dịch vụ này trong khách sạn. Giải pháp này mang đến cho khách sạn sự mới mẻ hấp dẫn các món ăn đồ uống, tránh sự nhàm chán trùng lặp của thực đơn, khuyến khích khách du lịch không phải đi ra ngoải để tìm hiểu các món ăn ẩm thực của Việt Nam mà có thể thưởng thức ngay tại khách sạn. Nhưng sự đa dạng hóa các sản phẩm ăn uống phải song song với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh sáng tạo ra ồ ạt mà chất lượng sản phẩm lại kém. Điều đó sẽ không nâng cao được dịch vụ ăn uống.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

+ Cần xác định cho mình nguồn cung cấp thực phẩm ổn định, đảm bảo chất lượng và có thể đáp ứng trong các giờ cao điểm. Đặc biệt giá cả phải ổn định thông qua các hợp đồng ký trước với nhà cung ứng. Đồng thời phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều nhà cung ứng để tăng khả năng lựa chọn những nguồn thực phẩm, vật tư hàng hóa đầu vào với chất lượng và giá cả hàng hóa ổn định.

+ Nếu số lượng các món ăn quá lớn thì có thể đội ngũ đầu bếp không kịp thời gian chế biến, không đủ nhân viên chế biến, có thể dẫn đến giảm chất lượng. Do đó, khách sạn cần phải thuê thêm đầu bếp có kinh nghiệm hoặc có thể bố trí ca kíp lệch nhau để gửi đầu bếp đi đào tạo.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

Khách sạn Indochina II nên tổ chức một bộ phận nhóm chuyên trách nghiên cứu, thiết kế các thực đơn mới phù hợp, có như vậy chất lượng dịch vụ đó mới thực sự được đánh giá tốt, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Tiến hành thăm dò điều tra ý kiến của khách hàng bằng cách sử dụng mẫu phiếu điều tra đặt tại phòng hoặc quầy lễ tân để từ đó đưa thêm các loại dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu của khách.

Kinh phí dành cho công tác đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ăn uống trong khách sạn phải được khách sạn tính toán kỹ càng, có cân nhắc giữa kinh phí bỏ ra với hiệu quả kinh tế đạt được. Kinh phí để thực hiện được khách sạn trích từ lợi nhuận để lại của khách sạn là chính.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, hoàn thiện công tác quản trị nhân sự

3.2.3.1. Cơ sở của giải pháp

Nguồn lao động làm việc trong khách sạn có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Do đặc điểm của ngành dịch vụ nên đòi hỏi người lao động không những thành thạo về chuyên môn mà còn nhanh nhẹn, hiểu biết trong giao tiếp ứng xử. Nhất là bộ phận ăn uống do văn hóa ẩm thực của mỗi vị khách khác nhau do đó điều cần thiết là nhân viên phục vụ tại bộ phận này phải có kiến thức xã hội rộng rãi.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Để nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống thì khách sạn Indochina II cần nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên và coi trọng khâu đào tạo, phát triển nhân lực.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong bộ phận rất đa dạng gồm: kiến thức, kỹ năng về chuyên môn phục vụ, giao tiếp, ngoại ngữ, trình độ quản lý…Đặc biệt đối với bộ phận bàn Âu thì phải thường xuyên tiếp xúc với khách nước ngoài. Do đó khi khách muốn yêu cầu món ăn, đồ uống là thực hiện nhờ trên ngôn ngữ tiếng Anh là phổ biến. Theo đánh giá về trình độ ngoại ngữ ở bộ phận ăn uống mới chỉ đủ áp dụng trong giao tiếp tối thiểu. Vì vậy, để có thể nâng cao thêm trình độ ngoại ngữ cho nhân viên ở bộ phận ăn uống thì phải nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác phổ biến được nhiều tập khách tiềm năng chuyên dùng như: khách Trung Quốc, khách Hàn Quốc…Bằng cách khuyến khích nhân viên đi học thêm buổi tối. Hoặc gửi đi đào tạo tại các trường đại học, trung cấp và đào tạo dạy nghề du lịch. Nhất là bộ phận ăn uống thì lao động quản trị gửi đi đào tạo thêm một số như khoa Du lịch của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế Quốc dân… Để đào tạo có hiệu quả thì phải chọn lựa kỹ lưỡng nhân viên phải đủ tiêu chuẩn để đi đào tạo. Hay mở các lớp chuyên đề ngắn hạn tại doanh nghiệp, trong hoặc ngoài giờ làm việc, thực hiện chương trình đào tạo vừa học vừa làm. Với phương pháp này thì vẫn duy trì được dây

chuyền sản xuất dịch vụ ăn uống mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Đặc biệt phương pháp này còn đem lại hiệu quả tức thời là do phương pháp này sử dụng các nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ giảng dạy và trực tiếp giải quyết các tình huống mà nhân viên đặt ra nhằm phục vụ chất lượng dịch vụ ăn uống tốt hơn.

3.2.4. Một số kiến nghị nhằm quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống trên địa bàn Hà Nội

3.2.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch

Tổng cục du lịch cần áp dụng chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam của chương trình hành động quốc gia về du lịch nhằm áp dụng rộng rãi ISO 9000 đối với các khách sạn nhất là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về việc có thực hiện đúng về chất lượng dịch vụ ăn uống hay không. Từ đó đưa ra những khuyến khích, khen thưởng hay có những biện pháp ngăn chặn kịp thời trong việc thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống.

Ra các văn bản chung hướng dẫn quy định việc thực hiện nghiêm ngặt hệ thống chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ ăn uống tại khách sạn. Đồng thời phải chỉ rõ những điều khoản cần làm ngay tránh việc ban hành các văn bản chung chung rồi để đó phó mặc cho khách sạn muốn thực hiện ra sao thì thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, việc kinh doanh khách sạn đang ngày càng phát triển. Do đó việc xây dựng ồ ạt các khách sạn tư nhân từ đó dẫn đến cung vượt quá cầu, dẫn đến cạnh tranh với nhau nhất là về việc kinh doanh ăn uống. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch phải đảm bảo được cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống giữa các khách sạn với nhau phải lành mạnh. Đảm bảo giá cả sản phẩm ăn uống phải tương ứng với chất lượng. Thường xuyên công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng món ăn, đồng thời cơ quan Nhà nước về du lịch cần phải chặt chẽ trong vấn đề tiêu chuẩn để xếp hạng khách sạn .

3.24.2 . Kiến nghị với các sở VH- TT - DLHN

Các sở VH – TT- DLHN tạo điều kiện và giúp đỡ hơn nữa các khách sạn kinh doanh. Có những biện pháp khuyến khích khách du lịch vào thủ đô nhiều hơn nữa để tiêu dùng sản phẩm dịch vụ trong khách sạn như: tổ chức tốt, thành công tìm về với lịch sử thủ đô, phát triển mạnh một số khu di tích thắng cảnh trong lòng Hà Nội…Đồng thời tạo điều kiện giới thiệu cho thực khách việc chọn các sản phẩm dịch vụ ăn uống cho phù hợp. Có các biện pháp để khuyến khích các khách sạn quản lý chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất như trao bằng khen tuyên dương các khách sạn có đóng góp rất lớn việc phát huy văn hóa ẩm thực với tiêu chuẩn chất lượng cao, tổ chức các hội thi tìm hiểu quản lý chất lượng dịch vụ…

3.2.4.3. Kiến nghị với cục vệ sinh an toàn thực phẩm

Các cơ quan ban ngành thành phố thanh tra, giám sát các cơ sở cung ứng đầu vào cho các khách sạn đảm bảo điều kiện “Chỉ có nguyên liệu sạch mới được đưa vào khách sạn”. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu, cần áp dụng luật vệ sinh an toàn thực phẩm, luật Ngoại thương, luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Việt Nam những loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thủ đô ngàn năm văn hiến thông qua việc lập những website du lịch giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa – lịch sử của thủ đô. Bên canh đó, các cơ quan hữu quan cũng cần tham gia tổ chức tốt các chương trình lễ hội chào đón các sự kiện lớn của đất nước và của thủ đô. Làm được điều này, sẽ giúp thu hút đông đảo du khách từ mọi miền đất nước cũng như du khách nước ngoài đến với Hà Nội. Như vậy, các khách sạn trên địa bàn Hà Nội nói chung và khách sạn Indochina II nói riêng sẽ có thêm thật nhiều cơ hội kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Xuân Hậu(2011), Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ Du lịch, Nxb Thống kê.

2. Nguyễn Thị Tú(2005), Giáo trình Nghiệp vụ phục vụ khách sạn, Nxb Thống kê.

3. Lục Bội Minh(1998), Quản lý khách sạn hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia.

4. Các báo, tạp chí Du lịch năm 2009, 2010 5. Các luận văn khóa trước

Một phần của tài liệu 199 nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn indochina II (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w