THỰC TRẠNG ĐIỂU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lạm phát đến thuế thu nhập cá nhân (Trang 25 - 28)

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

3.1. THỰC TRẠNG LUẬT TNCN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

Hiện nay, mức giảm trừ cá nhân 4 triệu đồng/người/tháng, mức giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng/người/tháng. Theo khảo sát 100 người tại thành phố Hà Nội, 82% phiếu hợp lệ và 74% cho rằng mức giảm trừ cá nhân và giảm trừ gia cảnh này là thấp và quá thấp. Với câu hỏi, nếu không phù hợp thì mức giảm trừ nên quy định là bao nhiêu? 35% người được hỏi đánh dấu vào mức cao nhất là 6 triệu đồng/tháng, 33% ở mức 5,5 triệu đồng/tháng, 29% ở mức 5 triệu đồng/tháng. Với kiến nghị mức giảm trừ người phụ thuộc, 52% đề nghị ở mức cao nhất 3,5 triệu đồng/người/tháng, 33% ở mức 3 triệu đồng/người/tháng và 15% ở mức 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Luật thuế TNCN đã bộc lộ những bất cập :

- Việc quy định mức giảm trừ một cách cứng nhắc, không tính đến yếu tố trượt giá đã làm cho Luật nhanh chóng bị lạc hậu so với sự biến động của thực tiễn.

- Mức độ giãn cách về thu nhập giữa các bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần hiện nay là quá thấp: bậc 1 và bậc 2 là 5 triệu đồng/tháng, bậc 2 và bậc 3 là 8 triệu đồng/tháng, với 3 mức thuế suất là 5%, 10% và 15%. Chỉ một khoảng thu nhập đến 18 triệu đồng/tháng mà có tới 3 mức thuế suất như vậy sẽ làm cho mức điều tiết về thuế tăng nhanh, trong khi đây là thu nhập của số đông những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, họ thuộc tầng lớp lao động có tri thức, nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.

Có 4 yếu tố để căn cứ tính mức giảm trừ gia cảnh. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2013-2020 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng cục Thống kê về thu nhập và mức sống dân cư. Trong các yếu tố đó, chỉ có đề án cải cách tiền lương là có tính chất cố định, các thông tin khác đều là biến số khó lường, đặc biệt là CPI. Tính từ thời điểm xây dựng Luật Thuế TNCN (năm 2007) đến hết năm

2011, CPI đã tăng tổng cộng xấp xỉ 70%. Giả sử đến năm 2014 - thời điểm Luật Thuế TNCN (sửa đổi) có hiệu lực, lạm phát được kiềm chế đúng như kế hoạch là tăng dưới 10% trong cả hai năm 2012 và 2013 thì CPI có thể tăng tổng cộng gần 90%. Thế nhưng mức khởi điểm chịu thuế chỉ được đề xuất tăng từ 4 triệu đồng lên 6 triệu đồng/tháng, tương đương 50%. Mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc được tăng từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4 triệu đồng/tháng còn thấp hơn ngưỡng 50% nói trên.

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đều đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7%/năm nhưng rất khó đạt được, chỉ duy nhất năm 2009 lạm phát ở mức 6,5% nhưng trong năm đó, đời sống người dân vẫn chưa được cải thiện vì lâm vào trạng thái nguy hiểm hơn: thiểu phát.

Biểu thuế lũy tiến từng phần quá dày, khoảng cách giữa các bậc chịu thuế quá thấp. Biểu thuế suất như hiện nay không tạo động lực cho người dân làm việc, tăng thu nhập vì thu nhập vừa nhích lên đã rơi vào bậc thuế khác và phải đóng thuế nhiều hơn đến 5%.

3.2. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN BIỂU THUẾ TRONG NĂM 2012 VÀ NHỮNG NĂM TỚI

Theo dự thảo Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân, từ 1/7/2013, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế tăng từ 4 triệu hiện hành lên 9 triệu đồng/tháng, tương ứng 108 triệu đồng/năm. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 1,6 triệu đồng/tháng hiện hành lên 3,6 triệu đồng/tháng. Khi đó, 2,6 triệu người dân đang nộp thuế bậc 1 hiện nay (nếu không tăng thu nhập) thì sẽ không phải nộp thuế. Tháng 8, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ họp bàn về dự thảo Luật. Chính phủ sẽ trình chính thức Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 tới.

Phương pháp luận tính thuế cũng phải tính lại. 9 triệu đồng giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế tuy cao hơn trước nhưng xét cho cùng, vẫn là tăng theo mức cứng. Bất cứ một con số cứng nào đưa vào Luật, dù là 6 triệu, 9 triệu thì rồi vẫn bị phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của giá cả. Tâm lý chung toàn xã hội lâu nay vẫn sợ lạm phát. Vì thế, việc đưa ra mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cần có một cơ sở lâu bền để xem xét

Ngoài ra, với lạm phát như ở Việt Nam, biến động mạnh và thất thường như vậy, đồng tiền mất giá rất nhanh, 9 triệu đồng bây giờ là nhiều, nhưng khi đối chiếu vào cuộc sống thực tế, chưa chắc đã phù hợp. Phương pháp tạo sự đồng thuận lớn nhất là nên để điều chỉnh thuế theo mức

lương tối thiểu. Vì hiện nay, tiền lương tối thiểu cũng sẽ phải điều chỉnh để phù hợp biến động giá cả và cũng đều là "chạy" theo lạm phát.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, việc tăng mức khởi điểm chịu thuế là cần thiết và tất yếu. Tuy nhiên, cách tốt nhất là tính theo lương tối thiểu. Cách tính này đáp ứng được cả 2 nhu cầu: phù hợp với mức sống thực tế của người dân và dễ áp dụng; hạn chế tình trạng lạm dụng, thiệt hại cho cả người nộp thuế và Nhà nước. Nên quy định phần trăm hoặc số lần so với mức lương tối thiểu để sau này cơ quan thuế chỉ cần nhân với mức lương tối thiểu và số lần quy định trong luật thì sẽ ra được mức chịu thuế cho từng thời điểm. Đây cũng là một trong những phương án được người dân, nhà khoa học ủng hộ.

Nhà nước nên quy định lại mức thuế suất cao nhất của biểu thuế lũy tiến từng phần là 25%, bằng với mức điều tiết của Luật thuế TNDN, bởi mức thu nhập chịu thuế này thường là của các cá nhân kinh doanh. Như vậy sẽ đảm bảo bình đẳng hơn giữa hai sắc thuế trực thu này.

Cần giãn khoảng cách giữa các bậc thuế. Khoảng cách giữa các bậc thuế là quá gần nên tác dụng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân gần như không thay đổi đáng kể. Sau khi giảm trừ gia cảnh, bậc 1 có mức thu nhập chịu 5 triệu đồng cho đến bậc 7 cao nhất là 80 triệu đồng chỉ cách nhau 16 lần. Trong khi đó, tại Trung Quốc, khoảng cách này là cách nhau 53 lần, ở Philippines cách nhau 50 lần, ở Malaysia 40 lần và ở Thái Lan là 27 lần.

Cần giảm số bậc thuế. Biểu thuế quá nhiều bậc như hiện nay sẽ khiến Việt Nam bị hạn chế trong cạnh tranh, thu hút nhân lực so với các nước trong khu vực, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhóm người dân. Có thể kiến nghị bỏ bậc thuế suất 35% như hiện nay.

Có thể mở rộng diện nộp thuế với mức thuế suất thấp hơn, bậc 1 có thể từ 2-3% để huy động nguồn thu cho NSNN

Sau khi tìm hiểu mối quan hệ tương tác giữa Lạm phát và Thuế thu nhập cá nhân, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc điều hành một chính sách thuế hợp lý trong môi trường có sự ảnh hưởng của lạm phát và ngược lại cũng thấy được việc điều hành chính sách lạm phát sẽ được điều chỉnh như thế nào bởi yếu tố thuế. Qua đó, các nhà làm chính sách sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của việc dự báo lạm phát đối với một nền kinh tế, để từ đó hoạch định được một chính sách thuế phù hợp trong hiện tại và tương lai cũng như sẽ có những hiệu chỉnh chính sách thuế kịp thời và phù hợp nếu nền kinh tế chứng kiến một sự biến động khó dự đoán của lạm phát

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lạm phát đến thuế thu nhập cá nhân (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w