Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu 409 rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường hoa kỳ bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH vinh tuyết (Trang 26 - 28)

KỲ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH VINH TUYẾT.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ

trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT tại công ty TNHH Vinh Tuyết.

Từ các phân tích kết quả điều tra trắc nghiệm, đánh giá tổng hợp của chuyên gia và câc kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp trong những năm gần đây, đề tài nghiên cứu đưa ra được một số thành công trong công tác thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT tại công ty như sau:

- Công ty đã chọn phương thức thanh toán TDCT là phương thức thanh toán phù hợp với tình hình kinh doanh và điều kiện của công ty. Đây là lựa chọn đúng đắn, đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán đối với các hợp đồng XK.

- Công ty luôn cố gắng xây dựng một môi trường làm việc tích cực cho các nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên. Nghiệp vụ và kinh nghiệm của nhân viên được nâng cao sẽ góp phần giúp công ty hạn chế các rủi ro trong thanh toán XK bằng phương thức TDCT.

- Trong quan hệ với các chủ thể khác của quá trình thanh toán công ty tích cực để có thể lựa chọn được nhà NK cũng như ngân hàng uy tín để đảm bảo cho quá trình thanh toán XK bằng phương thức TDCT ít gặp rủi ro hơn, thời gian thanh toán nhanh hơn.

- Biện pháp phòng ngừa rủi ro mà công ty áp dụng đã mang lại những hiệu quả nhất định vì các số liệu thứ cấp cho thấy số hợp đồng gặp rủi ro trong thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT có xu hướng giảm.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT tại công ty TNHH Vinh Tuyết.

Bên cạnh những thành tựu kể trên, trong quá trình thanh toán, đặc biệt là thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT công ty vẫn còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, công tác thu thập thông tin về ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thanh toán còn yếu. Do đó, đã xảy ra những hợp đồng mà ngân hàng thanh toán mất khả năng tài chính, dẫn đến công ty không lấy được tiền hàng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty.

Thứ hai, một tỷ lệ lớn BCT thanh toán bị ngân hàng thanh mở L/C trả lại với nhiều lý do khác nhau. Trong các trường hợp này công ty phải bỏ thời gian và chi phí để hoàn thiện bộ chứng từ, một số trường hợp khác công ty còn phải chấp nhận đề nghị giảm giá của khách hàng để lấy được tiền hàng thanh toán. Điều này cho thấy, trình độ cán bộ XNK của công ty còn hạn chế.

Các tồn tại nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân như:

* Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn nhân lực: Trong công tác thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ theo phương thức TDCT thì trình độ năng lực của nhân viên còn hạn chế là nguyên nhân chính gây nên các rủi ro cho công ty trong quá trình thanh toán. Do tính phức tạp của phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi các quy trình phải được thực hiện với sự chính xác cao, trong khi đó nhiều nhân viên lại có trình độ nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ yếu kém, hay thiếu kinh nghiệm thường mắc phải các sai sót trong khâu kiểm tra chứng từ và lập BCT thanh toán không phù hợp với quy định của L/C. Đặc biệt, còn tồn tại một số trường hợp nhân viên thiếu trách nhiệm, dẫn đến các lỗi như lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn,… cũng khiến công ty có thể bị từ chối thanh toán.

- Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan: các phòng ban mới chỉ chú trọng làm công việc chuyên môn của chính mình mà chưa có sự liên kết, phối hợp với nhau trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty.

- Hoạt động quản trị rủi ro nói chung và rủi ro trong thanh toán XK giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ bằng phương thức TDCT nói riêng được tiến hành chưa theo một chiến lược xây dựng cụ thể, khoa học, do đó hiệu quả chưa cao.

- Tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thông tin về khách hàng và NH nhưng công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thông tin về khách hàng, NH và đặc biệt chưa coi trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế:

+ Cuộc khủng hoảng KT-TC trên thị trường Hoa Kỳ dẫn đến việc tìm hiểu thông tin về NH cũng như khách hàng trên thị trường này rất khó khăn, thêm vào đó hàng loạt các ngân hàng và các doanh nghiệp phá sản ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thanh toán XK của công ty sang thị trường này.

+ Tình hình biến động tỷ giá hối đoái diễn ra rất phức tạp, do vậy công ty rất khó áp dụng các biện pháp phòng tránh hay giảm thiểu tác động của loại rủi ro này.

- Môi trường pháp lý:

+ Cho đến nay, Việt Nam chưa có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT. Các chính sách của Nhà nước và các văn bản của các ngành chưa đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình phát triển của công tác thanh toán.

+ Các chính sách luật pháp của Hoa Kỳ rất phức tạp và thường xuyên được điều chỉnh. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng. Điều này, làm tăng nguy cơ gặp rủi ro của công ty khi XK sang thị trường Hoa Kỳ.

- Môi trường văn hóa- xã hội: Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu ở vị trí địa lý khác nhau và môi trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau. Những yếu tố đó làm cho hai bên dễ phát sinh những hiểu lầm, do đó đã trở thành nguồn gốc tạo ra sự sai sót của chứng từ.

Một phần của tài liệu 409 rủi ro trong thanh toán xuất khẩu giầy dép sang thị trường hoa kỳ bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty TNHH vinh tuyết (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w