Chức năng từng khối trong mạch quang báo

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Hệ thống thông tin di động” pdf (Trang 37 - 39)

1. Sơ đồ khối

Hình 2.1. Sơ đồ khối mạch quang báo

+Khối dao động: Tạo xung nhịp dao động cho vi điều khiển. Sử dụng thạch anh tần số 12MHz.

+ Khối khuếch đại cổng ra:

Nhận tín hiệu từ vi điều khiển. Dữ liệu sau đó được đưa qua bộ đệm dòng cho hàng sử dụng 6 con Transistor D882 để khuếch đại, mỗi 1 transitor khuếch đại một ma trận led “một chữ cái”.

+ Khối cấp nguồn: Có nhiệm vụ cấp đủ nguồn nuôi cung cấp cho toàn mạch. + Khối màn hình hiển thị: Gồm các ma trận Led được sắp sếp thành các chữ cái cần hiển thị. Gồm nhiều Led đơn tạo thành.

2. Sơ đồ chân của IC AT89S52

Khối dao động Khối Điều Khiển

Trung Tâm Khối Khuếch Đại Cổng Ra Màn Hình Ma Trận LED Nguồn Cung Cấp Cho Mạch

Hình 2.2. Sơ đồ chân AT89S52

AT89S52 là IC vi điều khiển (Microcontroller) do hãng Atmel sản xuất. IC này có đặc điểm như sau:

- 4k byte ROM,128 byte RAM nội - 4 Port I/O 8 bit.

- 2 bộ đếm/ định thời 16 bit. - Giao tiếp truyền dữ liệu nối tiếp.

- 64k byte bộ nhớ bên ngoài dung để lưu chương trình điều khiển. - 64k byte bộ nhớ bên ngoài dung để lưu dữ liệu.

- 210 bit có thể truy xuất từng bit. - Có các lệnh xử lý bit.

3. Sơ lược, Chức năng về các chân của AT89S52:

Port 0: Từ chân 32 đến chân 39 (P0.0 _P0.7). Port 0 có 2 chức năng: Trong các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường IO, đối với thiết kế lớn có bộ nhớ mở rộng nó được kết hợp giữa bus địa chỉ và bus dữ liệu.

Port 1: Từ chân 1 đến chân 8 (P1.0 _ P1.7). Port 1 chỉ có chức năng dung làm các đường điều khiển xuất nhập IO

Port 2: Từ chân 21 đến chân 28 (P2.0 _P2.7). Nếu không dùng bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port 2 dùng làm các đường điều khiển IO.Nếu dung bộ nhớ mở rộng bên ngoài thì port 2 có chức năng là bus địa chỉ cao A0 – A15.

Port 3: Từ chân 10 đến chân 17 (P3.0 _ P3.7). Port 3 là port có 2 chức năng.Các chân port này có nhiều chức năng , các công dụng chuyển đổi có liên hệ đặc biệt của 89C51 như ở bảng sau:

PSEN ( Progam store enable): PSEN là tín hiệu ngõ ra ở chân 29 có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng thường được nối đến chân O/E của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh.

PSEN ở mức thấp trong thời gian AT89S52 lấy lệnh. Các mã lệnh của chương trình được đọc từ Eprom qua bus dữ liệu, được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong AT89S52 để giải mã lệnh. Khi AT89S52 thi hành chương trình trong EPROM nội PSEN ở mức logic 1.

ALE (Address Latch Enable): Khi 89C51 truy xuất bộ nhớ bên ngoài, Port 0 có chức năng là bus địa chỉ và dữ liệu (AD7 – AD0) do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ. Tín hiệu ra ALE ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt.

Tín hiệu ở chân ALE là một xung trong khoảng thời gian port 0 đóng vai trò là địa chỉ thấp nên chốt địa chỉ hoàn toàn tự động.

E/A (External Access): Tín hiệu vào E/A ở chân 31 thường được mắc lên mức 1 hoặc mức 0.

+ Nếu ở mức 1 thì vi điều khiển thi hành chương trình từ bộ nhớ nội. + Nếu ở mức 0 thì vi điều khiển thi hành chương trình từ bộ nhớ ngoại.

RST (Reset): Ngõ vào chân 9 là ngõ vào Reset. Khi cấp điện cho hệ thống hoặc nhấn nút Reset thì mạch sẽ Reset vi điều khiển. Khi Reset thì tín hiệu Reset phải ở mức cao ít nhất 2 chu kì máy.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp “Hệ thống thông tin di động” pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w