Những giải pháp chủ yếu quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và công tác bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên – huyện Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn (Trang 27 - 30)

Với những thực trạng trên chúng tôi đưa ra một số những giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo vệ rừng đặc dụng Hữu Liên:

Củng cố hệ thống quản lý của các tổ chức quản lý rừng: Xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp, bổ sung thêm bộ phận hợp tác quốc tế. tuyển chọn đội ngũ cán bộ có năng lực, có động cơ tốt và tổ chức đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên. Nội dung đào tạo sẽ bao gồm các nội dung về sinh thái môi trường, hệ thực vật, sinh cảnh, hệ động vật, xác định và thống kê các loại quan trọng, các phương pháp tuần tra, các hoạt động chống săn bắt, kiểm soát cháy rừng, quản lý động vật hoang dã, giám sát đa dạng sinh học.

Tăng cường hoạt động bảo vệ rừng: cải tổ và phát triển hệ thống bảo vệ rừng, tăng cường lực lượng bảo vệ tuyến biên giới, xây dựng thêm hệ thống trạm quản lý bảo vệ rừng.

Bảo vệ và phục hồi sinh cảnh:Xác định các sinh cảnh chủ chốt để phục hồi và bảo vệ. Cần ưu tiên cho việc phục hồi các đơn vị sinh cảnh, nơi có các loài hoang dã đang gặp nguy hiểm, ngăn chặn các hiệu quả các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt, chăn thả gia súc, cháy rừng.

Giám sát đa dạng sinh học: Do công tác giám sát đa dạng sinh học chưa được chú ý đúng mức làm hạn chế đến kết quả của công tác bảo tồn và gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở rừng đặc dụng Hữu Liên. Trước mắt nên tập trung vào việc điều tra giám sát các loài quan trong như: hổ, tắc kè..Chương trình giám sát phải tuân thủ tính nguyên tắc là có tính lặp lại.

Quản lý tài nguyên rừng trong vùng đệm: Lựa chọn những diện tích rừng tự nhiên còn lại để tổ chức các nhóm quản lý bảo vệ chúng. Khai thác có kiểm soát gỗ củi và lâm sản ngoại gỗ trong vùng đệm. Người dân có kiến thức truyền thống về sử dụng hợp lý các sản phẩm ngoài gỗ như tre, nứa măng…Vì vậy sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên này vừa góp phần phát triển kinh tế nông hộ, đắc biệt là các hộ nghèo, vừa bảo vệ được đa dạng sinh học trong khu vực.

Tiếp tục giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng: cần ưu tiên cho các đối tượng sống trong vùng đệm. Giao khoán bảo vệ rừng sẽ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng và tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường cho cộng đồng: Đây là hoạt động quan trọng nhất để bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hữu Liên nhằm nâng cao hiểu biết chung của cộng đồng về ý nghĩa quan trọng của ĐDSH và hiện trạng ĐDSH tại rừng nơi đây nhất là những người sống chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng, biết thế nào là sử dụng bền vững ĐDSh và sự cần thiết phải tham gia vào công cuộc bảo tồn ĐDSH, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên.

Giải pháp về thể chế, chính sách: Cần phải xây dựng mộ cơ chế chính sách đầu tư riêng cho rừng đặc dụng, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Xây dựng hoàn thiện quy chế quản lý vùng đệm với các quy định cụ thể về định nghĩa, tiêu chí để chọn, nguyên tắc xá định ranh giới, thể chế quản lý, phân công tách nhiệm giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương , quyền lợi vụ nghĩa vụ của người dân sống trong vùng đệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và công tác bảo tồn rừng đặc dụng Hữu Liên – huyện Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn (Trang 27 - 30)