Các giải pháp hoàn thiện về kế toán bán trang thiết bị bảo hộ lao động tại công ty.

Một phần của tài liệu 194 kế toán bán trang thiết bị bảo hộ lao động tại công ty cổ phần khoa học kỹ thuật BHLĐ việt nam (Trang 34 - 40)

Việt Nam đã đạt được thì còn có một số hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện như sau:

Về hạch toán ban đầu:

Hàng công ty nhập về có thế nhập kho hoặc giao bán ngay nhưng trong mọi trường hợp kế toán đều hạch toán qua TK 156. Việc hạch toán như vậy là không thể hiện đúng bản chất của nghiệp vụ.

Về phương pháp hạch toán:

Thứ nhất: Trong trường hợp gửi đại lý: Khi xuất hàng giao cho cơ sở đại lý thì hàng gửi bán đã được xác định tiêu thụ ngay và kế toán ghi nhận doanh thu vào thời điểm bên đại lý ký nhận đủ hàng. Do vậy, thời điểm ghi nhận doanh thu trong trường hợp này chưa phù hợp vì chỉ ghi nhận doanh thu khi nhận được hóa đơn thanh toán hàng đại lý do bên nhận đại lý chuyển tới.

Thứ hai: Trường hợp có chiết khấu thương mại: Khi khách hàng mua đặt một sản lượng nhất định thì họ sẽ được hưởng một khoản chiết khấu thương mại và trong trường hợp này ở DN giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu. DN không sử dụng tới TK 5211 “Chiết khấu thương mại”.Việc hạch toán như vậy sẽ không bóc tách được doanh thu thực tế và doanh thu bán sản phẩm. Kế toán cũng không sử dụng tới tài khoản hàng bán bị trả lại TK 5212, và giảm giá hàng bán TK 5213.

Thứ ba: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, phát sinh quan hệ thanh toán với khách hàng: Có nhiều khách hàng thanh toán đúng hợp đồng, nhưng cũng có những khoản nợ mà khách hàng khó có khả năng thanh toán. Đặc biệt ở Công ty, do phần lớn sản phẩm được bán cho đại lý và bán buôn nên việc trả chậm diễn ra rất phổ biến, nhưng Công ty không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi để phòng những tổn thất về tài chính có thể xảy ra khi có những biến động về nợ phải thu trong Công ty.

Thứ tư: Kế toán phản ánh doanh thu qua TK 511 nhưng mới chỉ chi tiết đến TK cấp hai: TK 5111, TK 5112 mà chưa chi tiết cho từng nhóm hàng nên không bóc tách được xem nhóm hàng náo đem lại doanh thu cho doanh nghiệp là chủ yếu.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện về kế toán bán trang thiết bị bảo hộ lao động tại công ty. công ty.

Trên cơ sở những kiến thức lý luận đã học, được nghiên cứu những chính sách, chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành kết hợp với thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động Việt Nam. Với mong muốn công tác kế toán bán trang thiết bị ngày càng được củng cố, hoàn thiện và khắc phục những hạn chế nêu trên, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại Công ty.

Hoàn thiện hạch toán ban đầu:

Khi phát sinh các nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba và bán buôn vẫn chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng thì kế toán không hạch toán vào TK 156 mà sử dụng TK 632 “ giá vốn hàng bán” và TK 157 “ hàng gửi đi bán”. Cụ thể:

 Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toàn của khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán đã có thuế

Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Đồng thời, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632: Trị giá thực tế xuất kho

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua giao tay ba

Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp  Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng:

Khi công ty mua hàng về sau đó vận chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu gửi hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 157: Trị giá hàng mua vận chuyển thẳng chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua đi gửi

Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 157

Về phương pháp hạch toán:

 Thứ nhất: Trong trường hợp gửi đại lý: thì chỉ ghi nhận doanh thu khi nhận được hóa đơn thanh toán hàng đại lý do bên nhận đại lý chuyển tới.  Thứ hai: trong trường hợp có chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh

toán:

Đối với các khoản giảm trừ doanh thu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán nên sử dụng đúng các TK giảm trừ doanh thu khi phát sinh nghiệp vụ có liên quan để phản ánh đúng bản chất. Đó là các TK chiết khấu thương mại TK 5211, hàng bán bị trả lại TK 5212, giảm giá hàng bán TK 5213.

Trình tự kế toán như sau:

Khi phát sinh các nghiệp vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan hạch toán như sau:

Nợ TK 5211, 5212, 5213: Số chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán.

Nợ TK 33331: Số thuế đầu ra tương ứng trên các khoản chiết khấu Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền giảm trừ

Cuối kỳ, kế toán chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang TK 5111 để xác định doanh thu thuần về bán hàng.

 Thứ ba: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Quá trình bán hàng phát sinh công nợ phải thu, nhưng không thu được do khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản…Hàng năm, công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu không được ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty.

Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi như chế độ cho phép, khoản trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận đơn vị đạt được và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên cơ sở dự tính các khoản phải thu khó đòi không có khả năng đòi được trong năm quyết toán.

Trình tự hạch toán:

Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, kế toán ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi tăng dự phòng phải thu khó đòi.

Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK1592: Dự phòng phải thu khó đòi.

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi) đồng thời ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi.

Nợ TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi

giảm dự phòng phải thu khó đòi đồng thời ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác.

Nợ TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131: Phải thu khách hàng Có TK 138: Phải thu khác

Đồng thời, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi chi tiết (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

Nếu sau khi xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ, đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán ghi :

Nợ TK 111, 112, ….

Có TK 711: Thu nhập khác

Đồng thời, ghi đơn vào Bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (TK ngoài Bảng cân đối kế toán).

 Thứ tư: Đối với tài khoản doanh thu

Kế toán nên mở chi tiết tới tài khoản cấp ba cho từng nhóm hàng để thuận tiện hơn cho việc theo dõi và quản lý.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận cơ bản về tình hình bán trang thiết bị bảo hộ lao động tại Công ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động Việt Nam. Qua chuyên đề trên em thấy, Công ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động Việt Nam đã hiểu rõ được tầm quan trọng của kế toán bán hàng đến doanh thu, lợi nhuân, vì vậy việc hạch toán nghiệp vụ đã tương đối hoàn chỉnh, hợp lý. Tuy nhiên, công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng không thể tránh khỏi những sai sót vì vậy cần phải có hướng hoàn thiện, điều chỉnh một cách thích hợp, khoa học đúng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.

Qua quá trình thực tập và làm báo cáo chuyên đề này em đã tìm hiểu những lý luận cơ bản và thực tế tại Công ty từ đó em có đưa ra một số ý kiến. Nhưng do nhận thức và thời gian có hạn nên không thể có những thiếu sót. Em mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc, của các cán bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là các anh chị phòng kế toán cùng sự tận tình giúp đỡ và chỉ bảo của TS. Nguyễn Viết Tiến đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt thực tập để em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, Ngày 29 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện:

Một phần của tài liệu 194 kế toán bán trang thiết bị bảo hộ lao động tại công ty cổ phần khoa học kỹ thuật BHLĐ việt nam (Trang 34 - 40)