Thiết kế các kịch bản kinh tế vĩ mô trong stress test

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ XÁC SUẤT VỠ NỢ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Một thách thức cho việc thực hiện stress test là lựa chọn kịch bản. Kịch bản đối nghịch và khắc nghiệt đủ để tiết lộ rủi ro đối với sự ổn định tài chính nhưng vẫn hợp lý. Biến động được lựa chọn có thể là của một nhân tố rủi ro hoặc phản ánh nhiều nhân tố rủi ro. Các kịch bản đa biến thường thực tế hơn bởi vì nó cho phép sự tương quan giữa các biến.

Cihak (2007) phân biệt hai cách thiết lập kịch bản thích hợp. Cách đầu tiên là tiếp cận trong trường hợp tồi tệ trả lời câu hỏi kịch bản có tác động xấu lên hệ thống tài chính với mức độ hợp lý nào. Cách thứ hai là tiếp cận đối với ảnh hưởng cho sẵn lên hệ thống sẽ đưa ra kịch bản hợp lý nhất dẫn đến ảnh hưởng đó. Mức độ hợp lý có thể được thiết lập theo các quan sát lịch sử. Các kịch bản này có thể được rút ra từ tiến trình tạo dữ liệu hoặc từ một vài biến được thiết lập.

Các sự kiện lịch sử thì dễ thực hiện. Dưới các kịch bản lịch sử chúng ta có thể ước lượng hành vi của người tham gia thị trường một cách đúng đắn hơn, bởi vì hành vi của họ có thể giống trong quá khứ. Cũng vậy, các kịch bản lịch sử thì khắc nghiệt hơn nhưng hợp lý, như chúng đã từng xuất hiện trong quá khứ. Mặt khác, lựa chọn trực tiếp sử dụng dữ liệu lịch sử là để lên sơ đồ các nhân tố rủi ro được quan sát đối với việc đo lường sức khỏe tài chính của hệ thống (ví dụ, CAR, NPLs) và để nhặt ra sự kết hợp khắc nghiệt nhất của các nhân tố rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu sự thích hợp vì các quan sát gây ra căng thẳng nhất được xác định có thể đến từ các giai đoạn lịch sử khác nhau. Bất lợi chính của việc sử dụng các kịch bản lịch sử là sự không chắc chắn về những tình huống tương tự có thể lặp lại trong tương lai.

Đối với việc phát triển kịch bản thông qua quá trình tạo ra dữ liệu, Drehmann (2008) đã xác định bốn phương pháp chính có thể được sử dụng: (1)

24

phân phối của những nhân tố rủi ro được xác định, (2) tiến trình tự hồi quy các biến vĩ mô cơ bản, (3) mô hình vecto tự hồi quy dạng rút gọn, (4) các mô hình cấu trúc vĩ mô. Mô hình vĩ mô có thể cho thấy các kênh truyền dẫn kinh tế vĩ mô quan trọng nhưng nó là một công cụ tương đối phức tạp. Các mô hình tự hồi quy không bao gồm sự phụ thuộc lẫn nhau của các nhân tố rủi ro hệ thống, như Van den End, Hoeberichts & Tabbae (2006) tranh luận rằng, nó không cung cấp cấu trúc nền tảng kinh tế vĩ mô của kịch bản.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ XÁC SUẤT VỠ NỢ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)