III.1 BỐ TRÍ CỐT THÉP THƯỜNG

Một phần của tài liệu Đồ án cầu bê tông cốt thép DUL (Trang 25)

1. Bố trí cốt thép đai

- Cốt thép đai được bố trí nhằm tạo ra khung cấu tạo, định vị cốt thép dọc đồng thời Tăng cường khả năng chịu cắt cho dầm chủ.

Cốt thép đai gồm 2 loại:

+Cốt đai chính có chiều cao bằng với chiều cao của dầm chủ.

+Cốt đai phụ được bố trí trong phạm vi bầu dầm theo kích thước của bầu. Bước cốt đai:

+Các mặt cắt trong phạm vi từ đầu dầm đến mặt cắt ¼ dầm, cốt đai nên bố trí với bước @≤30cm. Khu vực đầu dầm cốt đai nên bố trí mau hơn để tăng cường khả năng chịu cắt cho dầm, vì tại đầu dầm lực cắt rất lớn.

+Các mặt cắt trong khu vực giữa dầm nên bố trí với bước @≤50cm Thép sử dụng làm cốt đai thường là thép tròn trơn Φ6÷ Φ8

2. Bố trí cốt thép dọc cấu tạo

-Cốt thép dọc cấu tạo được bố trí nhằm tạo ra khung cấu tạo, đồng thời làm giảm hiện tượng co ngót và từ biến gây nứt bề mặt cho bê tông dầm chủ.

-Thép sử dụng để làm cốt thép cấu tạo thường là thép có gờ Φ10÷ Φ14. -Khoảng cách giữa các thanh cốt thép cấu tạo khoảng 20÷30cm

3. Bố trí cốt thép trong bản bê tông

-Cốt thép trong bản bê tông mặt cầu được bố trí thành 2 lưới là lưới trên và lưới dưới. -Lưới cốt thép trên:

+Đường kính cốt thép: Φ = 12mm

+Khoảng cách giữa các thanh: @=10cm

+Khoảng cách từ tim cốt thép phía trên đến mép trên của bản bê tông: art=5cm Lưới cốt thép phia dưới:

+Đường kính cốt thép: Φ=12mm

+Khoảng cách giữa các thanh: @=10cm

+Khoảng cách từ tim cốt thép phia dưới đến mép dưới của bản bê tông: arb=5cm

Một phần của tài liệu Đồ án cầu bê tông cốt thép DUL (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w