Nước lỗ khoan dầu khí có thành phần hóa học rất phong phú. Ngoài các cation còn có rất nhiều các anion như Cl-, Br-, F-, SO42-, HCO-3, CO32-... Nhưng trong nước lỗ khoan dầu khí hàm lượng Cl- là rất lớn vào khoảng 19500 mg/l [1]. Để có cơ sở cho việc khảo sát ảnh hưởng của anion Cl-, tôi tiến hành chuẩn độ mẫu PW2 để xác định hàm lượng ion Cl- bằng dung dịch AgNO3 với chỉ thị là K2CrO4 chuẩn độ đến khi kết tủa Ag2CrO4 màu da cam xuất hiện ổn định. Tuy nhiên, do trong nước lỗ khoan dầu khí có mặt đồng thời các halogen khác (F-, Br-, I-) nên kết tủa trắng sữa ngoài AgCl còn có cả AgF, AgBr và AgI. Do đó xác định theo cách này thực chất là xác định tổng hàm lượng các halogen có trong mẫu nước lỗ khoan dầu khí [1].
Kết quả hàm lượng Cl- trong mẫu PW2 là 19667 mg/l. Mẫu nghiên cứu là dung dịch Sr 10 ppm trong HCl 1% nền NH4Ac 1% có thêm anion Cl- ở khoảng nồng độ 0- 2600 ppm.
Bảng 3.12: Khảo sát ảnh hưởng của anion Cl- Kết quả Nồng độ Cl - (ppm) 0 650 1300 1950 2600 Abs 0,2753 0,1648 0,2061 0,2177 0,2088 RSD (%) 0,00 -40.13 -25,13 -20,92 -24,16
Kết quả khảo sát cho thấy, với sự có mặt của anion Cl- ở khoảng nồng độ trên trong dung dịch mẫu phân tích làm giảm cường độ hấp thụ quang của Sr, sai số lớn hơn 15%, do đó phải loại Cl- khỏi mẫu thực.
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát thực nghiệm ở các bảng trên, giới hạn hàm lượng các cation không gây ảnh hưởng đến phép đo Sr được chỉ ra ở bảng 3.12:
Bảng 3.13: Giới hạn hàm lượng các cation không gây ảnh hưởng Nguyên tố Nồng độ cho phép (ppm) Al ≤ 40 Ba ≤ 1 Ca ≤ 480 Fe ≤ 8 Mg ≤ 10 3.3. Đánh giá chung