SGK, SGV Một số lọ hoa

Một phần của tài liệu Giáo án mĩ thuật lớp 3 theo chương trình VNEN (FULL) (Trang 25)

- Một số lọ hoa - Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu về lọ hoa

- GV cho HS quan sát 1 số lọ hoa đã chuẩn bị, yêu cầu HS tìm hiểu + Hình dáng lọ hoa? ( Nhiều hình dáng phong phú )

+ Các bộ phận của lọ hoa? ( Thân, miệng, cổ, đáy )

+ Lọ hoa thường làm bằng chất liệu gì? ( Thủy tinh, gốm, đất..)

+ Lọ hoa thường được trang trí ra sao? ( Các họa tiết hoa văn khác nhau ) - GV nhận xét bổ xung cho các nhóm

3. HS tìm hiểu cách vẽ lọ hoa

- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS nêu các bước vẽ - GV nhận xét, thao tác vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát các bước vẽ:

+ Vẽ khung hình chung vừa khổ giấy. + Xác định tỉ lệ các bộ phận

+ Vẽ phác hình dáng lọ hoa + Chỉnh sửa cho gióng mẫu

- GV gợi ý HS cách trang trí lọ hoa cho đẹp

4. HS quan sát thêm một số bài vẽ của HS.

2. Hoạt động thực hành:

1. Thực hành

- HS thực hành vẽ lọ hoa theo mẫu.

- Trong khi thực hành GV quan quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá

+ Cách vẽ hình: Cân đối, giống mẫu... + Cách tô màu: Đều màu, có sáng tối... - HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp - GV nhận xét, đánh giá bài vẽ - GV nhận xét chung tiết học

- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

3. Hoạt động ứng dụng:

- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập. - Sưu tầm các loại lọ hoa theo ý thích.

________________________________________ MÜ thuËt : Líp 3

TIẾT 19: VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI

I/ Mục tiêu:

- Hiểu đề tài chú bộ đội.

- Biết cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội. - Tập vẽ tranh đề tài chú bộ đội.

II/ Tài liệu và phương tiện:Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Tranh đề tài chú bộ đội - Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan sát, tìm hiểu về đề tài chú bộ đội:( Hoạt động nhóm ) - GV cho HS quan sát 1 tranh đã chuẩn bị, yêu cầu HS tìm hiểu: + Tranh vẽ đề tài gì? ( Chú bộ đội )

+ Tranh miêu tả những hoạt động nào của chú bộ đội?

+ Kể tên một số hoạt động của chú bộ đội? ( Chú bộ đội hành quân, chú bộ đội luyện tập....)

+ Nêu một hoạt động của chú bộ đội mà em thích? - GV nhận xét bổ xung cho các nhóm

3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh đề tài chú bộ đội

- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS nêu các bước vẽ - GV nhận xét, thao tác vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát các bước vẽ:

+ Chọn vẽ các hình ảnh chính.

+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động. + Chỉnh sửa và tô màu theo ý thích.

- GV gợi ý HS cách sắp xếp hình ảnh chú bộ đội, cách vẽ trang phục, vẽ màu...

4. HS quan sát thêm một số bài vẽ của HS.

2. Hoạt động thực hành:

1. Thực hành

- HS thực hành vẽ tranh đề tài chú bộ đội.

- Trong khi thực hành GV quan quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét về: + Cách vẽ hình: có chính phụ, cân đối làm nổi bật nội dung + Cách tô màu: Đều màu, có sáng tối...

- HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp - GV nhận xét, đánh giá bài vẽ

- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

3. Hoạt động ứng dụng:

- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập. - Tìm hiểu ý nghia ngày 22 tháng 12.

________________________________________ MÜ thuËt : Líp 3

TIẾT 20: VẼ TRANG TRI

VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT

I/ Mục tiêu:

- Biết thêm về họa tiết trang trí.

- Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật. - Vẽ được hoak tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Tranh trang trí hình chữ nhật - Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

1. HS quan sát, tìm hiểu về hình chữ nhật cần vẽ

- GV cho HS quan sát bài trang trí hình chữ nhật yêu cầu HS tìm hiểu: + Đâu là họa tiết chính, phụ?

+ Họa tiết trong bài trang trí là họa tiết gì? + Các họa tiết được sắp xếp ra sao?

+ Hình trang trí đã vẽ hoàn chỉnh chưa? - GV nhận xét bổ xung cho các nhóm

2. HS tìm hiểu cách vẽ

- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ hình và vẽ màu vào bài - Nhận xét, hướng dẫn cáh vẽ:

+ Xác định trục của họa tiết

+ Vẽ phác họa tiết bằng nét chì mờ + Chỉnh sửa họa tiết cho cân đối

+ Vẽ màu giống như bài trang trí hình vuông.

4. HS quan sát thêm một số bài vẽ của HS.

2. Hoạt động thực hành:

1. Thực hành

- HS thực hành vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu.

- Trong khi thực hành GV quan quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét về: + Cách vẽ hình: cân đối

+ Cách tô màu: Đều màu, có sáng tối... - HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp - GV nhận xét, đánh giá bài vẽ

3. Hoạt động ứng dụng:

- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập. - Sưu tầm các bài trang trí hình chữ nhật.

_______________________________________ MÜ thuËt : Líp 3

TIẾT 21: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu tiếp xúc, làm quen với nghệ thuật điêu khắc.

- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, dặc điểm của các pho tượng.

II/ Tài liệu và phương tiện :

- Giáo viên: SGK, SGV, tranh các loại tượng - Học sinh:Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

2. HS quan nghe giới thiệu về tượng

- GV cho HS quan sát tranh ảnh các bức tượng và gợi ý HS quan sát, nhận biết - GV nêu một vài nét cơ bản về tượng và nghệ thuật điêu khắc.

3. HS tìm hiểu về tượng

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong vở tập vẽ và yêu cầu HS nêu: + Trong ảnh là những tượng nào?

+ Tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng nào là tượng anh hùng liệt si? + Chất liệu tạo nên các pho tượng là gì?

- GV nhận xét, bổ xung thêm cho các nhóm một số đặc điểm về tượng.

4. Nhận xét, đánh giá - HS các nhóm tự nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS, các nhóm có nhiều ý kiến xây dựng bài.

- GV dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

- Sưu tầm tranh về tượng qua sách báo.

_______________________________________ MÜ thuËt : Líp 3

TIẾT 22: VẼ TRANG TRI

VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU

I/ Mục tiêu:

- Làm quen với chữ nét đều. - Biết cách tô màu vào dòng chữ. - Tô được màu dòng chữ nét đều.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Một số kiểu chữ nét thanh đậm, nét đều - Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

1. Hoạt động cơ bản:

1. Nghe giới thiệu bài

1. HS quan sát, tìm hiểu về kiểu chữ nét đều - GV cho HS quan sát một số kiểu chữ nét đều và tìm hiểu: + Hãy chỉ ra đâu là kiểu chữ nét đều?

+ Nét của chữ nét đều như thế nào? ( Bằng nhau )

+ Chữ nét đều thường được sử dụng làm gì? ( Quảng cáo. In sách báo...) - GV nhận xét, bổ xung vài đặc điểm của kiểu chữ nét đều.

2. HS tìm hiểu cách vẽ màu vào dòng chữ

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong vở tập vẽ và yêu cầu HS nêu: + Tên dòng chữ?

+ Các con chữ, nét của các con chữ?

- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ màu vào dòng chữ - Nhận xét, nêu cách vẽ màu vào dòng chữ:

+ Chọn màu vẽ: chọn màu chữ đậm, nền nhạt hoặc ngược lại

+ Vẽ màu vào dòng chữ: Có thể vẽ màu vào dòng chữ trước, nền sau hoặc ngược lại. Khi vẽ màu vào dòng chữ nên vẽ màu xung quanh chữ trước, ở giữa sau...

4. HS quan sát một số bài vẽ.

2. Hoạt động thực hành:

1. HS thực hành vẽ màu vào dòng chữ nét đều

- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

2. Nhận xét đánh giá

- GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm và tổ chức cho HS tự nhận xét: + Cách vẽ màu? ( Đều màu, rõ, tươi sáng, có đậm nhạt...)

- HS chọn ra các bài vẽ đẹp

- GV nhậnu xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.

3. Hoạt động ứng dụng:

- Sưu tầm các dòng chữ nét đều và cắt dán vào giấy. _________________________________________

MÜ thuËt : Líp 3 TIẾT 23: VẼ THEO MẪU VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC

I/ Mục tiêu:

- Biết quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước. - Biết cách vẽ bình đựng nước.

- Vẽ được cái bình đựng nước.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

- SGK, SGV...

- Tranh vẽ cái bình đựng nước - Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu

III/ Tiến trình:

- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi

1. Hoạt động cơ bản:

2. HS quan sát, tìm hiểu về cái bình đựng nước

- GV cho HS quan sát cái bình đựng nước đã chuẩn bị và tranh ảnh về cái bình đựng nước, yêu cầu HS tìm hiểu:

+ Hình dáng cáci bình đựng nước? ( Nhiều hình dáng khác nhau) + Các bộ phận của cái bình đựng nước? ( Thân, miệng, tay cầm..) + Chất liệu của cái bình đựng nước? ( Nhựa, thủy tinh...)

+ Màu sắc, cách trang trí cái bình đựng nước?

- GV nhận xét bổ xung cho các nhóm về cái bình đựng nước.

3. HS tìm hiểu cách vẽ cái bình đựng nước theo mẫu

- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS tìm hiểu, nêu các bước vẽ

- GV nhận xét, thao tác mâu các bước vẽ cho HS quan sát: + Ước lượng chiều cao, chiều ngang phác khung hình chung + Tìm tỉ lệ các bộ phận, vẽ phác các nét chính

+ Chỉnh sửa cho giống mẫu + Trang trí, vẽ màu theo ý thích

- GV lưu ý HS cách sắp xếp bố cục, cách vẽ màu tươi sáng.

4. HS quan sát thêm một số bài vẽ của HS.

2. Hoạt động thực hành:

1. Thực hành

- HS thực hành vẽ cái bình đựng nước

- Trong khi thực hành GV quan quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng

2. Nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét về: + Cách vẽ hình: Cân đối, giống mẫu...

+ Cách tô màu: Đều màu, có sáng tối... - HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp - GV nhận xét, đánh giá bài vẽ

- GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau

- Trưng bày sản phẩm tại góc học tập.

- Sưu tầm các bình đựng nước có hình dáng đẹp.

________________________________________ MÜ thuËt : Líp 3

TIẾT 24: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO

I/ Mục tiêu:

- Hiểu thêm về đề tài tự do. - Biết cách vẽ tranh đề tài tự do. - Tập vẽ tranh đề tài tự do.

II/ Tài liệu và phương tiện :Giáo viên: Giáo viên:

Một phần của tài liệu Giáo án mĩ thuật lớp 3 theo chương trình VNEN (FULL) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w