Mục tiêu sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và kết quả hoạt động sản xuất của Công ty Sơn ASEE Việt Nam (Trang 29)

III. Ưu nhược điểm của Công ty

2. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thờ

2.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh

Để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước và căn cứ vào khả năng thực tế của mình, Công ty sản xuất và kinh doanh xe máy đã đề ra các mục tiêu như sau:

Giai đoạn 2006-2010:

 Giữ vững thị trường đã chiếm lĩnh được bằng nhiều cách thức khác nhau như nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại mẫu mã và có thể dùng giá khuyến mại để thúc đẩy doanh số bán.

 Đầu từ theo chiều sâu dây chuyền công nghệ sản xuất các sản phẩm Sơn có chất lượng cao đa dạng màu sắc. Tận dụng các cơ sở hạ tầng đã có, xây dựng cải tạo mặt bằng nhà xưởng, văng phòng các trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm.

 Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế chủ động chiếm lĩnh các thị trường tiêu thụ trên cả nước. Muốn vậy Công ty cần đầu tư tăng các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm.

 Điều chỉnh hệ thống sản xuất, lắp ráp và hoàn thiện bộ máy quản lý trong từng khâu cho thích hợp với tình hình mới.

Giai đoạn 2010-2020:

 Bảo đảm kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế có lãi tạo thu nhập cao cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

 Hoàn thiện đồng bộ công nghệ và tiếp tục đổi mới ở một số khâu cho phù hợp hơn.

 Mở rộng thị trường, tăng tối đa công suất sử dụng trên các quy trình

 Duy trì và tăng cường liên doanh, hợp doanh với các công ty trong và ngoài nước.

 Xây dựng liên kết vững chắc hệ thống bạn hàng và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý trên toàn quốc.

 Công ty dự tính mức doanh thu sẽ tăng gấp 5 lần vào 2010 và 8 lần vào 2020.

2.2. Chiến lược kinh doanh

 Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh cả về số lượng và chất lượng.

 Tiếp tục mở rộng và duy trì thị trường kinh doanh ở các tỉnh hiện tại chủ yếu với các đại lý phân phối và cửa hàng bán buôn bán lẻ.

 Về ngành hàng kinh doanh:

• Tiếp tục đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, không ngừng nghiên cứu phát triển mặt hàng mới.

• Sử dụng lợi thế cạnh tranh để phát triển các mặt hàng truyền thống và thị trường truyền thống, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của mặt hàng.

• Về phân phối và tiêu thụ hàng hoá: Đa dạng hoá kênh phân phối và đa dạng hoá phương thức tiêu thụ tuỳ thuộc vào đặc điểm từng mặt hàng, từng khu vực thị trường, từng quan hệ bán hàng để sử dụng linh hoạt các phương thức như: mua đứt bán đoạn, bán trả chậm, bán trả góp, bán có triết khấu với khách hàng quen thuộc mua nhiều với số lượng lớn.

Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch năm 2006-2007 Công ty cần tiếp tục thực hiện những giải pháp sau:

 Về vốn kinh doanh: Tập trung khai thác vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, giảm tối đa lượng vốn tồn đọng do hàng tồn kho giúp cho hàng hoá được thông suốt.

 Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Tiếp tục cải tạo nâng cấp thêm hệ thống, phương tiện, nhà xưởng phục vụ tốt công tác kinh doanh. Cải tạo nâng cấp đổi mới các quầy hàng, trang bị các phương tiện vận chuyển chuyên dụng để kịp thời phục vụ nhu cầu của khách hàng.

 Về lực lượng bán hàng: Tuyển chọn, đào tạo lực lượng bán hàng theo hướng đa năng áp dụng nhiều hình thức bán hàng khác nhau. Lực lượng bán không chỉ đơn thuần làm công tác bán hàng mà có thê thực hiệnmột loạt các công việc như nghiên cứu thị trường, thăm dò gợi mở nhu cầu khách hàng, tiếp nhận các đơn đặt hàng.

Để thực hiện được mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình. Công ty thực hiện hàng loạt các biện pháp để phát huy điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu còn tồn tại trong việc vận hành công nghệ.

2.3. Chiến lược Marketing

Công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sơn ASEE bao gồm cả sản xuất và thương mại. Do đó ngoài việc sản xuất ra được những mặt

hàng đa dạng về màu sắc đạt chất lượng tốt. Doanh nghiệp còn phải hoàn thiện được hệ thống về Marketing trong Công ty.

 Hệ điều tra Marketing: Hệ thống điều tra Marketing cung cấp những số liệu đang diễn biến xảy ra. Công ty có thể tiếnhàn công tác điều tra Marketing qua sách báo, ấn phẩm, tiếp xúc với khách hàng, người phân phối và những người khác ở bên ngoài cũng như gặp gỡ trò chuyện với các nhà quản lý và quản trị kinh doanh khác.

Nhằm nâng cao chất lượng và số lượng của hệ điều tra Marketing, Công ty sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp:

• Huấn luyện và động viên lực lượng bán hàng phát hiện, báo cáo những diễn biến mới. Công ty có thể lập những mẫu báo cáo mới để nhân viên bán hàng dễ dàng điền thông tin vào.

• Công ty động viên những người phân phối, những người bán buôn và trung gian khác cung cấp những thông tin quan trọng hoặc có thể cử ra những cán bộ để thu thập thông tin tình báo(đi mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, dự đại hội của đối thủ, tham gia các cuộc triển lãm thương mại)

• Công ty sẽ xây dựng một bộ phận thông tin Marketing nội bộ để thu thập và cung cấp tin tức điều tra.

 Hệ nghiên cứu Marketing: Tập trung và các vấn đề cơ bản như: nghiên cứu đặc trưng đo lường khái quát thị trường khách hàng - người tiêu dùng cuối cùng- phân đoạn thị trường.

 Thành lập phòng chuyên trách Marketing: Các hoạt động mang chức năng hoạt động Marketing không thể tách rời các hoạt động khác của Công ty, nó được đặt trong chính sách phát triển chung. Để tổ chức một cách có hiệu quả nhất tất cả các hoạt động Marketing, ban lãnh đạo công ty phải hình dung ra tất cả các hoạt động đó, xắp xếp cúng vào các

phân hệ chức nằn một cách có hệ thống và tổ chức phối hợp các hoạt động này một cách tối ưu.

2.4. Chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sơn ASEE

 Chính sách sản phẩm: Hiện nay trên thị trường đã và đang có rất nhiều sản phẩm Sơn có chất lượng tốt đã đem được lòng tin tới người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm như: Sơn JoTon, Sơn Pec, Sơn Kova...Bới vậy yếu tố sản phẩm là yếu tố xương sốn mang tính chất quyết định thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất đem lại lòng tin cho người tiêu dùng trong giai đoạn đầu đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường. Công ty phải luôn chú ý đến danh tiếng của sản phẩm trên thị trường Việt Nam.

Mặc dù rất chú trọng giá cả trong việc tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn nhưng do sản phẩm là sản phẩm mới được sự tin dùng của khách hàng, bên cạnh đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm năng lớn trên thị trường dó đó Công ty phải luôn có những điều chỉnh về giá cả hợp lý cho các nhà phân phối và các chi nhánh của Công ty phù hợp với giá cả thị trường và có giá cả cạnh tranh cao nhưng phải đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Công ty.

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định lượng cung, cầu trên thị trường cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty tuy là một doanh nghiệp Tư nhân hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Sự thay đổi giá cả của Công ty không ảnh hưởng nhiều đến giá cả thị trương. Để mở rộng và phát triển thị trường, ngoài chất lượng sản phẩm Công ty phải có một mức giá thích hợp cho phù hợp với mức chi phí sản xuất bỏ ra khi sản xuất sản phẩm.

 Chính sách phân phối: Trong lĩnh vực kinh doanh việc phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng là việc hết sức khó khăn mà không mang lại hiệu quả cao, chính vì vậy Công ty phải thực hiện phân phối hàng loạt qua các trung gian. Với một số chủng loại mô hình phân phối

khác nhanh về chính sách phân phối của Công ty.Công ty luôn chú trọng tới việc tiêu thụ qua các nhà phân phối, mở các đại lý, chi nhánh, tích cực chọn các nhà phân phối có uy tín trên thị trường, có mạng lưới tiêu thụ đại lý rộng lớn và nhiệt huyết trong việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu ASEE.

 Quảng cáo: Hoạt động quảng cáo của Công ty hiện đang được áp dụng chủ yếu như quảng cáo tiếp thị, tham gia hội chợ triển lãm, qua các báo tiêu dùng, và chủ yếu là thông qua các nhà phân phối truyền đạt những thông tin tốt nhất tới người tiêu dùng. Thông qua những nhà phân phối có uy tín và nhiệt huyết trong quá trình đưa sản phẩm của Công ty xâm nhập thị trường và khẳng định thương hiệu sản phẩm Sơn ASEE. Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục hoàn thiện hơn về vấn đề quảng cáo khẳng định thương hiệu sản phầm của Công ty.

Kết luận

Trong cơ chế quản lý tài chính mới của Nhà nước, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi và phải có lãi. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Trong đó hạ thấp chi phí kinh doanh là con đường cơ bản để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lý luận về chi phí kinh doanh đã được nhiều doanh nghiệp đề cập đến, nhưng việc vận dụng vào thực tế lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Công ty Sơn ASEE Việt Nam là một công ty tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong nền kinh tế thị trường mở rộng liên kết hợp tác quốc tế đa phương hoá, đa dạng hoá. Với nền kinh tế mở cửa như hiện nay, Công ty phải có chính sách sản phẩm đúng đắn có ý nghĩa quyết định giúp Công ty thực hiện được các mục tiêu của chiến lược chung Marketing. Đối với công sản xuất và kinh doanh Sơn, việc nghiên cứu chiến lược sản phẩm lại càng có ý nghĩa thiết thực hơn, bởi đặc điểm cạnh tranh khác nghiệt trong ngành sơn công nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, cạnh tranh trong nước với nước ngoài. Trong tình trạng sản xuất, kinh doanh khó khăn như hiện nay, việc đặt ra được chiến lược và phương hướng phát triển đúng đắn là một vấn đề cần thiết.

Do thời gian thực tập và khả năng nghiên cứu có hạn đề tài này khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo góp ý của Thầy cô và các bạn.

MỤC LỤC

Lời nói đầu...1

Phần I:...3

Tổng quan về Công ty Sơn ASEE Việt Nam...3

I. Sự cần thiết của ngành Sơn công nghiệp...3

II. Quá trình hình thành và phát triển công ty Sơn ASEE...4

1. Quá trình hình thành Công ty Sơn ASEE...4

2. Quá trình phát triển của Công ty Sơn ASEE...5

Phần II:...7

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và kết quả...7

hoạt động sản xuất của Công ty...7

Sơn ASEE Việt Nam...7

I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty Sơn ASEE...7

1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty...7

1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty...7

1.2. Chức năng từng bộ phận...8 2. Sản phẩm và thị trường...10 2.1. Sản phẩm...10 2.2. Thị trường...11 3. Lao động - lương...12 3.1. Lao động...12 3.2. Lương - Thưởng...14

4. Máy móc thiết bị và công nghệ...14

5. Nguyên liệu...19

II. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sơn ASEE Việt Nam...20

1. Tình hình sử dụng và quản lý Tài sản và Vốn...20

1.1. Tình hình quản lý Tài sản cố định và vốn cố định...20

1.2. Tình hình quản lý TSLĐ và VLĐ...22

2. Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Sơn ASEE...23

III. Ưu nhược điểm của Công ty...25

1.Ưu điểm...25

2. Nhược điểm...27

Phần III:...28

Phương hướng phát triển Công ty...28

trong thời gian tới...28

1. Định hướng phát triển của ngành trong thời gian tới...28

2. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới...29

2.2. Chiến lược kinh doanh...30 2.3. Chiến lược Marketing...31 2.4. Chính sách đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sơn ASEE ...33 Kết luận...36

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và kết quả hoạt động sản xuất của Công ty Sơn ASEE Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w