1.Sao: Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời. Ngôi sao gần nhất cách ta đến hàng chục tỉ kilômét, ngôi sao xa nhất mà ta đã biết cách ta đến 14 tỉ năm ánh sáng.
2.Các loại sao
a) Đa số các sao tồn tại trong trạng thái ổn định, có kích thước, nhiệt độ,… không đổi trong một thời gian dài. b) Các sao đặc biệt:
+ Sao biến quang là sao có độ sáng thay đổi, gồm hai loại: biến quang do che khuất và biến quang do nén dãn. + Sao mới là sao có độ sáng tăng đột ngột.
+ Punxa, sao nơtron là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh. c) Ngoài ra, trong hệ thống các thiên thể trong vũ trụ còn có lỗ đen và tinh vân.
3. Khái quát về sự tiến hóa của các sao
Các sao được cấu tạ từ một đám mây khí và bụi vừa quay vừa co lại. Sau vài chục nghìn năm, vật chất dần dần tập trung ở giữa tạo thành một tinh vân. Ở trung tâm tinh vân, một ngôi sao nguyên thủy được tạo thành. Sao nóng dần lên, trong lòng sao bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt hạch. Khi nhiên liệu trong sao cạn kiệt, sao biến thành các thiên thể khác.
4. Thiên hà
a) Các loại thiên hà + Thiên hà xoắn ốc. + Thiên hà elíp.
+ Thiên hà không định hình hay thiên hà không đều.
Đường kính thiên hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng. Toàn bộ các sao trong thiên hà đều quay xung quanh trung tâm thiên hà.
b) Thiên Hà của chúng ta. Ngân Hà
Thiên Hà của chúng ta là loại thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100 000 năm ánh sáng và có khối lượng khoảng 150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa, dày khoảng 330 năm ánh sáng, chứa vài trăm tỉ ngôi sao. Hệ Mặt Trời nằm trong một cánh tay xoắn ở rìa Thiên Hà, cách trung tâm trên 30 nghìn năm ánh sáng và quay quanh tâm Thiên Hà với tốc độ khoảng 250 km/s.
Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên hà trên vòm Trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm được gọi là dải Ngân Hà.
LT SIÊU CẤP TỐC c) Nhóm thiên hà. Siêu nhóm thiên hà
Vũ trụ có hàng trăm tỉ thiên hà. Các thiên hà hợp lại với nhau thành nhóm thiên hà. Thiên Hà của chúng ta thuộc nhóm thiên hà địa phương. Các nhóm thiên hà lại tập hợp thành Siêu nhóm thiên hà hay Đại thiên hà.
IV/. Thuyết Big Bang
1. Các thuyết về sự tiến hóa của vũ trụ Có hai trường phái khác nhau:
a) Trường phái do nhà vật lý người Anh Hoi-lơ khởi xướng, cho rằng vũ trụ ở trong “trạng thái ổn định”.
b) Trường phái khác cho rằng vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ “cực lớn, mạnh” cách đây 14 tỉ năm, hiện nay đang tiếp tục dãn nở và loãng dần. Vụ nổ nguyên thủy này được đặt tên là Big Bang.
2. Các sự kiện thiên văn quan trọng
a) Vũ trụ dãn nở
Số các thiên hà trong quá khứ nhiều hơn hiện nay, các thiên hà xa xăm rải rác khắp bầu trời đều chạy ra xa hệ Mặt Trời. Tốc độ chạy xa của thiên hà tỉ lệ với khoảng cách d giữa thiên hà và chúng ta: v Hd=
Với H 1,7.10= −2m/(s.năm ánh sáng) gọi là hằng số Hớp-bơn. Vậy vũ trụ đang dãn nở. b) Bức xạ “nền” vũ trụ
Bức xạ 3 k là bức xạ được phát ra từ mọi phía trong vũ trụ và được gọi là bức xạ “nền” vũ trụ. c) Kết luận
Các sự kiện thiên văn đã minh chứng cho tính đúng đắn của thuyết Big Bang.
3. Thuyết Big Bang
Theo thuyết Big Bang, vũ trụ bắt đầu dãn nở từ một “điểm kì dị”, lúc đó tuổi và bán kính của vũ trụ là số không (gọi là điểm zero Big Bang). Các nhà thiên văn chỉ ước đoán được những sự kiện đã xảy ra bắt đầu từ thời điểm
43P P
t =10 s− sau Vụ nổ lớn ; thời điểm này được gọi là thời điểm Plăng. Vũ trụ bị tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao như êlectron, nơtrinô và quac. Từ thời điểm này vũ trụ dãn nở rất nhanh, nhiệt độ của vũ trụ giảm dần.
Các nuclôn được tạo ra sau Vụ nổ một giây.
Ba phút sau đó mới xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên. Ba trăm nghìn năm sau mới xuất hiện các nguyên tử đầu tiên. Ba triệu năm sau mới xuất hiện các sao và thiên hà.
Tại thời điểm t = 14 tỉ năm, vũ trụ ở trạng thái hiện nay, với nhiệt độ trung bình T = 2,7 k.
Câu 1. Phôtôn là hạt sơ cấp có khối lượng nghỉ
A. nhỏ hơn khối lượng nghỉ của êlectron. B. khác 0. C. nhỏ không đáng kể. D. bằng 0.
Câu 2. Khối lượng của Mặt Trời vào cỡ nào sau đây?
A. 1,99.1028 kg. B. 1,99.1029 kg. C. 1,99.1030 kg. D. 1,99.1031 kg.
Câu 3. Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất vào cỡ A. 300 000 km. B. 360 000 km. C. 390 000 km. D. 384 000 km.
Câu 4. Trong thiên văn học, để đo khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời, người ta dùng đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn bằng khoảng cách A.từ Trái đất tới Mặt Trời. B. từ Trái đất tới Mặt Trăng.
C. từ Kim tinh (sao Kim) đến Mặt Trời. D. từ Kim tinh đến Mặt Trăng.
Câu 5. Trong hệ Mặt Trời, thiên thể nào sau đây không phải là hành tinh của hệ Mặt Trời?
A. Mặt Trăng. B. Mộc tinh (sao Mộc). C. Hỏa tinh (sao Hỏa). D. Trái Đất.
Câu 6. Trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời, hành tinh xa Mặt Trời nhất là
A. Mộc tinh. B. Thổ tinh. C.Hải Vương tinh. D. Thiên Vương tinh.
Câu 7. Trong hệ Mặt Trời, thiên thể nào sao đây là vệ tinh của Trái Đất ?
A. Sao Kim. B. Sao Hỏa. C. Sao Thủy. D.Mặt Trăng.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ Mặt trời?
A. Mặt trời là một ngôi sao. B. Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời.
C.Thủy tinh là một ngôi sao trong hệ Mặt trời.
D. Mặt trời duy trì được bức xạ của mình là do phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng nó.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hệ Mặt trời?
A. Mặt trời là một ngôi sao. B. Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời.
C. Hỏa tinh là một ngôi sao trong hệ Mặt trời. D. Kim tinh là một hành tinh trong hệ Mặt trời.
Câu 10. Nơtron là hạt sơ cấp
A. không mang điện. B. mang điện tích âm.
C. có tên gọi khác là nơtrinô. D.mang điện tích dương.
Câu 11. Chọn câu sai.
A. Hạt nhân được tạo bởi các nuclon. B. Các nguyên tử được tạo bởi hạt nhân và các êlectron.