Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu 025 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than hạ long (Trang 26 - 31)

- Chính sách thương mại: Cụ thể là chính sách xuất nhập khẩu than Từ

2.3.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Để thấy rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm than từ đó tìm ra hướng giải quyết những khó khăn trong phát triển thương mại sản phẩm than, em xin phân tích tình hình tiêu thụ, kinh doanh than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long và ngành than

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long qua các năm 2007 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

1. Tổng doanh thu 952,463 1035,68 1149,708 1335 2. Tổng chi phí 919,641 1004,948 1114,508 1295

3. Lợi nhuận 32,822 30,732 35,2 42

( Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành

viên than Hạ Long, năm 2010)

Để phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long chúng ta có thể xem xét kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2007 – 2010 Nhìn chung kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2007 – 2010 đều tốt. Lợi nhuận và doanh thu đều tăng so với các năm trước. Chỉ riêng năm 2008 lợi nhuận giảm từ 32,822 tỷ đồng năm 2007 xuống còn 30,732 tỷ đồng năm 2008 giảm 6,37%. Đó là do ảnh hưởng của lạm phát trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho hoạt động của các ngành công nghiệp giảm sút làm giảm nhu cầu về tiêu thụ than, dẫn đến lợi nhuận giảm. Nhưng đến năm 2009 và 2010 do công ty đã tận dụng và phát huy tốt các nguồn lực, linh động trong các phương án kinh doanh trước diễn biến phức tạp của thị trường nên kết quả kinh doanh đã đạt kết quả tốt lợi nhuận năm 2009 tăng 4,468 tỷ đồng tương ứng với tăng 14,5% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận tăng 6,8 tỷ đồng tương ứng với tăng 19,3% so với năm 2009

Qua đó ta thấy rõ tình hình kinh doanh than của công ty là tốt. Để phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường, công ty cần tích cực hơn nữa trong việc mở rộng quy mô kinh doanh kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất

Bảng 2.3. Sản lượng tiêu thụ của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long và ngành than giai đoạn 2007 – 2010

Đơn vị: Triệu tấn Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Sản lượng tiêu thụ của công

ty

1.435 1.4 1,509 1,69

Sản lượng tiêu thụ của ngành than

40,9 42 43,5 45

( Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty TNHH

một thành viên than Hạ Long, năm 2010)

Nhìn chung sản lượng tiêu thụ than của công ty và của ngành đều tăng qua các năm. Chỉ riêng năm 2008 % tăng trưởng của công ty là – 2,445 so với năm 2007.Đó là do năm 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp như: Xi măng, giấy, thép…bị giảm do ảnh hưởng của lạm phát trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu

Sang năm 2009 để kích cầu tiêu dùng trong nước chính phủ đưa ra các gói kích cầu trị giá 143000 tỷ đồng và áp dụng các biện pháp chống sự quay trở lại của lạm phát. Vì vậy, nhu cầu trong nước tăng trở lại, nhu cầu tiêu thụ than tăng 7,7% năm 2009 và tăng 12% năm 2010

Qua đó có thể thấy rõ, quy mô hoạt động thương mại sản phẩm than của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long nói riêng và ngành than nói chung mặc dù tốt nhưng tăng trưởng không đều. Do đó công ty cần có những phương án kinh doanh tốt để gia tăng sản lượng tiêu thụ đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của các ngành công nghiệp.

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1. Doanh thu(đv:tỷ đổng) 952,463 1035,68 1149,708 1335 2. Lợi nhuận(đv: tỷ đồng) 32,822 30,732 35,2 42

3. Tỷ suất lợi nhuận 3,45 2,97 3,06 3,15

( Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành viên than Hạ Long, năm 2010)

Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm đều tốt. Trung bình lợi nhuận chiếm khoảng 3,158 % trong tổng doanh thu. Nhưng với lợi thế và tiềm năng của công ty hiệu quả đạt được vẫn chưa xứng với lợi thế của công ty. Vì vậy công ty cần phải tích cực triển khai thực hiện các biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm chi phí để gia tăng tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu để nâng cao chất lượng phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường

Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Đơn vị : % Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1. Chi phí (đv:tỷ đổng) 919,641 1004,948 1114,508 1295 2.Lợi nhuận(đv: tỷ đồng) 32,822 30,732 35,2 42

3. Tỷ suất lợi nhuận 3,57 3,06 3,16 3,24

( Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một

thành viên than Hạ Long, năm 2010)

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường

Nhìn chung hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2007 – 2010 đều tốt. Trung bình lợi nhuận chiếm khoảng 3,258% trong tổng chi phí

Để đạt được hiệu quả thương mại DN đã sử dụng tốt nguồn lực thương mại, tiết kiệm chi phí để gia tăng quy mô và chất lượng phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường. Tuy nhiên, DN cần nỗ lực hơn nữa để gia tăng tỷ suất lợi nhuận theo chi phí từ đó nâng cao hiệu quả thương mại tốt hơn

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng vốn theo doanh thu

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1. Vốn (đv: Tỷ đồng) 553,76 595,22 656,976 758,52 2. Doanh thu(đv: tỷ đồng) 952,463 1035,68 1149,708 1335 3. Doanh thu/ vốn 1,72 1,74 1,75 1,76

( Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một

thành viên than Hạ Long, năm 2010)

Qua bảng số liệu ta thấy, công ty đã có cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Với một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được trung bình khoảng 1,73 đồng doanh thu. Để đạt được hiệu quả thương mại công ty cần có định hướng để phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả trong từng giai đoạn nhằm gia tăng doanh thu trên 1 đồng vốn bỏ ra

Chương III: Các kết luận và đề xuất về phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên

than Hạ Long 3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.1.1 Thành công mà công ty đạt được

Với tiềm năng về trữ lượng lớn, sản phẩm than có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhu cầu về than gia tăng cùng với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt như: Điện, giấy, Xi măng, phân bón, hóa chất…Thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của mặt hàng than

Trong những năm trở lại đây công ty TNHH một thành viên than Hạ Long đã có những thành công bước đầu trong việc phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa thể hiện qua các chỉ tiêu:

Một phần của tài liệu 025 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm than trên thị trường nội địa của công ty TNHH một thành viên than hạ long (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w