3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, điều chỉnh thang đo phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các bước sau :
- Thu thập 20 ý kiến (Xem phụ lục 2) của người tiêu dùng về quyết định mua thuốc không kê toa. Các ý kiến được thu thập từ 31 người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa.
- Phỏng vấn tay đôi (Xem phụ lục 3): Dựa trên các ý kiến thu thập, tác giả thực hiện phỏng vấn tay đôi với 20 người tiêu dùng nhằm làm rõ, khám phá thêm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa.
Sau khi đã có thực hiện phỏng vấn tay đôi, tác giả xây dựng thang đo nháp dựa trên cơ sở lý thuyết, các thành phần từ thang đo quyết định mua thuốc không kê toa của Zhou (2012) và Shah (2010) và các ý kiến thu thập được từ người tiêu dùng.
- Thảo luận nhóm (Xem phụ lục 4): Dựa trên thang đo nháp đã được xây dựng, tác giả tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận gồm có 2 nhóm (nhóm 10 nam, nhóm 10 nữ). Thông qua thảo luận nhóm, các biến quan sát được loại bỏ, bổ sung, làm rõ tránh sự trùng lắp giữa các ý kiến. Cơ sở để loại bỏ, bổ sung các biến quan sát dựa trên sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm. Từ kết quả thảo
30
luận nhóm, tác giả xây dựng thang đo sơ bộ. Thang đo sơ bộ bao gồm: 3 thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin vào nhà thuốc (13 biến quan sát), 6 thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê toa (22 biến quan sát), và biến quyết định mua thuốc không kê toa (4 biến quan sát).
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp với 150
người tiêu dùng mua thuốc không kê toa tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đo lường các biến quan sát (Xem phụ lục 5), mục tiêu nhằm điều chỉnh thang đo phù hợp để thực hiện nghiên cứu chính thức. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức (Xem phụ lục 7).
Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu này là người tiêu dùng mua thuốc không kê toa tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát cụ thể là những người đến mua thuốc tại các nhà thuốc bán lẻ, những bệnh nhân tới khám bệnh tại các bệnh viện trong thành phố, nhân viên văn phòng, sinh viên... Phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Mẫu nghiên cứu : Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích,
nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố (EFA) theo kinh nghiệm nghiên cứu thực tế thì số lượng mẫu phải ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra theo Tabachnick & Fidell (2007) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì để phân tích hồi quy tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thoả mãn : n ≥ 8k + 50 (với n : kích cỡ mẫu nghiên cứu, k : số biến độc lập của mô hình).
Nghiên cứu thu thập được dữ liệu từ 395 người tiêu dùng mua thuốc không kê toa tại thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi phát biểu được đo lường theo thang đo Likert 5 điểm. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0
31
Phương pháp phân tích số liệu : Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Cronbach Alpha, sau đó tiến hành phân tích nhân tố (EFA), xây dựng hàm hồi quy bội, kiểm định độ phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính ( Thu thập ý kiến, Phỏng vấn tay đôi, Thảo luận nhóm)
Thang đo sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ n =150
Thang đo chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức n = 395
Kiểm định thang đo (Cronbach Alpha, EFA)
Phân tích hồi quy, t-Test, ANOVA
Viết báo cáo nghiên cứu
Kiểm định giả thuyết
Kiểm định thang đo (Cronbach Alpha, EFA)
32