Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người tự

Một phần của tài liệu Từ láy trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 33)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2.1. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người tự

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh đã tạo nên một thế

giới nhân vật độc đáo và hoàn toàn mới mẻ so với trước đó. Người lính trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh bên cạnh con người cộng đồng sống vì lí

29

và người lính cũng vậy, họ cũng có ước mơ của riêng mình. Ước mơ của những người lính trinh sát tưởng như tầm thường nhưng lại là động lực để họ cố gắng vượt qua những tháng ngày đau buồn của cuộc chiến. Để khắc họa tâm trạng của những người lính xa nhà với con người bản năng nhất, nhà văn đã cụ thể hóa từng chi tiết, hình ảnh để diễn tả tâm trạng này. Đó là những giấc mơ của người lính về ngày trở về đoàn tụ, thậm chỉ có lúc bản năng ấy trở nên trần tục. Can, Kiên, Vượng, Phán, Thịnh, Cừ,… cùng những đồng đội khác của Kiên có những thú vui đầy bản năng: ham mê bài bạc, hồng ma, xục gái, nói tục, chửi thề… “Người đánh kẻ chầu rìa, vui vẻ, om sòm nhiều hôm

thâu đêm. Tuồng như là một thời kì sung sướng, bình yên, nhàn cư, vô tư lự lắm vậy” [10; 15]. Từ láy “vui vẻ” nghĩa là “có vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng rất vui” [7; 1360], cũng như vậy từ láy “sung sướng” nghĩa là “ở trạng thái vui vẻ, thích thú, cảm thấy được thỏa mãn về vật chất hoặc tinh thần” [7; 1045].

Hai từ láy “vui vẻ”, “sung sướng” đi liền nhau đã cho thấy niềm vui bản năng của những người lính khi chơi bài bạc để giải sầu, họ cố gắng vượt qua những tháng ngày nghiệt ngã của chiến tranh. Đó dường như là những ngày vui vẻ sung sướng nhất vì khi đó tất cả những người bạn được quây quần bên nhau chưa ai phải ra đi. Hay có những khi những người lính chìm ngập trong khói hồng ma. “Nhất là về đêm, hương hoa như thể được cô đậm, ngọt, ngào ngạt,

thẩm thấu vào giấc ngủ làm thành bao nhiêu là giấc mơ kì lạ gây những ám ảnh khoái lạc mê mẩn. Buổi sáng thức dậy hương hoa dẫu nhạt nhiều rồi song ai nấy vẫn cảm thấy âm ỉ trong lòng một nỗi đắm đuối bí ẩn, vừa thích vừa rợn” [10; 18]. Khói hồng ma dường như đã giúp con người thoát khỏi

thực tại đau thương sống trong ảo mộng tươi đẹp. Từ láy “ám ảnh” nghĩa là “hiện ra luôn trong trí óc và làm cho lo lắng không yên” [7; 5]. Khói hồng ma đã ám ảnh người lính đến nỗi mê mẩn, đắm đuối. Hai từ láy “mê mẩn”, “đắm

30

đã thể hiện sự say mê tới mức hoàn toàn không còn biết gì nữa của những người lính thời kì này. Chìm đắm trong bài bạc, hồng ma chưa đủ những người bạn của Kiên bắt đầu đi tìm tình yêu, họ đã tìm thấy người người bạn tri kỉ trong rừng sâu. “Và nhiều giờ sau khi các gã trai lần về, thở hổn hển, bê

bết bùn và run rẩy trong cái mát lạnh của trận mưa phùn ban mai thì Kiên cũng đã thức dậy, nhưng vẫn thế anh nằm im lặng nghe ngóng đếm từng bước chân rón rén, để rút cuộc được trút một hơi thở phào mừng rằng may thay cả bọn đã bình yên trở về” [10; 37]. Các từ láy “hổn hển”, “run rẩy”, “rón rén”

đã nói lên tâm trạng sợ hãi của những người lính sau khi trốn ra ngoài để đi theo tiếng gọi của tình yêu trở về. Lo sợ Kiên biết chuyện nên họ cố thật nhẹ nhàng để không gây tiếng động. Kiên nghĩ anh cũng có một thời trẻ trung, cái thời mà giờ đây khó lòng mường tượng lại được nữa, cái thời mà toàn bộ con người anh, nhân tính và nhân dạng còn chưa bị bạo lực tàn bạo của chiến tranh hủy hoại, cái thời anh cũng ngập lòng ham muốn, cũng biết say sưa, si mê, cũng trải qua những cơn bồng bột, và cũng ngốc nghếch ngẩn ngơ, cũng từng tan nát cả cõi lòng vì tình yêu, đau khổ vì ghen tuông tủi hờn và cũng đáng được ưu ái như các bạn anh bây giờ.

Để khắc họa nỗi nhớ khi phải xa người yêu, nhà văn đã cụ thể hóa những chi tiết, hình ảnh của Kiên khi đang nhớ nhung về Phương. Nỗi nhớ là cả tấm lòng chan chứa mà Kiên hướng về người mình yêu. “Nhưng cho đến

tận bây giờ và có thể là mãi mãi Kiên cũng không thể cắt nghĩa được vì sao mà vào cái đêm lạnh giá ấy, đứng trước của sổ nhìn màn mưa mờ mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy, uốn ngả theo chiều gió đông bắc, lòng đăm đắm nhớ tới Phương” [10; 103]. Từ láy “đăm đắm” không chỉ diễn tả cái nhìn chăm chú mà còn biểu thị sự say mê cao độ,

nhìn như có ma lực cuốn hút vào hồn người. Hình vị gốc “đăm” cũng thể hiện cái nhìn tập trung nhưng xét về mức độ chăm chú thì không thể bằng từ láy

31

“đăm đắm”. Chính vì thế nhà văn đã sử dụng từ láy “đăm đắm” thay cho việc dùng hình vị gốc hoặc những từ có nghĩa tương đương. Bảo Ninh đã diễn tả thành công nỗi nhớ nhung da diết của Kiên. Lòng “đăm đắm” chính là điểm dồn nơi quy tụ, sự kết tinh của mọi nỗi nhớ. Và cũng trong mạch cảm xúc tình yêu đó, “anh khắc khoải nhớ tới Phương, nhớ tấm thân đẹp đẽ trắng ngần,

nhớ hương thơm ngây ngất quyến rũ của làn da, nhớ cặp môi mọng ngọt như trái chín, nhớ quầng thâm mệt mỏi quanh đôi mắt nâu những đêm nàng âm thầm bải hoải” [10; 207]. Nỗi lòng Kiên “khắc khoải” nghĩa là “có tâm trạng bồn chồn lo lắng không yên, kéo dài một cách day dứt” [7; 586]. Từ láy “khắc khoải” thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của Kiên. Tất cả những người phụ nữ đi

qua cuộc đời anh chỉ làm anh nghĩ tới Phương và chỉ khao khát một mình nàng. Khi không được ở bên người mình yêu nỗi khát khao lại càng trở nên cháy bỏng hơn bao giờ hết. Chỉ với một từ láy “khắc khoải” nhà văn đã lột tả được tâm trạng, nỗi nhớ nhung da diết của những người đang yêu, đặc biệt là Kiên – một người đã trở về từ chiến tranh với những vết thương không bao giờ lành.

Với việc sử dụng hàng loạt từ láy, nhà văn đã vẽ lên bức chân dung của những con người bình thường, những con người tự nhiên, bản năng. Bảo Ninh cũng khẳng định một điều: người lính – họ là con người thực thụ, họ không phải là cỗ máy, lại càng không phải là những viên ngọc không tỳ vết. Hơn ai hết, họ chính là những con người chịu tổn thương và nếm trải nhiều đau khổ. Bảo Ninh đã nỗ lực tạo nên một thế giới đa dạng như nó vốn có.

2.2.2.2. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người bị tổn thương về mặt tâm hồn

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã tạo dựng nên một

thế giới nhân vật đầy ám ảnh. Sức ám ảnh mạnh mẽ nhất phải kể đến là nhân vật bị chấn thương về mặt tâm hồn như Kiên, Vượng, Phương hay Phán. Họ

32

là những con người đã trải qua chiến tranh với muôn vàn mất mát. Trên người họ là muôn vàn vết sẹo chẳng bao giờ lành. Họ sống trong hiện tại nhưng vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ đã qua còn tương lai thì đã nằm ở phía sau xa kia rồi. Họ bị đánh bật khỏi cuộc sống đời thường ngày hôm nay và trở nên lạc lõng với mọi người. Và cũng như Kiên thì hầu hết các anh em trong đội hài cốt ra khỏi chiến tranh với một tâm hồn tràn ngập bóng tối, tang thương oan khốc của bao nhiêu cuộc đời còn hoặc đã mất sạch tên tuổi. Với việc sử dụng một hệ thống từ láy hữu hiệu Bảo Ninh đã miêu tả tâm trạng của những con người bị chấn thương về mặt tâm hồn mà đặc biệt là Kiên.

“Đã bao đêm như thế, Kiên choàng tỉnh bắt gặp mình không phải đang

ở trên giường mà vật vã dụi dọ dưới sàn, nước mắt ướt mặt, run lên vì lạnh, vì khiếp đảm, vì tê dại trong lòng một niềm thương thân não nùng và vô duyên cớ” [10; 86]. Từ láy “vật vã”, “dụi dọ”, “não nùng” đã diễn tả sâu sắc tâm

trạng Kiên trong những đêm thức dậy như vậy. Anh vật mình lăn lộn vì đau đớn, tay đưa qua đưa lại biểu hiện một nỗi đau sâu đậm, day dứt. Đặc biệt từ láy “dụi dọ” đã thể hiện rõ tình cảnh bi thảm về tinh thần của Kiên. Đây là một sáng tạo mới trong việc sử dụng từ láy của nhà văn. “Dụi dọ” có thể hiểu là “lấy tay đưa qua đưa lại” [7; 331] theo nghĩa gốc của từ “dụi”, nó đã góp phần thể hiện được chấn thương tinh thần lên cao tột độ của Kiên khi anh đang vật mình lăn lộn vì đau đớn. Hai bàn tay đưa qua đưa lại như đang chới với không xác định được quá khứ và hiện tại, anh chìm đắm trong nỗi ám ảnh khủng khiếp của chiến tranh. Kiên là người may mắn sống sót đến ngày hòa bình, cũng là người chứng kiến biết bao cái chết nên “hội chứng chiến tranh” mà anh phải gánh chịu thật là kinh khủng. Kiên viết một cuốn tiểu thuyết mà không có ý định xuất bản. Ở đó, anh tự bộc bạch nỗi tuyệt vọng tinh thần. Anh không thể làm chủ được tâm hồn mình nữa. Những kí ức chiến tranh dữ dội thường bất chợt ập đến làm Kiên luôn sống trong hoảng loạn. Kiên đã trải

33

qua những giấc mơ kinh khủng. Hiện tại biến thành quá khứ, hòa bình bị bóng chiến tranh xua tan, Kiên hoàn toàn đánh mất hiện tại. Có đêm anh giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang. Thót người lại trên giường anh nín thở đợi một trái hỏa tiễn từ tàu rà phụt xuống. Anh như sẵn sàng nhập thân trở lại với cảnh lửa, cảnh máu, những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Anh tự nhủ: “Có thể từ rày cuộc đời anh sẽ luôn luôn như thế này chăng: tối tăm,

đau khổ nhưng rạng ngời hạnh phúc? Và có thể giữa mơ với tỉnh, như cheo leo trên bờ vực mà anh sẽ vượt qua nốt chặng đường đời còn lại” [10; 55].

Nhà văn sử dụng từ láy “tối tăm” để nói về cuộc đời Kiên quả không sai. “Tối

tăm” nghĩa là “tối, thiếu ánh sáng, thường dùng để ví cảnh sống không có hi vọng, không có tương lai” [7; 1216]. Hình như sống lại nỗi đau một lần nữa

người ta đau hơn cả lần trước. Không sao thoát khỏi kí ức ấy, Kiên trở thành một kẻ “dị mọ”, ngập chìm trong rượu, thành nhà văn gàn dở của phường. Rồi càng ngày Kiên càng thấm thía “nỗi buồn chiến tranh”, “nỗi buồn được sống sót”. Đó là một sự phi lí nhưng cũng là một thực tế. Chiến tranh đã để lại trong lòng người những đau đớn khôn nguôi.

Ngay cả Phương – người tình tuyệt vời của Kiên đã để lại trong lòng bạn đọc biết bao day dứt và thương mến. Chấn thương tinh thần của Phương mới thật là nỗi đau không lời nào tả xiết. Trên chuyến tàu tiễn người yêu ra mặt trận, nàng bị làm nhục, bị hành hạ đến mức bộ dạng tả tơi tàn tã, quần áo rách nát hở hang. Đòn giáng kinh hoàng ấy làm cho cô gái mười bảy tuổi xinh đẹp, hồn nhiên, trong sáng bị chấn thương nặng nề. Phương “run lập cập, đi

lết lết ra phía cửa, chảy máu khi bước nhưng có lẽ là Phương không thấy đau, chỉ một vẻ tê dại hãi hùng trong mắt” [10; 278]. Nét mặt và dáng đi đã cho

thấy nỗi đau đớn tột cùng của người con gái. Đặc biệt từ láy “hãi hùng” nghĩa là “sợ hãi tới mức khủng khiếp” [7; 493] càng tô đậm bi kịch tinh thần của

34

Phương trong lúc đang ở lứa tuổi đẹp nhất của người con gái. “Không phải là

kêu, mà là Phương rên rỉ, môi lẩy bẩy, ánh mắt dại đi như ánh mắt của một con thú sa bẫy đã hết đường giãy giụa” [10; 283]. Từ láy “rên rỉ” nghĩa là

“rên nho nhỏ, kéo dài, vẻ thiểu não” [7; 992], với từ láy này nỗi đau trong Phương hiện lên vô bờ, nàng trở thành cái bóng vô hồn đi bên cạnh Kiên và đã có lúc “mắt Phương rực lên một niềm dữ dội chất chứa một tiếng hét đau

khổ không thành tiếng” [10; 285]. Nàng phải chịu nỗi đau đớn về cả thể xác

và tinh thần thế mà người yêu nàng – chàng trai trong sáng, hồn nhiên, đầy hăm hở với con đường ra trận chỉ biết nhìn tai họa và trách móc mình. Từ láy “dữ dội” nghĩa là “hết sức mạnh mẽ và có tác động đáng sợ” [7; 336] không chỉ thể hiện ánh mắt Phương lúc bấy giờ mà còn báo trước cái chết của tình yêu. Sự đổ vỡ niềm tin về người anh hùng – vị hiệp sĩ bất lực của nàng báo trước cái chết của tình yêu, Phương đã buông mình vào thác loạn. Nàng “phung phí đời mình” trong bao cuộc tình phù phiếm mà vẫn không thoát khỏi nỗi cô đơn, tủi nhục. Nàng đau đớn nhận ra mình đã hư hỏng, đôi khi Phương thấy nàng như một con vật. Đoàn tàu chiến tranh năm xưa thật là khủng khiếp. Nó đã cướp mất của Phương tất cả: niềm tin, tình yêu, hạnh phúc. Cuối cùng, nàng buộc phải ra đi như một sự trốn chạy vô vọng trong tiếng than não nề. Giá như đừng có chiến tranh thì mọi việc đã khác rồi.

Qua việc sử dụng một loạt những từ láy miêu tả tâm trạng của những con người bị tổn thương về tâm hồn, Bảo Ninh đã lên tiếng tố cáo chiến tranh một cách sâu sắc, chiến tranh phá hủy con người cả phần hồn lẫn phần xác. Con người không thoát khỏi vực thẳm của chiến tranh. Suốt cuộc đời còn lại họ phải sống trong đau khổ, ê chề. Tác phẩm lên án chiến tranh gay gắt, chiến tranh phá hủy cả một thế hệ con người.

35

2.2.2.3. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người cô đơn, lạc thời

Trở về sau chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, Kiên không thể nào hòa nhập được với cuộc đời như bao nhiêu người khác. Anh không thể có được một cuộc sống gia đình với ai khác, bởi tất cả tình yêu anh đã dành trọn cho Phương. Chiến tranh đã chia cắt họ, làm họ không thể trở lại là mình và mỗi người – Kiên hay Phương đều có cách chối bỏ thực tại. Họ ra đi với mong muốn giữ lại trong nhau một tình yêu, một kí ức đẹp. Phương ra đi vì có lẽ nàng hiểu rằng đó là cách tốt nhất giữ gìn trong nhau những kỉ niệm đã qua, tạo nên trong nhau “những vùng chưa hề có” và như vậy đối với anh, nàng vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn ở bên ngoài mọi thời buổi. Còn Kiên, Kiên chỉ còn lại một mình với văn chương, ngập chìm trong rượu và luôn luôn thôi thúc mình phải viết, viết về đồng đội, về những ngày tháng đã qua, về quá khứ và đau thương mà Kiên nếm trải. Kiên lần trở về sống lại quá khứ ấy, về với truông Gọi Hồn, đồi Xáo Thịt,… với những đồng đội của anh trong khu rừng Cánh Bắc, sống lại từng trận đánh, đau lại những vết đau khi chứng kiến bạn bè anh, đồng đội anh ngã xuống. Những ngày tháng còn lại trong cuộc đời mình Kiên như không sống với hiện tại mà từng ngày trôi theo dòng quá khứ, Kiên thành kẻ lạc thời, trở thành con người cô đơn nhất không biết bạn bè cùng ai. Tâm sự của Kiên, niềm đau của Kiên chẳng thể nào san sẻ cùng ai, chỉ khi nhập vào trong men say Kiên tìm đến dốc bầu tâm sự cùng người đàn bà câm – người đàn bà sống trên tầng áp mái của ngôi nhà trước đây Kiên đã từng sống. Ở đó Kiên nhớ và kể lại tất cả cuộc đời mình nhưng cũng đâu khác gì độc thoại nội tâm vì người đàn bà kia

Một phần của tài liệu Từ láy trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)