Nguyên nhân:
44
- Nhiệt độ buồng đốt quá cao châm cháy hòa khí trƣớc khi có tia lửa điện của bugi. Sở d nhƣ vậy do bạc xec măng mòn hoặc gẫy, bó cứng làm cho dầu nhờn t cacte lọt lên buồng đốt.
- Xupap bị cháy. Kiểm tra và khắc phục:
Kiểm tra bạc xec măng, nếu bị mòn, gãy thì phải thay mới ngay. Sau đó cạo sạch muội than ở trên bugi và quan sát màu sắc của bugi (nhƣ phần 2.1.1.4) và màu dƣới đây để điều chỉnh hòa khí cho phù hợp:
+ Bugi có màu đen và khô: chứng tỏ bộ chế hòa khí gặp sự cố nên cung cấp hỗn hợp giàu nhiên liệu hoặc chạy cầm ch ng quá mức. Kết hợp với khói đen thoát ra t ống bô có kết luận xe chạy ở chế độ giàu bị đốt và sinh ra muội than.
+ Bugi có màu trắng: chứng tỏ động cơ hoạt động quá nhiệt, chỉ số octan thấp, thời gian đánh lửa không tối ƣu, hệ thống làm mát hỏng.
2.2.7. Máy chạy hao xăng so với bình thƣờng
Nguyên nhân:
- Bộ chế hòa khí có kim xăng bị mòn. - Nấm xupap hở, mòn xec măng. - Thời điểm đánh lửa quá trễ. - Điện cao áp ra bugi yếu. Kiểm tra và khắc phục:
- Trƣớc tiên kiểm tra bộ chế hòa khí: khóa van xăng lại, tháo bộ chế ra rửa sạch và kiểm tra kim xăng. Vì kim xăng và bạc thau làm việc quá nhiều lên xuống cọ sát mài mòn nên hình dạng không còn đúng, bị mài mòn làm cho khe hở tiết diện vành khăn lấy xăng lên giữa kim xăng và bạc thau ngày càng lớn dẫn tới dƣ xăng, làm xe hao xăng. Nếu kim xăng bị mòn thì thay kim
45
xăng mới. Ta có thể thay kim xăng nhôm hiệu Centa cho bộ chế hòa khí khắc phục xe hao xăng vì nó có nhiều ƣu điểm.
- Nếu kim xăng không có hiện tƣợng gì thì kiểm tra sang nấm xupap xem có đóng kín cửa nạp, cửa thải không, nếu có khe hở sẽ khiến cho hòa khí bị lọt ra ngoài gây nên hiện tƣợng hao hụt xăng. Nấm xupap làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt nhiệt độ và áp suất cao, chịu va đập lớn rất hay bị rỗ mòn, muội than bám. Trƣớc tiên cần tiến hành mài bóng xupap trên thiết bị chuyên dùng theo đúng góc nghiêng quy định. Nếu các vết cháy rỗ hoặc mòn sâu thì phải mài thô sau đó mới mài bóng. Sau khi mài phải rà xupap với bệ đỡ để đảm bảo cho xupap đóng kín. Ngoài ra cần cạo sạch muội than bám trên nấm.
- Tiếp theo đó kiểm tra đến bạc xec măng: Nếu các vòng xec măng không bị mòn khuyết, biến dạng, sứt mẻ, lớp kền mạ mặt ngoài còn nguyên thì vẫn còn sử dụng đƣợc. Kiểm tra đến khe hở miệng rãnh xec măng bằng cách đặt t ng vòng xec măng vào lòng xilanh, dùng pitson đ y xec măng xuống 10 ly, nếu khe hở giữa 2 đầu vƣợt quá 0,5 ly thì phải thay xec măng mới. Lƣu ý khi đặt xec măng phải lọt sâu vào trong rãnh của nó, không đƣợc nhô lên khỏi mặt rãnh. Nếu xec măng bị mòn cũng phải thay ngay. Quá trình chuyển động của pitson làm cho xec măng cọ sát vào thành xilanh trong một thời gian dài làm mòn xec măng và hòa khí có thể lọt xuống cacte gây hiện tƣợng hao hụt xăng.
- Sau khi kiểm tra các bộ phận trên mà không thấy có hiện tƣợng gì thì kiểm tra sang hệ thống đánh lửa. Trƣớc hết kiểm tra các cuộn dây trong bobin xem có bị đứt hay rò rỉ gì không (tƣơng tự phần 2.1.2.3). Nếu các cuộn dây vẫn tốt thì quan sát màu của bugi để biết tình trạng của nó (giống phần 2.1.1.4). Cũng có thể do bugi bị nứt nhỏ ở thân sứ cách điện gây hiện tƣợng rò mát phải thay ngay bugi.
46
- Kiểm tra đến thời điểm đánh lửa, vì nếu thời điểm đánh lửa quá trễ sau khi piston lên đến ĐCT, công sinh ra để đ y piston đi xuống nhỏ, sự cháy diễn ra không hoàn hảo, công suất của động cơ giảm gây nên hiện tƣợng hao xăng. Cần hiệu chỉnh thời điểm đánh lửa nhƣ phần 2.2.2.
2.2.8. Động cơ khởi động đƣợc dễ dàng nhƣng hay bị chết máy
Nguyên nhân:
- Tụ bị yếu.
- Thời điểm đánh lửa quá trễ. Kiểm tra và khắc phục:
- Tụ điện mắc song song với cặp tiếp điểm trong bộ chia điện, có thể bị đánh thủng do xung điện áp trong cuộn dây sơ cấp của biến áp đánh lửa.
Cần kiểm tra và sửa chữa tụ nhƣ phần 2.1.4.4. Hoặc dùng đồng hồ ôm kế để đo tụ: Nếu kim phóng lên một chút rồi trở về vị trí cũ thì tụ tốt.
Nếu thấy kim lên lƣng ch ng thang đo và d ng lại không về vị trí cũ chứng tỏ tụ bị rò.
Nếu ta thấy kim lên 0Ω và không trở về chứng tỏ tụ bị chập.
Lƣu ý phải để đồng hồ ở thang đo x1kΩ hoặc x10kΩ và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.
- Nếu tụ còn tốt thì nguyên nhân do thời điểm đánh lửa quá trễ, cần hiệu chỉnh lại thời điểm đánh lửa nhƣ phần 2.2.2.
47
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trong thời gian thực hiện đề tài “ ả , tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Vật lý, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Trần Văn Giảng. Với đề tài này tôi đã căn bản hoàn
thành những mục đích, nhiệm vụ ban đầu đặt ra:
- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết về hệ thống đánh lửa một cách tổng quan nhất, t đó có cái nhìn toàn diện về hệ thống.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, chu n đoán một cách nhanh chóng các hƣ hỏng trong hệ thống đánh lửa và các giải pháp khắc phục.
Vì điều kiện thời gian không cho phép nên trong giới hạn của khóa luận tốt nghiệp này tôi chỉ tiến hành với hệ thống đánh lửa. Nhƣng với phƣơng hƣớng của đề tài, tôi hi vọng đề tài sẽ đƣợc tiến hành nghiên cứu với các hệ thống, cơ cấu khác trong ĐCĐT. Đồng thời có thể đƣa đề tài này vào tham khảo tại các trƣờng dạy nghề để nâng cao chất lƣợng dạy và học.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Bình (1994), Nguyễn Tất Tiến, “Nguyên lý Động cơ đốt trong”, Nhà xuất bản Giáo dục.
[2]. Nguyễn Văn Chất, “Giáo trình trang bị điện t ” Nhà xuất bản Giáo dục.
[3]. PGS- TS Đỗ Văn Dũng (2004), “Trang bị điện và điện tử trên t ” Nhà xuất bản Đại học quốc gia.
[4]. Vy Hiệp, “Chu n đoán động cơ hệ thống đánh lửa điện toán” Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[5]. Phạm Minh Tuấn (2004), „„Động cơ đốt trong” Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[6]. Các trang Web và các tài liệu liên quan:
http://www.oto-hui.com/
http://www.doko.vn/ http://doc.edu.vn http://old.voer.edu.vn/