7. Nội dung của khoá luận
2.2.2 Tổ chức theo dự án
Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL- UBTVQH ngày 28/12/2000 của Uỷ ban thường vụ quốc hội đã khẳng định chính sách của nhà nước đối với hoạt động thư viện: “đầu tư đề đảm bảo cho các thư viện hưởng ngân sách Nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hóa, tự động hóa thư viện; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác thư viện nhằm phục vụ bạn đọc”.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, dự án “nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam do Qũy Bill & Melinda Gates (BMGF) tài trợ được thực hiện bởi Qũy Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam thuộc bộ thông tin và truyền thông, Bộ Văn Hóa thể thao và Du lịch. Sự thành công của các dự án và các bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình thư viện Toàn cầu của Qũy Bill & Melinda Gates tài trợ. Theo bản thỏa thuận đã được ký kết, phía Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng đề xuất dự án “nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” dự kiến mở rộng triển khai trên 40 tỉnh đề xuất MBGF tiếp tục tài trợ. Trong đó có thư viện tỉnh Lạng Sơn cũng được triển khai dự án. Các hoạt động của dự án được xây dựng nhằm đóng góp cho việc triển khai thực hiện tầm nhìn của hệ thống thư viện công cộng thuộc Bộ Văn Hóa, thể thao và Du lịch và Tầm nhìn của hệ thống bưu điện văn hóa xã thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNTP) Trong giai đoạn 2011 - 2015.
Bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị, dự án còn có các hoạt động khác
nhằm thu hút người dân đến sử dụng dịch vụ. Trong đó, đào tạo là một trong các hợp phần quan trọng nhất của dự án với kế hoạch và chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với từng nhóm đối tượng và mục tiêu của dự án.
Có hai nhóm đối tượng chính được xác định là đối tượng đích và người hưởng lợi của dự án đó là:
43
- Nhóm người sử dụng dịch vụ: nhóm người này sẽ quyết định nội dung
của dịch vụ, quyết định nội dung của dịch vụ đó được cung ứng như thế nào; quyết định hành vi giao tiếp - ứng xử cửa người cung ứng. Nhóm này bao gồm trẻ em, người dân địa phương, cán bộ về hưu, thanh niên, phụ nữ, cộng đồng nói chung.
- Nhóm cán bộ nhân viên các thư viện và các cán BĐVHX và các cán bộ nhân viên trong tổ chức có ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của dự án: nhóm thứ 2 này sẽ làm bền vững môi trường thay đổi kiến thức, thái độ,
hành vi, của nhóm đối tượng thứ 1.
Mục tiêu của dự án là giúp phần nâng cao năng lực của cán bộ thư viện và điểm BĐVHX để hoàn thành nhiệm vụ, từ đó hiện thực hóa tầm nhìn đặt ra và đưa nơi đây trở thành các “ngôi nhà văn hóa”, là trung tâm thông tin, văn hóa và học tập tại địa phương. Các nhân viên của TVCC các cấp và điểm BĐVHX đều được cung cấp những kỹ năng cơ bản về máy tính và Internet, các dịch vụ mới về cung cấp thông tin cũng như các kỹ năng về truyền thông vận động và đánh giá tác động. Tập trung hỗ trợ người dân nghèo, nhóm thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vừng với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với công nghệ thông tin mang lại. Từ đó cải thiện cuộc sống của cá nhân đồng thời đóng góp cho gia đình họ, cho cộng đồng và cho xã hội.
Chương trình sẽ đạt được mục tiêu trên thông qua việc:
- Thư viện tỉnh đóng vai trò là trung tâm đào tạo cho cán bộ thư viện và BĐVHX trên địa bàn. Vì vậy, các thư viện này sẽ được hỗ trợ về các phương tiện, trang thiết bị cần thiết và cán bộ có năng lực, cũng như quy chế hoạt động rõ ràng để có thể thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: phục vụ và đào tạo.
44
- Phương thức đào tạo cần nhấn mạnh sự thực hành và tính ứng dụng cao, đào tạo không có nghĩa là lúc nào cũng là “giảng trên lớp” mà cần nhấn mạnh đào tạo “trên công việc” đào tạo ngay nơi làm việc của nhân viên.
- Xác định nhu cầu thông tin của người dùng theo các nhóm đối tượng phù hợp với vùng, miền, văn hóa dân tộc..; xác định nguồn thông tin và khả năng đáp ứng về mặt công nghệ
- Xây dựng chiến lược và mô hình truyền thông vận động hiệu quả cho dự án phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông đối với nhóm đối tượng sử dụng để khuyến khích tham gia sử dụng internet.
- Hỗ trợ, tư vấn mở rộng thêm các phần mềm dịch vụ và các trang thiết bị đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và quản lý tại địa phương.
- Kêu gọi mọi đối tượng trong địa bàn tỉnh tham gia vào khóa đào tạo.
2.3 Nhận xét về công tác đào tạo ngƣời dùng tin tại thƣ viện tỉnh Lạng Sơn
2.3.1 Ƣu điểm
Thư viện tỉnh Lạng Sơn với vai trò là cơ quan văn hóa giáo dục và thông tin khoa học của tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, thư viện có nhiệm vụ đáp ứng thông tin về mọi lĩnh vực cho nhân dân trong tỉnh. Chính vì vậy việc đào tạo người dùng tin trong hoạt động thư viện là phù hợp với xu thế thời đại chung với hoàn cảnh thực tế của thư viện.
Nguồn kinh phí chi các hoạt động luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và ban lãnh đạo thư viện. Về cơ sở vật chất đã được trang bị tương đối đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, hạ tầng cơ sở được đưa vào khai thác hiệu quả. Sự quan tâm này đã
45
giúp thư viện thành công trong các hoạt động cộng đồng cũng như công đồng nói chung cũng như công tác đào tại người dùng tin nói riêng.
Nhìn chung, về đội ngũ cán bộ thư viện tỉnh Lạng Sơn do được đào tạo chuyên ngành, được trang bị hệ thống tri thức nên đã được phát huy hết những năng lực nghề nghiệp, lòng nhiệt huyết, đam mê với nghề. Ngoài ra, thư viện còn quan tâm đến việc phát triển phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.Vì vậy trong những năm qua, các cán bộ thư viện đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu và kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế cho thấy công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện tỉnh Lạng Sơn ta có thể thấy rằng đây là một trong những hoạt động tích, một điểm sáng trong sự phát triển của thư viện hiện nay và đem lại kết quả cao cho thư viện.
Các chương trình đào tạo người dùng tin không thu phí nên đã tạo được điều kiện thuận lợi và thu hút được đông đảo, đủ mọi thành phần người dùng tin đến với thư viện.
Thư viện đã chú trọng đến các hoạt động của người dùng tin, qua đó đã từng bước hình thành những thói quen cho người dùng tin khi sử dụng nguồn thông tin tri thức của thư viện, những khả năng khai thác, tra tìm thông tin phù hợp với nhu cầu tin của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng và chủ động. Đồng thời tạo những ham muốn hỏi, hứng thú say mê khi đến với thư viện.
Công nghệ thông tin thay đổi nhanh chóng, được ứng dụng vào hoạt đông thông tin thư viện do vậy, phương thức hướng dẫn đào tạo người dùng tin được các cán bộ thiên về các tài liệu điện tử và hướng dẫn người dùng tin sử dụng bộ máy tra cứu OPAC. Trong tra tìm tài liệu thư viện cũng áp dụng những phương thức mới để quảng bá các khóa đào tạo người dùng tin tới bạn đọc như loa đài để thông báo.
Ngoài việc chú trọng tới công tác đào tạo người dùng tin ra thư viện đã tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện tạo ra những đột phá
46
mới mà nếu không có công nghệ thông tin sẽ không tạo ra được thành quả như hiện nay như quản lý vốn tài liệu, tra cứu cơ sở dữ liệu, phục vụ bạn đọc một cách tối ưu nhất.
Cùng với việc đưa CNTT vào hoạt động của thư viện. Thư viện đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và hạ tầng CNTT để phục vụ cho công tác đào tạo người dùng tin trong thư viện đạt kết quả cao. Hiện nay thư viện còn dành riêng 1 phòng có 45 máy được đặt ở tầng 1 nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của thư viện. Ngoài ra thư viện còn kết nối internet.
Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn, tham gia vào công tác đào tạo thì cán bộ thư viện ở đây đã rất năng động, nhiệt tình, chu đáo và có lòng say mê yêu nghề. Phong cách phụ vụ và thái độ ứng xử chân thành, cởi mở với bạn đọc. Đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, vững chắc về chuyên môn và thành thạo về tin học và ngoại ngữ. Cùng với nhiều năm trong kinh nghiệm công tác, hơn ai hết họ là những người thấu hiểu những mong muốn và nhu cầu của bạn đọc.
2.3.2 Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi thì thư viện vẫn còn gặp nhiều khó khăn bất cập và hạn chế như:
Tình hình kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, về nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện còn thấp, cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công tác đào tạo người dùng tin cũng như công tác phục vụ bạn đọc còn nghèo nàn, diện tích và trang thiết bị dành riêng cho các khóa đào tạo còn trật trội. Kinh phí không được bổ sung thường xuyên và liên tục.
Trong những năm qua thư viện tỉnh Lạng Sơn đã luôn xác định, đội ngũ cán bộ thư viện là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của thư viện, là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của thư viện. Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
47
ngữ và tin học, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiệu quả phục vụ bạn đọc cũng như công tác đào tạo người dùng tin và uy tín của thư viện thực tế cho thấy: - Cán bộ thư viện còn lung túng trong kỹ năng xử lý nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, diễn thuyết trước đám đông.
- Khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế. - Trình độ tin học còn hạn chế
- Một số cán bộ trẻ, sau khi có chỗ làm ổn định, tự bằng lòng với mình không chịu học tập vươn lên.
Các buổi hội nghị bạn đọc hàng năm vẫn chưa thu hút được đông đảo người dùng tin tham gia. Do đó, thư viện chưa thu thập được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc về vấn đề tài liệu hoặc trong khâu phục vụ bạn đọc, để từ đó rút ra kinh nghiệp như thế nào cho hợp lý.
Về trình độ của Người dùng tin trong khai thác các sản phẩm và dịch vụ điện tử: Do thư viện tỉnh Lạng Sơn thuộc loại hình thư viện công cộng nên trình độ của mỗi người dân cũng khác nhau chính vì vậy việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại của thư viện còn khó khăn với một số bạn đọc.
Về phương thức tổ chức các lớp định kỳ còn gặp nhiều hạn chế về mặt thời gian hàng năm các lớp chỉ được mở ra vào dịp hè, không diễn ra nhiều trong năm. Cách tổ chức các lớp đào tạo chưa phân được nhóm cụ thể ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng tin.
Địa điểm tổ chức các khóa đào tạo chỉ được tổ chức tại thư viện, do điều kiện địa hình vùng núi nhiều bạn đọc ngại đường xá xa xôi sẽ không đến tham gia được thường xuyên.
Tài liệu đào tạo người dùng tin còn chưa được hoàn chỉnh, đa số đúc kết từ kinh nghiệm trong hoạt động công tác tại thư viện
Đội ngũ tham gia vào công tác giảng dạy các lớp đào tạo người dùng tin là những người có kinh nghiệm, thường xuyên tham gia vào giảng dạy. Tuy
48
nhiên, trên thực tế họ chưa qua các lớp đào tạo nào. Vì vậy mà khả năng diễn đạt và truyền thụ thông tin của họ tới người dùng tin đôi khi vẫn còn hạn chế.
49
Chƣơng 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH LẠNG SƠN
3.1 Nâng cao nhận thức của ngƣời dùng tin về tầm quan trọng của các khoá đào tạo ngƣời dùng tin
Ngày nay với nền kinh tế tri thức phát triển, con người phải không ngừng học tập và học tập suốt đời để duy trì sự phát triển của xã hội.
Thư viện tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện rất tốt công tác đào tạo người dùng tin, mở rất nhiều lớp đào tạo dành cho mọi đối tượng tham gia sử dụng trực tiếp thư viện với nội dung đào tạo phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng tin. Để đưa việc sử dụng và truy cập thông tin thành một thói quen cho người dùng tin, đồng thời sử dụng tối đa nguồn thông tin sẵn có, người dùng tin cần có kiến thức chuyên sâu về tìm và sử dụng thông tin, muốn đạt được yêu cầu đó họ cần tham gia khóa đào tạo người dùng tin. Chính vì thế thư viện cần phải có những kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của người dùng tin về tầm quan trọng của các khóa đào tạo người dùng tin.
Ngoài các buổi giao lưu, nói chuyện về tầm quan trọng của việc tham gia khóa đào tạo người dùng tin. Thư viện cần tổ chức các buổi giao lưu, đưa cán bộ thư viện về nói chuyện giới thiệu tầm quan trọng của việc tham gia khóa đào tạo người dùng tin tại các điểm văn hóa huyện, xã tại địa phương trong địa bàn nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân trong địa bàn tỉnh. Trong quá trình đào tạo tuy có giới thiệu về thư viện, chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động …nhưng vì thời gian có hạn nên thông tin chưa rõ ràng, khiến người dùng tin chưa có cái nhìn sâu về tầm quan trọng của khóa đào tạo đó. Chính vì vậy thư viện cần tổ chức với công tác phục vụ bạn đọc để tổ chức các buổi nói chuyện với bạn đọc theo chuyên đề “tầm quan trọng của khóa
50
đào tạo người dùng tin”. Tại các buổi nói chuyện này, cán bộ thư viện sẽ nêu rõ các mặt tích cực khi tham gia khóa đào tạo mà người dùng tin nhận được, cũng như so sánh trình độ của người dùng tin lúc trước và sau khi được đào tạo. Qua các buổi nói chuyện này, người dùng tin sẽ nhận thấy những lợi ích khi sử dụng và tra cứu trên thư viện và nó sẽ trở thành động lực tích cực để họ tham gia khóa đào tạo do thư viện cung cấp.
Hình thức thứ hai là hàng tháng có thể sử dụng phát tờ rơi, dán thông báo tại các trung tâm văn hóa trên địa bàn các huyện, xã trong địa bàn tỉnh. Và thông báo trên đài phát thanh nhằm tuyên truyền giới thiệu bạn đọc đến với thư viện và giới thiệu các khóa đào tạo. Người cán bộ thư viện đem hết khả năng của mình có thể diễn đạt bằng lối văn ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích mang tính thuyết phục nhất khiến người dùng tin có hứng thú với khóa đào tạo.
Hình thức thứ ba là thư viện cần sử dụng tối đa môi trường mạng để