Thứ nhất, hệ thống thuộc địa đƣợc mở rộng, tạo điều kiện cho Pháp có
điều kiện phát triển kinh tế.
Có thể nói công cuộc xâm lƣợc của Pháp ở Đông Dƣơng đƣợc khởi đầu ở Việt Nam, rồi sau đó mở rộng sang Campuchia và kết thúc ở Lào. Với việc
43
thôn tính xong đất nƣớc Lào thì thực dân Pháp coi nhƣ đã hoàn thành trọn vẹn việc chinh phục bán đảo này. Hệ thống thuộc địa của Pháp từ đây cũng đƣợc mở rộng. Khi xâm chiếm xong nƣớc Lào, Pháp hầu nhƣ không đầu tƣ vào nƣớc này mà chỉ vơ vét tài nguyên sẵn có của Lào nhƣ khai thác các sản vật quặng, than đá…mang về làm giàu cho chính quốc. Hơn nữa nơi đây lại là nơi tiêu thụ một khối lƣợng lớn hàng hóa ế thừa của chính quốc với giá cao, mang lại một nguồn lợi nhuận to lớn cho thực dân Pháp.
Thứ hai, Pháp có điều kiện truyền bá văn minh nƣớc Pháp vào thêm một
nƣớc thuộc địa mới. Bất kỳ thuộc địa nào của Pháp khi chúng hoàn thành xong công cuộc xâm lƣợc chúng cũng sẽ áp đặt chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Song bên cạnh đó, thực dân Pháp còn chủ trƣơng truyền bá những tƣ tƣởng văn minh của Pháp vào Lào. Với chiêu bài “khai hóa văn minh” nhƣng thực chất là làm mờ nhạt dần nền văn hóa của các dân tộc thuộc địa, làm cho nhân dân thuộc địa luôn luẩn quẩn trong vòng u mê, tăm tối.
Thứ 3, với việc chiếm đƣợc Lào, vị thế của Pháp đƣợc tăng lên trên trƣờng
quốc tế bởi “thuộc địa được coi là thước đo giá trị của chủ nghĩa đế quốc
trong nhiều thế kỷ đô hộ, thuộc địa trở thành tiêu chuẩn đánh giá chủ nghĩa thực dân mạnh hay yếu” [7; 227].
Bên cạnh những tác động tích cực trên, công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Lào cũng đã để lại những tác động tiêu cực. Nó đã biến Pháp trở thành kẻ thù của nhân dân Lào và kết quả tất yếu là nhân dân Lào đã đứng lên khởi nghĩa nhƣ cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xavanakhet dƣới sự lãnh đạo của Phò Cà Đuột (1901 - 1902), cuộc khởi nghĩa ở Bắc Lào dƣới sự lãnh đạo của Chậu Phạ Pátchay (1918 - 1922)…do thực dân Pháp bắt dân đóng thuế, đi phu, đời sống vô cùng cực khổ. Kết quả của chính sách bóc lột thực dân là mối bất bình kết hợp với sự khinh miệt khá mạnh của toàn thể dân chúng đối với Pháp. Lòng căm thù thực dân Pháp ngày càng bốc cao và cũng
44
do đó mà nhân dân địa phƣơng xem bọn chúng nhƣ “những tên ăn cắp và
những tên bạo ngược” [14; 226].
Sự đè nén và áp bức của quân thù là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc nổi dậy của nhân dân. Đó cũng phản ánh một quy luật tất yếu của cuộc sống “có áp bức, có đấu tranh”.