5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2 Sự đa dạng màu sắc thẩm mỹ từ hiện thực trong tiểu thuyết Phố
Như đã trình bày, chất văn xuôi là một trong những đặc trưng thể loại tiểu thuyết. Nó không thiên về chất thơ, cái thi vị, mà hấp thụ vào bản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời. Chính điều này tạo nên tính đa dạng màu sắc thẩm mỹ cho tiểu thuyết. Đó chính là sự đan xen của cái cao cả, cái thấp hèn, cái bi, cái hài, cái đẹp… Có thể nói, trong tiểu thuyết không có quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ bởi nó luôn phản ánh và hướng đến cuộc sống đa dạng màu sắc.
Trong tác phẩm Phố, độc giả có thể thấy được cái bi từ cái chết của nhân vật
Lãm. Cái bi ở đây là một phạm trù thẩm mỹ, khác với bi kịch là một thể loại văn học kịch và sân khấu. Có thế thấy, cái bi thường gắn với sự mất mát, đau thương, nhưng là sự mất mát của lí tưởng, của cái cao cả, cái đẹp. Song không phải mất mát đau khổ nào cũng đều mang tính bi. Hơn nữa, bản chất của cái bi là sự xung đột: xung đột giữa cái
đẹp – cái xấu, cái chính nghĩa – cái gian tà. Ở Phố, người đọc có thể nhận ra sự xung
đột ngầm ẩn giữa hai phía: một bên là Lãm và một bên là Hùng và Thảo, một bên là gìn giữ những giá trị truyền thống – một bên là phá vỡ đi những giá trị đó. Khi biết được cuộc tình vụng trộm của Hùng và Thảo, Lãm đã can ngăn để giữ gìn hạnh phúc
cho Nam “Tôi mong rằng đây là lần cuối cùng tôi phải nhìn thấy cái cảnh. Anh là người khác, cái chị kia là người khác thì tôi mặc kệ, rỗi hơi mà dính vào. Nhưng vì anh Nam, người thủ trưởng cũ tốt bụng và ngờ ngạo của tôi mà nếu còn nghe, còn một lần nữa, dứt khoát tôi sẽ thay anh ấy dần cho anh một trận.” [8;tr.295]. Hơn nữa, Lãm
đã hy sinh mạng sống của mình để cứu lấy Hùng và Thảo trong lúc biển động ở Sầm
Sơn “mãi đến hôm sau người ta mới tìm thấy … Nghe bảo không có chú Lãm thì cái tay giám đốc kia cũng đi luôn rồi. Khổ!... Người ngay đền mạng cho người gian”
[8;tr.331]. Lãm đã sẵn sàng lấy cái chết của bản thân mình để cứu cho cái đẹp, bảo vệ cái thiện không bị hủy hoại, đây là cái chết vì lý tưởng. Điều này còn được xem như
hành động “xả thân vì lý tưởng”. Qua đó, không chỉ thể hiện cái bi mà nó còn thể hiện
được cái đẹp, cái cao cả. Anh không chỉ cưu mang đồng đội cơ nhỡ, mà đã hy sinh bản thân để giữ gìn giá trị truyền thống. Hành động của anh xuất phát từ nhân phẩm của người lính đã được tôi luyện từ trong quân ngũ, vì thế anh lao xuống biển cứu người
dài, lao nhanh người vào sóng…” [8;tr.7]. Từ tình nghĩa đồng đội, từ phẩm chất tốt
đẹp đã dấy lên ở con người Lãm tình cảm cao cả, lớn lao, hơn nữa, nó chắp cánh cho anh thêm sức mạnh để hy sinh cho cái đẹp được trường tồn. Có thể nói, những hành động đó của Lãm là những hành động phi thường vượt trên mọi thứ tầm thường của cuộc đời. Từ đó, người đọc có thể thấy được cái thấp hèn qua nhân vật Hùng. Dẫu biết rằng, tình yêu xuất phát từ sự thổn thức của con tim là đáng trân trọng, nhưng Hùng và Thảo không chỉ đến với nhau bằng tình yêu mà còn bằng thể xác. Họ đã vượt qua những giá trị truyền thống cùng với những chuẩn mực đạo đức để đến với nhau. Ở đây còn là sự tương phản giữa cái đẹp và cái xấu trong chính tâm hồn mỗi cá nhân.
Người đọc cũng có thể bắt gặp cái đẹp được nảy nở từ những mối tình sâu lắng nhưng giàu nghị lực, được chắt chiu từ nhựa sống của chiến tranh. Chẳng hạn như tình yêu của Nam – Thảo. Hay cái đẹp được toát lên từ tình cảm vợ chồng Lãm. Ở họ không đơn thuần là tình yêu đẹp mà nó còn ngự trị cái đẹp, một phạm trù thẫm mỹ. Họ đã đến với nhau, đồng lòng vượt qua những rào cản khắt khe của gia đình cũng như những định kiến của xã hội bằng tình cảm chân thật. Hơn nữa, cái đẹp còn được thể hiện qua hành động hy sinh mạng sống chính mình của Lãm. Đây chính là cái đẹp gìn giữ những phẩm giá của cuộc đời. Bên cạnh, cái bi, cái cao cả, cái đẹp trong tác phẩm còn có cái hài xuất hiện. Ở đây, cái hài thường gắn liền với cái cười, đó chính là những
giây phút hài hước, được thể hiện qua giọng nói của Bình “Vừa phải thôi chứ mày, Nam! Đêm nào tao cũng giả vờ ngáy đến nát cuống mũi thế này thì còn ngủ nghê chó gì nữa!” [8;tr.16]. Qua câu văn người đọc có thể thấy được sự dí dỏm của nhân vật
Bình, đây chính là cái hài mang tính chất dí dỏm hài hước, đồng thời, cũng bộc lộ được tiếng nói về cuộc sống chân thật của người lính với những khát khao về bản năng trước cuộc sống khó khăn hiện tại. Đó cũng chính là sự đa dạng của cuộc sống đời thường mà tác phẩm đã phản ánh thông qua màu sắc thẩm mỹ khác nhau.
Pha trộn giữa những màu sắc thẩm mỹ, Chu Lai đã phản ánh được hiện thực cuộc sống đúng với bản chất của nó một cách chân thật, sống động. Và chính đặc điểm
này đã giúp tiểu thuyết Phố miêu tả cuộc sống đa dạng, phức tạp nhưng tự nhiên vốn
có.
Có thể thấy, thể loại tiểu thuyết có dung lượng rộng lớn, không giới hạn đã giúp
cho nhà văn phản ánh tối đa hiện thực. Phố đã tái hiện chân thật toàn bộ khung cảnh
trong Phố gắn liền với thời kì chuyển sang kinh tế thị trường đã làm bức tranh cuộc
sống người lính hậu chiến thay đổi rõ nét. Điều đó được phản ánh một cách bao quát, không riêng từng cá nhân, gia đình. Đồng thời, chất văn xuôi – đặc trưng thể loại tiểu thuyết cũng tạo thành công cho việc thể hiện bức tranh hiện thực đời sống người lính trong phu khố đúng với bản chất của cuộc đời, không thi vị, lý tưởng hóa, chân thật,
gần gũi. Từ đó, tạo nên sự đa dạng màu sắc thẩm mỹ trong tác phẩm Phố, bởi tiểu
thuyết có khả năng chứa đựng mọi ngổn ngang của cuộc đời. Tóm lại, nhờ vào ưu thế
thể loại, Chu Lai phản ánh đúng bức tranh hiện thực rộng lớn trong Phố. 2.2 Góc độ đời tư trong tiểu thuyết Phố
2.2.1 Những nỗi niềm sâu kín của mỗi con người
Như đã trình bày ở chương 1, tiểu thuyết phản ánh, miêu tả con người và cuộc sống dưới góc độ đời tư. Qua đó, tiểu thuyết hướng đến cách nhìn cuộc sống ở khía cạnh cá nhân, đồng thời quan tâm đặc biệt đến những tâm tư tình cảm sâu kín của nhân
vật. Có thể thấy, Phố của Chu Lai đã chạm đến những cung bậc tình yêu lãng mạn từ
những con chữ đượm nồng xúc cảm. Những tình yêu cao đẹp, cuồng nhiệt, đắm say và
tràn đầy nghị lực được nhà văn miêu tả cách tinh tế, sâu lắng. Cũng bởi, tình yêu ở thời nào đối với nhà văn cũng là trận mạc và tình yêu đôi lứa luôn là sức ám ảnh cho nhân
vật trong tác phẩm.
Dù Phố được sáng tác trong bối cảnh đất nước ngừng tiếng súng nhưng tình yêu
của những nhân vật trong tác phẩm được xây dựng và kết tinh từ những tháng năm còn chiến đấu. Có thể nói, chiến tranh để lại cho con người những đau thương và mất mát nhưng chiến tranh cũng trở thành khung cảnh lãng mạn cho tình yêu đôi lứa. Những tình cảm đó chính là nét đời tư trong tác phẩm. Qua ngòi bút bạo liệt nhưng không kém phần sâu lắng, Chu Lai đã đưa người đọc đến những khoảnh khắc tình yêu cao đẹp giữa Nam và Thảo – khoảnh khắc sẽ chẳng thể có được trong thời bình. Tình cảm chớm nở trong lòng cô bác sĩ quân y dành cho anh đại đội trưởng công binh bởi tính
cách hồn nhiên nhưng rất mạnh mẽ “Con người ấy, tính cách dữ dội và khoáng đạt ấy đã đập mạnh vào cảm nhận của cô, một cô gái rụt rè, ưa suy tưởng thích dấm dứt trong âm thầm hơn là bộc lộ ra ngoài và còn lưu giữ không ít những điều mộng mơ trong đầu” [8;tr.27]. Đồng đội của Nam đều xao động trước vẻ đẹp mảnh mai, đoan
trang của Thảo nhưng Nam vẫn tỏ ra thờ ơ, và rất hồn nhiên, điều này thể hiện được tình yêu trong sáng của Nam dành cho Thảo. Để rồi trong không gian đêm mưa rừng,
họ đến với nhau và trao cho nhau những gì cao quý nhất, điều đó được nảy nở từ tình
yêu cao quý “Trời ơi…! Lúc này đây, anh sẵn sàng nhả đạn giết ngàn quân bảo vệ cái sinh mệnh nhỏ bé đang thổn thức kia. Anh Nam!... Cô gái nói qua nước mắt, anh đừng bỏ em nhé! Dù thế nào anh cũng đừng bỏ em. Em chỉ có một mình anh… Sẽ yêu anh đến chết…” [8;tr.30]. Tình cảm không những cần sự thủy chung mà ở đó còn là ý thức
trách nhiệm về nhau, điều đáng trân trọng mà Nam có được. Nhân vật Nam được xây dựng là một người lính dũng cảm và kiên cường trong chiến đấu nhưng Nam vẫn có được những tâm tư tình cảm riêng. Đối với Thảo, tình yêu cô dành cho Nam cũng trọn vẹn nhưng cô đã không vượt qua những cám dỗ của cuộc sống thời bình. Là một người phụ nữ đoan trang mang vẻ đẹp kín đáo của người Hà Nội, một người vợ yêu thương chồng, người mẹ hết mực thương con nhưng Thảo cũng đã sa ngã, đánh mất đi những giá trị truyền thống trước những hào nhoáng của nhịp náo nhiệt thời mở cửa. Từ góc độ đời tư, ngòi bút Chu Lai đã đi sâu vào những tâm tư thầm kín của nhân vật phát hiện ra những nguyên nhân tan vỡ hạnh phúc gia đình – hạnh phúc đã trải qua những thăng trầm của thời gian và được nuôi dưỡng từ chiến tranh.
Nếu tình yêu giữa Nam và Thảo được xây dựng từ tình cảm cao đẹp thì tình cảm giữa vợ chồng Lãm có được từ những xúc cảm yêu thương chứa đựng lòng vị tha. Lãm là bộ đội chốt tại tiền đồn biên giới nhưng lại có tình cảm với cô gái mà mọi
người xem là “đối tượng an ninh xã” có máu giang hồ “Gã biết thế, rất biết nữa là khác nhưng cứ phải lòng” [8;tr.112]. Dù đôi lúc, chính cái lí lịch của cô gái miền sơn
cước cùng với sự phản đối từ đơn vị đã đôi lần khiến Lãm cố quên đi và từ bỏ nhưng
rốt cuộc Lãm vẫn không thể từ bỏ tình cảm ấy “Gã đã nhiều phen trốn tránh… Đơn vị đã phê phán gã kịch liệt, kể cả những biện pháp đe dọa nhà binh sâu sắc. Gã cũng tự hành hạ mình… Càng khinh ghét thì càng không thể quên…! Cuối cùng gã tặc lưỡi quyết định… Se duyên” [8;tr.112]. Chính lòng vị tha, sự chân thành xuất phát từ tình
cảm không tính toán đã giúp cả hai vượt qua rào cản đến với nhau. Từ những cung bậc cảm xúc yêu thương và tình yêu của cô gái vườn mía miền sơn cước đã giúp Lãm vượt qua những định kiến xã hội và gia đình. Những rung động yêu thương đã trở thành động lực để Lãm vươn lên trong cuộc sống thực tại. Chu Lai đã thể hiện những cung bậc tình cảm của mỗi nhân vật một cách bạo liệt nhưng thật sâu lắng và nhẹ nhàng. Quả thật, khó có thể tin rằng sự yêu thương được xây dựng từ những hành động đánh, đấm nhưng chỉ có những hành động bạo ngược ấy, mới che đậy được sự ủy mị, yếu
đuối của một người đàn ông dành quá nhiều tình yêu thương cho vợ “Càng ăn ở với nhau, càng nghèo túng, càng cực nhục, gã lại càng hiểu vợ, thương vợ, thương đến nỗi phải giả vờ quát mắng để giấu bớt cái tình cảm ấy đi” [8; tr.198]. Không chỉ riêng
Lãm, mà vợ gã cũng dành cho gã một tình cảm nồng nàn. Tình yêu của cô gái vườn mía là tình thương biết nhẫn nhịn và chịu đựng. Dù cuộc sống lẫm lũi góc phố vỉa hè,
dù bị đánh đập, cô ấy vẫn không thể bỏ Lãm “Một người vợ có nhan sắc, có tiền của, thích phóng túng chơi bời nhưng chỉ vì gã mà lẽo đẽo về đây để ngày ngày chường mặt ra cho thiên hạ nó khinh thường.” [8;tr.198,199]. Qua đó, đã thể hiện sự yêu
thương dành cho nhau của vợ chồng Lãm.
Phạm trù đời tư trong tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc thể hiện những tình cảm cao đẹp mà còn nổi bật lên những tâm tư sâu kín trong mỗi người lính. Dù trong chiến tranh hay sau chiến tranh, người lính luôn là trung tâm để nhà văn đi sâu khám phá những nét riêng tư nhất. Trước hết, hình tượng người lính được thể hiện qua những khao khát hướng về người con gái trong chiến đấu – đại diện cho cái đẹp. Điều
đó được biểu hiện qua chi tiết khi Thảo – bác sĩ quân y trở thành điểm ngắm của nhiều người lính trẻ “Cô bỗng hóa thành cảm hứng chiến đấu của nhiều người, trong nhiều khoảnh khắc. Có người lính trước lúc nhắm mắt đã dặn lại : các cậu đừng để cho cô ấy chết. Cô ấy không được chết!, người lính khác nằm võng cáng trên đường trở về trạm xá: Bảo cô ấy đến đây, đến đây cho mình nhìn một tý thôi là khỏi ngay, chẳng cần phải cáng đi đâu rắc rối” [8; tr.26]. Qua chi tiết xao động của các người lính
trước vẻ đẹp mềm mại của Thảo, Chu Lai cũng đã tế nhị thể hiện những khát khao về tình yêu thương cũng như những tâm tình của người lính. Đặc biệt, viết về đề tài này,
trong Phố nhà văn còn thể hiện những khao khát, ham muốn bản năng rất đời thường
trong tận đáy lòng của người lính. Bằng cách nhìn đi sâu vào đời tư của nhân vật, Chu
Lai đã khai thác vào đời sống nội tâm của người lính “Buồn cười nhỉ? Người lính chẳng có cái gì của riêng mình, chỉ còn mỗi cái bệnh thèm vợ, căn bệnh quý hóa mà người khác chỉ muốn cũng không có được, tại bị tước mất à? Cho nên, cũng khác với nhiều người, anh sẽ trụ lại ở quân đội đến cuối đời để được…” [8; tr.15,16]. Quả thật,
tình yêu luôn là đề tài trong nhiều sáng tác văn học nghệ thuật. Tình yêu không chỉ mang vẻ đẹp thanh khiết, trong sáng mà nó còn mang những yếu tố bản năng. Con người đôi khi vì những định kiến, luân lý mà kìm nén che giấu những ham muốn. Nhưng thật sự khi bước qua được ranh giới ấy, con người sống có những khao khát và
ham muốn theo sự tích cực thì mới chính là con người đúng nghĩa. Trước năm 1975, có thể nói chưa có tác phẩm văn học thật sự thể hiện sâu sắc đời tư người lính trong chiến tranh. Do nhu cầu và sự chi phối của đời sống chiến tranh, văn học giai đoạn trước năm 1975 đề cao tuyệt đối khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đề tài văn học thời kỳ này luôn ưu tiên cho những vấn đề lớn, có liên quan đến vận mệnh cả cộng đồng, những nỗi niềm riêng tư, cá nhân tự nguyện xuống hàng thứ yếu. Và nếu có khai thác cũng chỉ là những mối tình lãng mạn trong chiến tranh để vực dậy sức sống cho những cánh rừng già bạt ngàn bom đạn. Đến khi chiến tranh kết thúc, bước vào thời kì đổi mới, những vấn đề thuộc về đời tư mới được chạm đến. Đặc biệt, trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giao lưu văn hóa nhiều chiều, phạm trù đời tư, ý thức cá nhân càng được trỗi dậy mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề đời tư vẫn chưa được khai thác sâu sắc ở nhiều phương diện. Chẳng hạn, cùng viết về hình tượng