Nghiên cứu phương pháp định lượng S02trong Ngưu tất

Một phần của tài liệu Nguyên cứu phương pháp định lượng SO2, và ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ngưu tất (Trang 27)

- Dược liệu cần định lượng được cho vào bình cầu, thêm nước và acid hydrocloric (TT), đun sôi. Dưới tác dụng của nhiệt và acid hydrocloric khí

S02 được giải phóng.

- Dòng khí trơ N2 liên tục được sục vào bình trong quá trình phản ứng sẽ đẩy khí S 02 qua ống sinh hàn vào ống hấp thụ có chứa dung dịch hydrogen peroxyd (chất oxy hoá H20 2 đã được trung hoà bằng xanh bromothymol) khi đó khí S 0 2 được oxy hoá tạo thành H2S04:

s o 2+ H20 2 -> h 2s o 4

Định lượng H2S04 tạo ra bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch NaOH 0.1N, chỉ thị xanh bromothymol:

NaOH + H2S04 -> Na2S04 + H20

Tuy nhiên do điều kiện phòng thí nghiệm thiếu bình sục khí trơ do vậy ta phải dùng nhiệt độ và thời gian đun sôi để đẩy khí S 0 2 bay lên. Do đó chúng tôi khảo sát thời gian đun và một số yếu tố khác để chọn được điều kiện thích hợp định lượng S 0 2 trên dượcỊliệu Ngưu tất, và phương pháp này gọi là phương pháp cải tiến.

♦ Khảo sát tính khả thi của phương pháp cải tiến:

Tiến hành một số thí nghiệm sau để xem phương pháp cải tiến không dùng bình sục khí trơ có khả nămg giải phóng S 0 2 khỏi dược liệu không?

■ Thí nghiệm 1:

- Cho vào bình cầu 250 ml nước và 5 ml acid HC1 đậm đặc (TT).ịThêm £0g Ngưu tất thái nhỏ mẫu M12 độ ẩm 8.78%, đậy kín nắp bình.

- Ở bình hấp thụ dùng 30 ml dung dịch H20 2 6% (TT) đã trung hoà bằng dung dịch NaOH 0.1N (CĐ) với chỉ thị xanh bromothymol, sau đó đun trong thời gian 45 phút theo quy định của dược điển.

- Song song làm mẫu trắng đối chiếu: cho vào bình cầu 250 ml nước và 5 ml HC1 (TT). Đun trong thời gian 45 phút.

Kết quả:

Ta thấy bình hấp thụ có bọt khí giải phóng, chuẩn độ ống hấp thụ hết 0.9 ml dung dịch NaOH 0.1N, chỉ thị là xanh bromothymol. Chứng tỏ khí S 0 2 giải phóng được đẩy lên.

Tiếp tục làm các thí nghiệm khác để xem xét các yếu tố ảnh hưởng

■ Thí nghiệm 2:

Làm tương tự như thí nghiệm 1 nhưng tăng thời gian đun lên 120 phút ta thu được kết quả như sau:

Ở bình hấp thụ có bọt khí giải phóng, chuẩn độ ống hấp thụ hết 1.3 ml dung dịch NaOH 0.1N. Như vậy qua thí nghiệm này chứng tỏ rằng với thời gian đun 45 phút thì lượng SƠ2 giải phóng là chưa hết vì vậy cần phải khảo sát thời gian phản ứng.

Thí nghiệm 3:

Làm tương tự như thí nghiệm 1 với 15g dược liệu Ngưu tất mẫu M10, độ ẩm 9.18%. Thời gian đun là 2h.

Chuẩn độ ống hấp thụ bằng dung dịch NaOH 0.1N, chỉ thị xanh bromothymol ta thấy lượng NaOH 0.1N phản ứng mẫu thử và mẫu trắng bằng nhau và bằng 0.2 ml. Điều này đúng với thực tế vì mẫu M10 không xông sinh mà chỉ sấy khô.

Từ những thí nghiệm trên cho thấy dùng phương pháp này để định lượng S 02 trong dược liệu là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên để đưa ra phương pháp định lượng có độ tin cậy cao cần khảo sát trên nhiều yếu tố ảnh hưởng khác.

♦ khảo sát các điều kiện của phương pháp:

■ Khảo sát thời gian đun để giải phóng S 0 2 khỏi dược liệu :

Tiến hành các thí nghiệm trong điều kiện như nhau trên cùng một mẫu Ngưu tất 1.5% (M12) với thời gian đun khác nhau:lh, 2h, 3h, 4h, 5h, 6h^..^ể tìm thời gian đun mà lượng S 0 2đã giải phóng hết khỏi dược liệu. . 4 ' -

- Cho 250 ml nước và 5 ml HC1 (TT) vào bình cầu, cho vào bình cầu 15g Ngưu tất thái nhỏ mẫu M12 đậy nắp bình.

- Ở bình hấp thụ ta dùng 50 ml dung dịch H20 2 6% thể tích đã được trung hoà bằng dung dịch NaOH 0.1N, chỉ thị là xanh bromothymol.

Đun trong thời gian khác nhau: lh, 2h, 3h, 4h, 5h, óh^T) Ẵ rv - Song song làm mẫu trắng như trên nhưng không cho dược liệu.

Bảng 4:Khảo sát thời gian phản ứng. STT Thời gian (h) Khối lượng DL(g) Độ ẩm DL (%)

VNaOHpứ (ml) X%o trong dược liệu khô tuyệt đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 lh 15g 8.48 0.72 0.168 2 2h 15g 8.20 1.08 0.252 3 3h 15g 8.20 2.21 0.515 4 4h 15g 8.89 4.11 0.863 5 5h 15g 9.24 4.61 1.084 6 6h 15g 8.76 4.58 1.073

%oX(so2)trong DL khô tuyệt đối

Hình 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc hàm lượng s o2(%o) theo thời gian.

Nhận xét:

Thời gian đun càng tăng thì lượng S 0 2 được giải phóng và đẩy lên ống hấp thụ càng tăng nhưng sau thời điểm 5h thì lượng S 0 2 đã được giải phóng hết khỏi dược liệu.

■ Khảo sát khối lượng mẫu lấy để phân tích:

Thí nghiệm được tiến hành tương tự như phần khảo sát thời gian đun nhưng khối lượng dược liệu lấy khác nhau: lOg, 15g, 20g, 25g. Đun sôi trong 5 giờ.

Bảng 5:Khảo sát khối lượng mẫu lấy để định lượng. STT Khối lượng DL (g) Độ ẩm DL (%) Thời gian (h) ^NaOHPứ (ml)

X%o trong dược liệu khô tuyệtđối

1 10 8.60 5h 2.95 1.034

2 15 8.94 5h 4.75 1.114

3 20 9.06 5h 5.85 1.030

4 25 9.20 5h 7.25 1.023

Nhận xét:

Khối lượng dược liệu lấy khác nhau (10 -> 25g) thì hàm lượng S 0 2 trong dược liệu thay đổi từ 1.023 -> 1.114 (mg/g). Chứng tỏ khối lượng mẫu dùng để định lượng ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp. Lượng mẫu lấy 15g thì hàm lượng S 0 2 trong dược liệu xác định được là cao nhất (1.114mg/g).

■ Khảo sát nồng độ H20 2 dùng để hấp thu sơ 2:

Thí nghiệm được tiến hành như phần khảo sát thời gian đun nhưng nồng độ H20 2 được lấy là: 6%, 10%, 15%, 20%, 25%. Đun sôi trong 5 giờ.

Kết quả được trình bày ở bảng 6. hình 4.

Bảng 6:khảo sát nồng độ H2Ọ2íấyJ STT Nồng độ H A W Khốilượng DL(g) Độ ẩm DL(%)

VNa0Hpứ(ml) X%o trong dược liệu khô tuyệt đối

1 6 15 9.08 4.28 1.020

2 10 15 9.39 4.45 1.049

3 15 15 8.96 4.35 1.005

4 20 15 9.39 3.65 0.860

□ H 2 0 2 6% H H 2 0 2 10% H H 2 0 2 15% E H 2 0 2 20% □ H 2 0 2 25%

Hình 4 : Hàm lượng s o2 khi nồng độ H20 2 khác nhau.

Nhận xét:

Nồng độ H20 2được lấy là 6% hoặc 10% thì hàm lượng S 0 2 xác định được là cao nhất. Ở nồng độ cao 20%, 25% hàm lượng S 0 2 xác định được thấp hơn chứng tỏ rằng ở nồng độ 6%, 10% kết quả thu được chính xác hơn. Trên thực tế làm thực nghiệm tôi thấy rằng khi dùng dung dịch H20 2 nồng độ cao sự chuyển màu của chỉ thị khó quan sát hơn nhiều so với nồng độ thấp.

■ Khảo sát thể tích H2O2 dùng để hấp thụ S 0 2:

Thí nghiệm được tiến hành tương tự như phần khảo sát thời gian đun nhưng nồng độ H20 2 được lấy là 10%, thể tích H20 2 được lấy khác nhau: 20 ml, 30 ml, 40 ml, 50 ml, 60 ml. Đun sôi trong 5 giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 7: Khảo sát thể tích H20 2 dùng để hấp thụ s o2' STT Thể tích H20 2 (ml) Khối lượng DL (g) Độ ẩm DL (%) ^NaOHpứ (ml)

X%o trong dược liệu khô tuyệt đối

1 20 15 7.63 4.05 0.936 2 30 15 8.12 4.15 0.964 3 40 15 9.18 4.45 1.046 4 50 15 9.10 4.45 1.045 5 60 15 9.42 4.35 1.025 Nhận xét:

Thể tích H20 2 lấy khác nhau (20—>60 ml) thì hàm lượng SOz trong dược liệu thay đổi từ 0.936 -> 1.046 (mg/g). Thể tích H20 2 được lấy là 40 hoặc 50 ml thì hàm lượng S 0 2 trong dược liệu xác định được là cao nhất.

Từ các khảo sát trên kết hợp với chỉ dẫn về định lượng S 0 2 theo DĐVN III chúng tôi dự kiến phương pháp định lượng S 0 2 trong Ngưu tất như sau:

• Dụng cụ:

Gồm một bình cầu 3 cổ dung tích 1000 ml được lắp ống sinh hàn hồi lưu thẳng đầu trên của nó được nối với ống hấp thụ có chứa 40-50 ml dung dịch Hydroperoxyd nồng độ 6% - 10% (TT) vừa mới pha đã được trung hoà bằng dung dịch NaOH 0.1N (CĐ) với chỉ thị xanh bromothymol (CT).

• Cách tiến hành:

- Cho 250 ml nước và 5 ml acid hydrocloric (TT) vào bình cầu, thêm 10-15g dược liệu cần phân tích, đậy nắp bình, đun sôi trong 5h. Tháo ống hấp thụ, chuẩn độ dung dịch H20 2 trong ống hấp thụ bằng dung dịch NaOH 0.1N với chỉ thị xanh bromothymol (CĐ) hết Vị ml.

- Tiến hành làm mẫu trắng tương tự như trên nhưng không cho dược liệu. Chuẩn độ dung dịch H20 2 trong ống hấp thụ bằng dung dịch NaOH 0.1N với chỉ thị xanh bromothymol (CĐ) hết V2 ml.

+ Lượng NaOH 0.1N phản ứng hết V = Vị-V2 (ml).

+ lml dung dịch NaOH 0.1N phản ứng tương đương với 3.203 mg S 0 2. + Hàm lượng S 0 2 trong dược liệu khô tuyệt đối được tính theo công thức:

V X 3.203 X 100 M; I

X(%0) = — \ — X 1000 ưic :

mx(100-T))x 1000 —

Trong đó: X là hàm lượng S 0 2 trong dược liệu khô tuyệt đối (%o). V là số ml dung dịch NaOH 0.1N phản ứng.

T là độ ẩm của dược liệu (%),

m là khối lượng dược liệu lấy để phân tích (g).

♦ Khảo sát độ lặp lại (độ chính xác) của phương pháp:

Đề khảo sát độ lặp lại của phương pháp chúng tôi tiến hành định lượng S 0 2 trong cùng một mẫu dược liệu Ngưu tất mẫu M 12 với 5 thí nghiệm riêng biệt bằng phương pháp đã xây dựng ở trên.

Kết quả được ghi trong bảng 8.

Bảng 8:Khảo sát độ lặp lại của phương pháp.

STT Khối lượng DL (g) Độ ẩm DL (%) ^NaOHO.lN phản ứng

%oX (SO2) trong DL khô tuyệt đối

1 15.0 8.62 4.75 1.109 2 14.5 9.18 4.35 1.058 3 15.5 9.06 4.75 1.079 4 14.0 8.84 4.25 1.067 5 16.0 9.52 4.65 1.029 6 Số liệu thống kê: x= 1.068 8 := ± 0.0362 s = 0.0292 8% = 3.39 RSD = 2.73% t (p = 95; 4) =2.116 a = 0.05

Nhận xét:

Kết quả thống kê cho thấy phương pháp có độ lặp lại khá cao với độ lệch chuẩn tương đối RSD = 2.73%.

2.2.3.2. Áp dụng phương pháp để định lượng S 0 2 trên các mẫu Ngưu tất: ♦ Mẫu Ngưu tất mua trên thị trường:

Các mẫu M 1Xq, M 2Xq, M1vn, M2VN được mua trên thị trường đem định lượng S02. Kết quả được trình bày bảng 9.

Bảng 9: Hàm lượng s o2 trên một số mẫu Ngưu tất mua trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT M Tqj MTQ2 MVN1 MVN2

T(%) X%o T(%) X%o T(%) X%o T(%) X%o

1 14.03 0.149 19.13 0.185 14.21 0.314 12.36 0.432 2 13.82 0.153 18.41 0.176 13.12 0.301 13.14 0.428 3 14.15 0.154 18.62 0.181 15.09 0.312 10.98 0.436

tb 0.152 0.181 0.309 0.432

Nhận xét: (Chú thích: T(%) là độ ẩm của dược liệu)

Hàm lượng S 0 2 trong các mẫu Ngưu tất của Việt Nam cao hơn nhiều (khoảng 2-3 lần) so với mẫu của Trung Quốc, có thể do mẫu của Trung Quốc đã trải qua thời gian dài bảo quản và lưu thông trên thị trường.

♦ Mẫu Ngưu tất bảo quản :

Tiến hành định lượng S 0 2 trên một số mẫu: - Mẫu M3, Tl, T2, M4 sau 12 tháng bảo quản.

- Mẫu Ml 1, M I2, M21, M22 vừa xông sinh xong (mẫu tươi và mẫu sấy khô) được lấy tại Trung Tâm Nghiên Cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, đồng thời theo dõi sự thay đổi hàm lượng S 0 2 trong thời gian 2 tháng bảo quản trong túi nilon ở nhiệt phòng, cứ sau 15 ngày định lượng một lần kể từ lúc bảo quản.

Bảng 10: Hàm lượng s o2 trong các mẫu Ngưu tất sau 12 tháng bảo quản.

STT M3 TI T2 M4

T(%) X%o T(%) X%o T(%) X%o T(%) x % 0

1 10.03 0.262 9.13 0.160 11.21 0.214 12.36 0.312 2 11.82 0.258 10.41 0.157 12.12 0.209 13.14 0.325 3 11.15 0.254 11.62 0.162 10.09 0.210 10.98 0.309

tb 0.258 0.159 0.211 0.315

Nhận xét:

- Hàm lượng S 0 2 trong các mẫu bảo quản sau 12 tháng tương đối thấp, đặc biệt mẫu T l, T2 có hàm lượng tương đương mẫu của Trung Quốc, có thể do thời gian bảo quản lâu nên lượng S 02 đã giảm đi nhiều.

- Mẫu được xông với hàm lượng sinh cao hơn thì hàm lượng S 0 2 tồn dư cao hơn mẫu được xông với hàm lượng sinh thấp (M3). Cùng một lượng sinh nhưng thời gian xông dài hơn (T2) hàm lượng S 0 2 cũng cao hơn mẫu có thời gian xông ngắn (Tl). Chứng tỏ hàm lượng sinh dùng để xông, thời gian xông tỷ lệ thuận với sự tồn dư S02 trong quá trình bảo quản Ngưu tất sau xông sinh.

Bảng 2: Sự thay đổi hàm lượng s o2 trong 2 tháng bảo quản:

STT Tên mẫu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 1 M il T(%) 51.89 54.57 54.51 55.6 56.14 X%o 1.354 0.682 0.446 0.288 0.162 2 M12 T(%) 8.95 9.41 9.18 9.42 9.54 X%o 1.091 0.907 0.811 0.707 0.619 3 M21 T(%) 5.93 5.14 6.57 6.16 6.42 X%o 4.483 4.108 3.657 3.197 2.875 4 M22 T(%) 7.84 7.39 9.21 8.97 9.06 X%o 4.089 3.747 3.351 2.932 2.681

M il M12 M21 M22

n Lần 1 □ Lần 2 □ Lần 3 H Lần 4 □ Lần 5

Hình 5: Sự thay đổi hàm lượng s o2 trong quá trình bảo quản .

Nhận xét:

- Hàm lượng S 0 2 trong mẫu sấy khô thấp hơn so với mẫu vừa xông sinh xong không sấy khô, chứng tỏ một phần S 02 đã bị mất đi do quá trình sấy.

- Hàm lượng S 0 2 trong mẫu vừa xông sinh xong không rửa sấy khô (M21) cao hơn mẫu vừa xông sinh xong rửa rồi mới sâý khô (M22), chứng tỏ quá trình rửa đã làm giảm một phần S 0 2.

- Cùng xông với một lượng sinh là 1.5 kg/tạ nhưng hàm lượng S 0 2 ở đợt xông thứ 2 lại cao hơn rất nhiều (41ần) so với đợt xông thứ nhất, điều này có thể do ở đợt xông thứ 2 lò xông được bọc kín bằng nilon chỉ để một khe hở nhỏ, còn đợt xông thứ nhất lò xông được bọc bằng lá cót nên lượng S 0 2 hấp thụ vào trong dược liệu ít hơn.

- Hàm lượng S 0 2 trong các mẫu đều giảm liên tục suốt 2 tháng bảo quản, sự giảm hàm lượng S 0 2 tỷ lệ thuận với thời gian bảo quản. Mẫu vừa xông sinh xong không sấy khô (mẫu tươi) hàm lượng S 0 2 giảm đi rất nhanh trong suốt quá trình bảo quản đặc biệt là trong thời gian đầu.

♦ Định lượng S 0 2 trên một số mẫu Ngưu tất chế:

Các mẫu M I2, M21, M22 đã được định lượng lần 1 xong đem chích muối và trích rượu rồi được định lượng S 0 2. Kết quả được trình bày ở bảng 12.

Bảng 12 : Hàm lượng s o2 trong một số mẫu ngưu tất chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT M12r M12m M21r M21m M22r M22m 1 0.606 0.657 2.908 3.081 2.627 2.659 2 0.600 0.660 2.896 3.110 2.631 2.674 3 0.596 0.653 2.892 2.980 2.635 2.686 tb 0.601 0.657 2.899 3.057 2.631 2.673 M12 M21 M22

M Ban đáu □ Trích rượu E3 Trích muối

Hình 6 : Hàm lượng s o2 trong một số mẫu Ngưu tất chế.

Nhận xét:

Sau khi trích muối, trích rượu hàm lượng S 0 2 giảm đi nhiều, có thể do quá trình sao đã làm một phần S 0 2 bị giải hấp thụ.

Một phần của tài liệu Nguyên cứu phương pháp định lượng SO2, và ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ngưu tất (Trang 27)