Những phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu 081 giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường các đầu sách của công ty cổ phần truyền thông nhã nam (Trang 28 - 31)

- Thứ nhất về quy mô: Trước sự biến động phức tạp, khó lường của nền kinh tế trong 2

năm 2009, 2010 Nhã Nam vẫn tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh bất chấp những tác động xấu của nền kinh tế, khi giá cả và lạm phát leo thang. Các đơn vị phát hành của Nhã Nam ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng lên năm 2009 có 72 nhà sách và các đại lý ở hai thành phố thì đến năm 2010 con số này là 85. Ngoài địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Nhã Nam cũng mở rộng phân phối các sản phẩm của mình sang các địa phương: Hải phòng, Gia Lai, Nha Trang, Vũng Tàu … tạo ra một mạng lưới phân phối rộng khắp.

- Thứ hai về cơ cấu kinh doanh: Các xuất bản phẩm chủ yếu của Nhã Nam vẫn là sách

văn học, các dòng sách ngày càng được phát triển cả ở bề rộng lẫn chiều sâu và có được nhiều sự yêu mến từ độc giả. Bên cạnh đó Nhã Nam cũng mở rộng sự quan tâm sang các mảng sách non-fiction như lịch sử, triết học, khoa học, sách về các vấn đề xã hội, văn hóa đương đại, sách khai trí, tham khảo, triết lý sống... Trong lĩnh vực này, Nhã Nam đã trở thành nhà xuất bản của những tác gia quan trọng trên thị trường xuất bản thế giới hiện nay: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Deepak Chopra, Don Miguel Ruiz, Naomi Klein, Elisabeth Gilbert... Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh các mảng sách văn học mà lâu nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam, như tiểu thuyết khoa học giả tưởng, văn chương kỳ ảo, truyện tranh thế hệ mới… Sự ra đời của các bộ sách lớn của J.R.R Tolkien hay Frank Herbert trong năm 2010 là một minh chứng cho điều đó.

- Thứ ba về hiệu quả kinh doanh:

+ Doanh thu: Mặc dù chịu tác động của biến động kinh tế, giá cả leo thang Công ty vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về doanh thu ( tăng từ 4125 triệu năm 2007 lên 8660 triệu năm 2010) có được thành quả đó là do nỗ lực của toàn Doanh nghiệp đẩy mạnh công tác bán hàng, khai thác triệt để khách hàng truyền thống cũng như có công tác PR cho các sản phẩm, lôi kéo tập khách hàng mới, cùng hàng loạt các chiêu thức khuyến mãi đã góp phần thúc đẩy doanh số của công ty tăng lên.

+ Lợi nhuận: Mặc dù kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thu hẹp chi tiêu mua sắm, nhưng với nỗ lực của mình Nhã Nam vẫn hoạt động kinh doanh khá tốt. Lợi nhuận năm 2007 đạt 955,2 triệu; 2008 đạt 800,3 triệu; 2009 đạt 637,8 triệu; 2010 đạt 725,5 triệu như vậy dù lợi nhuận sụt giảm trong năm 2009 nhưng đã tăng lên nhanh chóng trong năm 2010. Trong tương lai gần Nhã Nam sẽ còn lớn mạnh hơn nữa dù thị trường xuất bản phẩm đang có sự cạnh tranh gay gắt.

Mặc dù hoạt động kinh doanh của Nhã Nam đã đạt được một số thành quả trong những năm qua, tuy nhiên bên cạnh đó Công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng phát triển thương mại của mình.

- Một là về hiệu quả kinh doanh: Do tác động của việc tăng giá cả nói chung mà chi phí

của Công ty có xu hướng tăng lên, mặc dù đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí nhưng chưa triệt để, chi phí tăng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận của Công ty giảm sút trong 2 năm 2008 và 2009. Doanh thu có mức tăng trưởng cao tuy nhiên chủ yếu doanh số đạt được khi Doanh nghiệp tiến hành các chiêu khuyến mãi, giảm giá bán, tuy nhiên đây không phải là xu hướng thương mại phát triển bền vững, giảm giá bán là chấp nhận giảm lợi nhuận của Công ty và về mặt lâu dài Công ty không thể liên tiếp áp dụng phương thức kinh doanh này để tạo uy tín cho Doanh nghiệp vì tâm lý người tiêu dùng sẽ chỉ tới mua hàng khi giảm giá từ đó tác động ngược trở lại tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Hai là về tài chính: Là một công ty cổ phần nhưng với số lượng cổ đông ít ỏi, vốn

chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, sự phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay là khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp tư nhân nói chung và Nhã Nam nói riêng. Có thể thấy trong giai đoạn lạm phát tăng cao, khi mặt bằng lãi suất tăng mạnh, chi phí tài chính của Công ty cũng tăng rất nhiều gây khó khăn cho hoạt động mở rộng quy mô kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại của Doanh nghiệp.

- Ba là các hạn chế khác: Công tác quảng bá cho thương hiệu, PR của Công ty chưa

tốt, mặc dù hoạt động trên địa bàn Hà Nội trong thời gian khá dài nhưng không ít người tiêu dùng cũng chưa biết đến tên tuổi của Nhã Nam, trong khi các doanh nghiệp khác tham gia thị trường xuất bản như công ty sách Phương Nam hay nhà sách Đông A việc quảng bá cho tên tuổi của họ khá tốt. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của Nhã Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Về nguồn nhân lực: Chi phí tiền lương tăng lên cùng với tốc độ tăng giá cả tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa tốt, đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm đặc biệt là bộ phận design và dịch thuật trình độ còn chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cho công ty.Thêm nữa trình độ quản lý của các cán bộ trong công ty còn nhiều hạn chế, khả năng nắm bắt các quy định của pháp luật và nhà nước cũng như cách quản lý thông tin không tốt, vì thế đã có những rắc rối đối với các ấn phẩm của công ty như:Năm 2006, tập thơ dự báo thời tiết của nhóm thơ ngựa trời do công ty xuất bản bị cục xuất bản đình chỉ vì vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam; năm 2007 tập truyện ngắn I am đàn bà của nhà văn Y Ban cũng bị xuất bản thu hồi với lý do Nhã Nam đã vi phạm một số vấn đề về hành chính; năm 2008 tập Trần Dần – thơ do công ty liên kết với nhà xuất bản Đà Nẵng cũng bị đình chỉ phát hành, phạt hành chính vì lý do vi phạm luật xuất bản. Hơn nữa Nhã Nam còn là một trong những công ty xuất bản có số lượng đầu sách bị in lậu nhiều nhất, đặc biệt là cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm bị in lại với năm bản giả trên cả ba miền Việt Nam.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:

* Nguyên nhân khách quan

- Lạm phát gia tăng khiến cho giá vật tư tăng cao nguồn kinh phí chi cho đầu tư cho các bản thảo sách, cũng như liên kết đặt hàng đối với nhiều ấn phẩm quá hạn hẹp; Trang thiết bị kỹ thuật chưa được đầu tư, nâng cấp…Hơn nữa lạm phát còn làm cho giảm nhu cẩu tiêu dùng của dân chúng.

- Việc điều hành chính sách của chính phủ chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ văn hóa thông tin với các ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây khó khăn cho Doanh nghiệp trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh cũng như trong công tác xuất bản, in ấn và phát hành của các doanh nghiệp.

- Những khó khăn do mức độ cạnh tranh ngày một gay gắt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành mở cửa trong lĩnh vực xuất bản phẩm nhập khẩu khiến cho thị trường xuất bản phẩm ngày càng gay gắt hơn.

* Nguyên nhân chủ quan

- Tiềm lực tài chính của Công ty chưa đủ mạnh, còn phụ thuộc khá nhiều vào vốn vay do đó khi mặt bằng giá có nhiều biến động đã tác động xấu tới chi phí vay vốn của các

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa đạt hiệu quả cao, chưa tận dụng được tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp dẫn tới vẫn còn lãng phí nguồn lực.

- Trình độ quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập; trình độ hiểu biết và nắm bắt thông tin, quy định của pháp luật đặc biệt là những quy định về luật xuất bản của một bộ phận không nhỏ các nhân viên của công ty còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu 081 giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đến việc mở rộng thị trường các đầu sách của công ty cổ phần truyền thông nhã nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w