Chương V: Hình ảnh chiếc áo dài quê hương với bạn bè năm châu

Một phần của tài liệu Áo dài Việt Nam qua các thời đại - tiểu luận áo dài việt nam (Trang 25)

Vào những năm đầu thế kỷ XXI có một thiếu nữ người Australia đến dự một cuộc triển lãm hội khoa học đương đại của Việt Nam. Hôm đó tại cuộc triển lãm, có một nữ họa sĩ Việt Nam mặc một bộ áo dài đẹp đến nỗi người ta đổ xô ra chiêm ngưỡng nhiều hơn là xem tranh. Sau đó thiếu nữ người Australia đến thăm Việt Nam liềm tìm mua ngay bộ áo dài đó rồi hí hửng dò hỏi bạn bè xem cô mặc có đẹp không. Đáng lẽ với thân hình thon thả, cân đối và đôi chân dài của cô sẽ rất hợp nếu nó to ra, vì eo áo bị nâng cao quá. Mặc áo dài quả là không đơn giản. Một vị giáo sư người Italia tên Crisoforo Borri sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng “ Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo, nó thế là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”.

Nữ Sĩ Linh Bảo đi dự tiệc tại một hội thường niên của các nhà sinh vật học Hoa Kỳ tại Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bống nghe tiếng một người đàn ông Mỹ nói: Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi “Nữ sĩ quay lại hỏi chuyện thì nguwoif Mỹ nói rằng câu tiếng việt duy nhất ông biết là “áo zài”.

Chỉ với những mẫu chuyện ngắn như thế thôi thì ta cũng đã biết tầm ảnh hưởng của áo dài đồi với người nước ngoài như thế nào. Nó tuy là một vật thể nhỏ bé nhưng đã không ít lần vươn ra khu vườn ngoại quốc để nâng tầm giá trị của mình lên. Cũng chính vì sự “nổi tiếng” ấy mà khi những du khách nước ngoài đặt chân lên mảnh đất Việt thì thứ mà họ hỏi và tìm kiếm đầu tiên là áo dài để tự thưởng cho minh một món quà nhân chuyến du lịch sang Việt Nam.

D. KẾT LUẬN

“Tà áo em bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng Tà áo em bay bay bay bay trên phố dịu dàng

Áo bay trên đường như mây xuống phố Áo tung sân trường tựa cánh chim câu… Dù ở đâu, Paris Luân Đôn hay những miền xa

Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…em ơi

Tung bay tà áo tung bay Xôn xao một trời nắng đỏ…”

Vâng đây là một đoạn trong bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Thanh Tùng, nó đã kết lại đề tài của chúng em với những lưu luyến, tự hào…về áo dài-đại diện cho nét đẹp văn hóa của đất nước mình với những hình ảnh dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ với những bước uyển chuyển trong trang phục mỹ miều này. Thật tự hào khi nói về chiếc áo dài Việt Nam, đại diện cho một nét đẹp văn hóa, nó không chỉ

đẹp về kiểu dáng và đường nét mà điều quan trọng là chiếc áo dài còn mang nhiều ý nghĩa kết tinh những nét đẹp tinh hoa của dân tộc. tà áo dài và người con gái Việt là sự kết tinh nhẹ nhàng thanh tao như chính tà áo bay vào thơ ca, nhạc họa khiến bao trái tim xuyến xao. Tất cả những tâm tư suy nghĩ của con người đều được cộng đồng hóa, biểu hiện rõ nét qua trang phục. Áo dài đang dần trở thành thời trang khi không chỉ người Việt mới mặc áo dài, mà ngay cả các nhà thiết kế nổi tiếng thế giới cũng đưa tà áo dài làm cảm hứng sáng tạo cho những bộ sưu tập trên sàn diễn quốc tế của mình. Trong bộ sưu tập mới nhất lấy cảm hứng từ Việt Nam, nhãn hàng Emillio Pucci đã cho ra mắt những mẫu thiết kế hết sức hiện đại và sang trọng, đặc biệt là in đậm hình ảnh của hai tà áo dài. Đây là một bước tiến vô cùng quan trọng của áo dài Việt, khi được thế giới đón nhận với một cách nhìn khác, dự báo áo dài sẽ trở thành một biểu tượng của văn hóa và thời trang chứ không phải chỉ là trang phục truyền thống.

Tìm hiểu để biết rõ về trang phục truyền thống của dân tộc quả là một điều thú vị, được biết về nguồn gốc lích sử cũng với sự kiên cường “đổi minh” qua các thời kỳ lịch sử từ xưa đến nay giúp ta có thêm sự hiểu biết và thêm tự hào khi giới thiệu Áo dài Việt với bạn bè năm châu. Từ đó luôn trân trọng giữ gìn và phát huy nét đẹp của trang phục truyền thống ấy để tồn đọng lại nét đẹp tinh túy nhất trong bản thân mỗi người.

Một phần của tài liệu Áo dài Việt Nam qua các thời đại - tiểu luận áo dài việt nam (Trang 25)