Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Một trong những thành công trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh đó là công tác quản lý nguyên vật liệu bằng hiện vật, tăng cường giám sát và thiết lập quy định định mức tiêu hao NVL sản xuất cột bơm xăng dầu. Bên cạnh đó cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm chưa hết phải được nhập lại kho. Công tác này đòi hỏi Công ty mất nhiều công sức song bù đắp lại có công tác này mà Công ty có thể tiết kiệm triệt để chi phí NVL góp phần thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm.
Chuyên đề tốt nghiệp 25
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải
Thay vì tính trị giá NVL TT bằng phương pháp bình quân gia quyền kế toán nên sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn. Khi áp dụng phương pháp này sẽ phản ánh được chính xác biến động của giá cả trong kỳ, cập nhật thông tin hàng ngày.
Giá đvbq sau = Giá thực tế của NVL sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL sau mỗi lần nhập
Mỗi vật tư cần được mở chi tiết cho từng loại, trên đó theo dõi tình hình nhập, xuất tồn cho từng phân xưởng với các nội dung số lượng, đơn giá, thành tiền. Theo phương pháp này, giá vốn thực tế vật tư xuất kho được xác định theo công thức:.
Giá vốn thực tế của vật tư
xuất kho = Giá bình quân sau mỗi lần nhập X Số lượng vật tư xuất kho Bên cạnh đó, công ty nên mở thêm bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn theo từng phân xưởng theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Chi phí nhân công trực tiếp
Công ty cần sử dụng phương pháp tính lương theo ngày công lao động đối với việc xác định lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ vào : Phiếu xuất nhập sản phẩm hoàn thành, phiếu nhập kho sản phẩm, định mực tiền lương. Tiền lương của sản phẩm được trả căn cứ vào số lượng sản phẩm và mức độ % hoàn thành mà công nhân trực tiếp sản xuất hoàn thành và đơn giá tiền lương cho từng công đoạn cụ thể:
Lương sản phẩm = số lượng sản phẩm nhập kho * đơn giá của từng sản phẩm Chi phí công nhân viên trực tiếp chỉ bao gồm lương thời gian làm việc trực tiếp các khoản phụ cấp và lương làm thêm giờ của công nhân. Đánh giá về mặt số liệu thì đây là một giải pháp tốt để làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh. Nhưng nếu đánh giá trên góc độ quản trị thì đây chưa phải là một phương án hợp lý. Có thể đưa ra
Chuyên đề tốt nghiệp 26
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải
dẫn chứng đơn giản: khi doanh nghiệp không có hình thức khuyến khích người lao động làm việc đồng nghĩa với việc năng suất lao động của họ không thể cải thiện được. Năng suất thấp sẽ dẫn đến chi phí trung bình cao. Chi phí này còn lớn hơn nhiều lần so với chi phí bỏ ra để khuyến khích nâng cao năng suất cũng như hiệu quả làm việc của công nhân. Theo em công ty nên áp dụng một số hình thức khuyến khích như thưởng theo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm mà mỗi công nhân làm ra. Nếu làm không đúng kế hoạch thì họ phải chịu hình thức kỷ luật thích đáng và hình thức kỷ luật bằng cách phạt gấp đôi so với mức tiền mà họ được thưởng.
Chi phí sản xuất chung
Về việc xác định khấu hao của từng loại TSCĐ
Công ty phải xác định chính xác thời gian sử dụng từng loại máy móc thiết bị để có thể hạch toán chính xác được chi phí khấu hao của các loại tài sản đó vào chi phí sản xuất. Căn cứ vào nguyên giá và mức độ hoạt động của từng loại khi tham gia vào quá trình sản xuất để xác định cho phù hợp. vì vậy mở sổ tscđ để theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ chi tiết rồi căn cứ mức trích khấu hao lập bảng phân bổ khấu hao sử dụng TSCĐ chi tiết cho từng phân xưởng.Riêng đối với TSCĐ sử dụng ở phân xưởng cơ khí chế tạo sản xuất cột bơm xăng dầu thì các loại máy móc nhập khẩu cần phải tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh như máy nhúng nhập khẩu ở Mỹ, máy đột nhập khẩu tại Nhật Bản. Đây là những TSCĐ có tốc độ ho mòn vô hình cao, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh nhằm theo kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Để xác định khấu hao của những loại máy móc này cần lần lượt thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Bước 2: Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ
Chuyên đề tốt nghiệp 27
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải
Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định
= Giá trị còn lại của tài sản cố định
X Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó: tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách:
Tỷ lệ khấu khao nhanh (%)
= Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳngX
Hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) =
1 ––––––––––––––––– Thời gian sử dụng của tài sản cố định
X 100%
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh(lần)
Đến 4 năm ( t £ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng
Chuyên đề tốt nghiệp 28
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải
giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Công ty CP chế tạo thiết bị SEEN là công ty sản xuất kỹ thuật với dây truyền sản xuất hiện đại, việc sản xuất phải đảm bảo chính xác và an toàn cao. Vì thế, việc sửa chữa lớn TSCĐ là một trong những công việc cần được tiến hành để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như kéo dài tuổi thọ của TSCĐ.
Để tránh được sự biến động trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như đã nêu trên, đồng thời giúp cho công ty chủ động trong việc bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, công ty nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Việc xác định mức trích chi phí sửa chữa lớn hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm nay hoặc chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh vào năm trước.
Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK335. Kế toán lập sổ cái và sổ chi tiết TK 627 và 335, ghi tăng chi phí sản xuất chung (Nợ TK 627) đồng thời ghi tăng số chi phí trích trước(Có TK335). Sau khi công việc sửa chữa đã hoàn thành, bàn giao vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được trích trước vào chi phí, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất trong kỳ(nếu số đã chi lớn hơn số trích trước) hoặc ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ(nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
Về quản lý tiền điện.
Công ty cần phải khắt khe hơn trong việc quản lý tiền điện hàng tháng phát sinh tại các phân xưởng, vì đây là khoản chi phí khá lớn. Công ty nên xây dựng định mức tiền điện dựa vào kế hoạch sản xuất hàng tháng, đưa ra nội quy rõ ràng và có hình thức kỷ
Chuyên đề tốt nghiệp 29
GVHD: TS. Lê Thị Thanh Hải
luật đối với những bộ phận làm sai quy đinh. Như vậy mới có thể nâng cao ý thức của nhân viên sản xuất để tiết kiệm chi phí.