Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận:

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp phân tích thực trạng dịch vụ kho vận tại cảng chân mây (huế) (Trang 26)

b. Bốc xếp và lưu kho:

2.3.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận:

Qua bảng 2.4 dưới đây, ta thấy được sự biến động lớn về sản lượng giao nhận hàng hóa, cơ cấu hàng hóa chủ yếu là hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Sản lượng hàng hóa giao nhận qua cảng là rất lớn. Năm 2008 sản lượng giao nhận được 757,711.52 MT, sang năm 2009 sản lượng tăng lên 17.81% tương ứng với tăng 134,981.56 MT, đặc biệt năm 2010 sản lượng tăng so với năm 2009 lên trên 51% tương ứng tăng 455,811.71 MT.

Bảng 2.4 Sản lượng giao nhận hàng hóa tại Cảng Chân Mây.

ĐVT: Mét tấn (MT)

Chỉ tiêu Sản lượng đạt được So sánh

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

Điều này được giải thích do nhiều yếu tố:

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến sản lượng giao nhận năm 2009 so với năm 2008, mặc dù sản lượng có tăng lên, tuy nhiên, mức độ tăng không đáng kể.

- Chính sách phục hổi kinh tế sau khủng hoảng của các quốc gia trên thế giới đã có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, do vậy hoạt động giao nhận năm 2010 đã tăng lên rất nhiều so với năm 2009 (51.06%). Điều này đã giúp công ty vượt kế hoạch kinh doanh năm 2010 là 140%, tạo đà thuận lợi phát triển cho các năm sau.

Qua bảng 2.4 ta cũng nhận thấy việc lượng hàng xuất khẩu cao hơn rất nhiều so với nhập khẩu, điều này cũng là tất yếu của Việt Nam trong những năm qua trong vấn đề xuất khẩu hàng hóa khoáng sản, loại hàng mà Việt Nam luôn có chỉ số xuất khẩu cao trong nhiều năm vừa qua. Đặc biệt trong năm 2010, sản lượng hàng hóa xuất khẩu đột ngột tăng mạnh, sản lượng giao nhận đạt được 903,549.51 MT tăng 356,386.39 MT tương ứng tăng 65.13% so với năm 2009, đây là một con số nói lên sự hỗ trợ của các chính phủ của các quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 đã giúp cho ngành xuất khẩu khoáng sản Việt Nam đã đạt được thành tích khá ấn tượng. Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy trong năm 2010, lượng hàng nhập ngoại lại giảm 2,511.22 so với năm 2009 tương ứng giảm 13.88%, điều này cho thấy dấu hiệu tốt từ phía các doanh nghiệp trong nước đã dần ổn định để tìm kiếm nguồn hàng trong nước thay thế nguồn hàng nhập ngoại như trước đây. Tuy nhiên, năm 2009, lượng hàng nhập ngoại lại tăng đột biến so với năm 2008 (tăng 7,594.95 MT tương ứng tăng 72.32%), điều này giải thích lượng hàng hóa thiếu hụt trong nước sau khủng hoảng, do đó khiến các doanh nghiệp phải bổ sung nguyên nhiên liệu nhập từ phía nước ngoài.

2.3.2 Thực trạng kinh doanh dịch vụ vận tải:

Để đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty, ta dựa trên 2 chỉ tiêu về số chuyến làm hàng và số dầu mà công ty cấp cho 2 đầu kéo của công ty thực hiện.

Qua bảng 2.5 ta thấy được số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo tại công ty. Số chuyến này phụ thuộc vào lượng hàng cẩn làm và quãng đường 2 đầu kéo thực hiện. Ta nhìn nhận chung rằng trong 3 năm qua, số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo đều giảm xuống rõ rệt, trung bình giảm 60% cho mỗi đầu kéo. Qua đó ta nhận định năng suất làm việc của hai đầu kéo đang có dấu hiệu giảm xuống trầm trọng, mức độ hao mòn của 2 đầu

kéo nhanh. Tuy nhiên, chưa thể kết luận dựa trên chỉ tiêu số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo, ta cần thêm chỉ tiêu về số dầu cấp cho 2 đầu kéo dưới đây

Bảng 2.5 Số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo

ĐVT: Chuyến Biển số đầu kéo Số chuyến hàng vận tải So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % 75C - 5559 691 302 145 -389 -56.30 -157 -51.99 75C – 5595 798 149 63 -649 -81.33 -86 -57.72 Tổng 1,489 451 208 -1,038 -69.71 -243 -53.88

(Nguồn: Đội cơ giới, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây).

Bảng 2.6 Số dầu cấp cho 2 đầu kéo

ĐVT: Lít

Biển số đầu kéo Số dầu cấp So sánh

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

75C - 5559 14,580 15,000 11,630 420 2.88 -3,370 -22.47

75C – 5595 13,530 8,970 7,130 -4,560 -33.70 -1,840 -20.51

Tổng 28,110 23,970 18,760 -4,140 -14.73 -5,210 -21.74 (Nguồn: Đội cơ giới, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây)

Qua bảng 2.6 ta nhận thấy số dầu cấp cho mỗi đầu kéo hằng năm giảm xuống tương đối đồng đều, riêng năm 2010 số dầu cấp cho 2 đầu kéo giảm xuống 5,210 lít so với năm 2009 tương ứng giảm 21.74%, trong khi số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo năm 2010 giảm 243 chuyến tương ứng giảm 53.88%, do vậy ta có thể nhận định rằng mức tiêu hao nhiên liệu còn rất nhiều trong khi năng suất làm việc của 2 đầu kéo lại không đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp phân tích thực trạng dịch vụ kho vận tại cảng chân mây (huế) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w