L ỜI NÓI ĐẦ U
3.1.1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn xã Tân Hộ i
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Sau khi xã Tân Hội được thành lập và đi vào hoạt động ổn định cũng là thời gian tiến hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Ủy ban nhân Thị xã, Tỉnh phê duyệt vào năm 2005 đã và đang công bố công khai tại trụ sở hành chính xã Tân Hội.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của xã được duyệt tiến hành lập phương án xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã. Nhằm thực hiện thống nhất quy hoạch tổng thể, phù hợp tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí, hạn chế việc tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất phá vở sự công bằng sinh thái môi trường, gây tổn thất hoặc kiềm hảm sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là kiểm tra đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai để quản lý và đề nghị cấp trên quan tâm đầu tư sử dụng đất hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, làm cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tránh tình trạng chồng chéo thiếu thống nhất trên địa bàn xã vừa là để quản lý thống nhất đất đai theo qui định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất và bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, nhằm phát triển và sử dụng đất lâu bền, đúng mục đích.
Đối tượng nghiên cứu để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là toàn bộ diện tích đất tự nhiên của xã, được tính toán và phân bổ cho các mục đích sử dụng. Các ý tưởng mang tính không gian nằm ngoài địa bàn xã sẽ được ghi nhận và cập nhật để bổ sung cho kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã thời kỳ 2000 – 2010 được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý:
-Luật đất đai năm 1993, sửa đổi bổ sung một số điều năm 1998, năm 2001, năm 2003 và các văn bản dưới luật của Nhà nước về đất đai có liên quan.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Thông tư 05/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trên cơ sở Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã Hồng Ngự từ năm 2005 – 2010; năm 2010 – 2015 và năm 2015 – 2020 về các tài liệu, số liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các thời kỳ. Trên cơ sở nhu cầu để phát triển kinh tế xã hội ổn định và phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Xã Tân Hội tiến hành phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã, tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã; đến thời điểm này quy hoạch kế, hoạch sử dụng đất của xã đã được phê duyệt và sử dụng đúng quy định pháp luật, hạn chế thấp nhất tình trạng sử dụng không đúng mục đích, lãng phí nguồn tài nguyên đất.
* Công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính: Xã phối hợp với
văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của phòng tài nguyên và môi trường Thị xã Hồng Ngự tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính cho toàn bộ đơn vị hành chính trên địa bàn như Ban nhân dân ấp Tân Hòa, Tân Hòa Trung, Tân Hòa Thuận, Trạm y tế, Bưu điện…
Hệ thống hồ sơ địa chính của xã gồm: Bản đồ địa chính 299, Bản đồ lưới tọa độ, theo dõi biến động đất đai theo quy định Thông tư số 19 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất.
- Tình hình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất: Trên cơ sở pháp luật, vừa nêu Địa chính xã đã lập thủ tục đề nghị về trên thực hiện nhiệm vụ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đạt tỷ lệ 99,98% chủ yếu là đất nông nghiệp và đất giao cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài.
Từ năm 2005 xã đã được Ủy ban nhân Thị xã phê duyệt dự án 750 cho lập mới Bản đồ lưới tọa độ địa chính, đo đạc bản đồ địa chính để quản lý tốt về đất đai trên địa bàn của xã.
Trong thời gian qua xã đã kết hợp với phòng Tài nguyên & Môi trường kết hợp với các ngành chức năng đo đạc và thu hồi giao đất cho các tổ chức được 12.500m2 để xây dựng các công trình công cộng như: các trụ sở hành chính, trường học, cụm, tuyến dân cư, đường giao thông… Nhìn chung công tác giao đất và thu hồi đất cho các tổ chức còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công, là
do áp giá, bồi thường giải tỏa, tái định cư chưa được thỏa đáng yêu cầu của các chủ sử dụng đất bị thu hồi, từ đó ảnh hưởng đến công tác thu hồi cũng như giao mặt bằng để xây dựng.
Công tác chỉnh lý biến động tính đến thời điểm này xã đã tiếp nhận và đề nghị phòng Tài nguyên & Môi trường về đăng ký chỉnh lý 43 hồ sơ biến động với diện tích: 24.000m2 bao gồm hồ sơ chuyển nhượng, chuyển đổi, cấp mới, chỉnh lý sai sót…
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Được thực hiện theo định kỳ hàng năm giúp cho Ủy ban nhân dân xã nắm được thực trạng sử dụng đất của địa phương mình, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với quy hoạch.
3.1.2. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Tân Hội
*Đòi lại đất củ
- Đòi lại đất trước đây đưa vào hợp tác xã nông nghiệp đã giao đất cho các hộ khác sử dụng khi hợp tác xã tập đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai người đó lấy lại sử dụng nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại sử dụng được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc xã đã sử dụng vào mục đích khác.
- Đòi lại đất khi xã thực hiện chính sách “Nhường cơm, sẽ áo”; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất , làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 1987 nay những người này đang sử dụng.
- Đòi lại đất chính quyền chế độ củ lấy lại sử dụng sau giải phóng, Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng, tren địa bàn thị xã Hồng Ngự nói chung, xã Tân Hội nói riêng gây nhiều bức xúc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã ra nhiều văn bản khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai của một số hộ nông dân trong xã nhưng đến nay vẫn còn nhiều trường hợp tiếp tục tranh chấp chưa được xử lý.
- Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng làm trường học, mẫu giáo, nhà văn hóa….
* Tranh chấp quyền sử dụng đất:
- Tranh chấp đất hương hỏa, dòng tộc, đòi chia thừa kế.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân ở địa phương với các đơn vị được Nhà nước giao đất xây dựng trụ sở Ban nhân dân ấp.
- Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tích ranh giới sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.v.v.
3.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cơ sở về tranh chấp đất
đai.
Nâng cao hiệu quả hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai là nhu cầu càn thiết và cấp bách trong giai đoạn chính trị xã hội hiện nay. Nếu tình hình chính trị không ổn định sẽ không tạo ra tiền đề để phát triển kinh tế, ngược lại tình hình chính trị ổn định thì sẽ thúc đẩy nên kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Về mặt chính trị: Các tranh chấp đất đai được hòa giải tốt thì sẽ đảm bảo được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và ổn định về mặt tâm lý cho người dân để họ an tâm làm ăn, sinh sống đem lại lòng tin của người dân đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trên thực tế nhiều trường hợp tranh chấp phát sinh hòa giải tranh chấp còn kéo dài khiến cho người dân bức xúc gửi đơn vượt cấp đến cơ quan cấp huyện, tỉnh yêu cầu giải quyết làm mất trật tự an toàn xã hội.
Về mặt xã hội: Các tranh chấp đất đai được hòa giải tốt thì sẽ đảm bảo được sự đoàn kết trong nhân dân không gây đến tình cảm anh em, tình làng, nghĩa xóm…Nếu tranh chấp không được hòa giải kịp thời thì những trường hợp xấu không thể xảy ra như xung đột, xô xát phát sinh giữa các bên sẽ chuyển từ quan hệ dân sự sang hình sự.
Về mặt kinh tế: Tranh chấp đất đai được hòa giải sẽ đáp ứng lợi ích kinh tế của các bên, đảm bảo cho các bên yên tâm sản xuất, kinh doanh giảm chi phí tốn kém, ngược lại nếu tranh chấp đất đai không được hòa giải tại cơ sở thì các bên không những không được thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
3.3.Định hướng nâng cao hiệu quả hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai 3.3.1. Định hướng về hoàn thiện pháp luật hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai:
-Trên cơ sở các phân tích, đánh giá trên đây, tôi cho rằng Tổ chức hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đât đai trong điều kiện kinh tế hiện nay cần phải sữa đổi, bổ sung hoàn thiện theo hướng như:
- Quan tâm chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai trong nhân dân, cụ thể ở những khu dân cư và đề cao vai trò của các ấp và các chi hội đoàn thể của ấp trong việc vận động nhân dân hòa giải các vụ việc tranh chấp đất
đai. Pháp luật cần có những quy định xử lý các bên không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết khi hòa giải thành, để họ phải tôn trọng các cam kết của mình.
- Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận tại các ấp, có nhiều chính sách khuyến khích cho hòa giải viên để khích lệ, động viên họ, từ đó nâng cao hiệu quả công tác hòa giải các tranh chấp đất đai, muốn làm được điều đó thì đề nghị Đảng và Nhà nước cần quan tâm như sau:
Thứ nhất: Chúng ta đã biết Tổ hòa giải là tổ chức tự quản do nhân dân chọn
và bầu ra để thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp đất đai, các hòa giải viên phần lớn trình độ năng lực thấp kém, không chuyên môn nghiệp vụ, được tập huấn công tác hòa giải một cách sơ xài. Vì vậy cần có sự quan tâm về mặt nhân sự, công tác đào tạo bồi dưỡng; cụ thể về trình độ, chuyên môn, tuổi tác và am hiểu được pháp luật và được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản.
Thứ hai: Thực trạng hiện nay, hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn thị xã
Hồng Ngự nói chung, xã Tân Hội nói riêng đạt tỷ lệ thấp, đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai còn hạn chế, những vụ việc tranh chấp đất đai có nhiều trường hợp phức tạp. Chính vì vậy công tác hòa giải tranh chấp đất đai đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến tình trạng kéo dài hòa giải nhiều lần không thành, căn cứ pháp lý về thủ tục hòa giải ở cơ sở của Tổ hòa giải hiện nay nhiều văn bản quy định chưa rõ, chưa phù hợp với thực tế công tác hòa giải tranh chấp đất đai.
3.3.2. Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật đất đai.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về luật đất đai và các văn bản có liên quan đến đất đai để nâng cao hiểu biết về pháp luật đất đai cho nhân dân ở cơ sở, nhất là những điểm mới của pháp luật đất đai.
- Các ngành các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc, đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, lồng ghép thông qua các buổi họp dân; đồng thời tuyên truyền Pháp luật về hòa giải ở cơ sở để nhân dân am hiểu.
- Đảng và Nhà nước cần chỉ đạo các cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình, đài truyền truyền thanh, trạm truyền thanh nên dành thời lượng thường xuyên tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về đất đai nói riêng; đến quần chúng nhân dân bằng các hình thức phong phú và thiết thực, bài viết, chuyên đề, biểu dương kịp thời những điểm người làm công tác tuyên truyền pháp luật đất đai tốt,
phê phán những hành vi vi phạm…qua đó giúp nhân dân và cán bộ công chức hiểu rõ hơn chính sách pháp luật để tự giác chấp hành. Việc đưa tin phản ánh tình hình đảm bảo khách quan, trung thực không đưa tin một chiều, sai lệch nội dung, bản chất sự việc không có lợi đến với dư luận cũng như để cho kẻ xấu lợi dụng.
- Do trình độ một số người dân còn hạn chế, nên việc tiếp thu pháp luật đôi lúc gặp nhiều khó khăn, nên muốn công tác tuyên truyên đạt kết quả tốt thì cán bộ làm công tác tuyên truyền phải có kỹ năng chuyên nghiệp, có chuẩn bị đề cương, biện pháp tuyên truyên, có thể trắc lọc nhưng nội dung quan trong của pháp luật, đồng thời phải có thời gian truyền đạt tường đối cho người dân tiếp thu, không nên tuyên truyền qua loa, hình thức, dẫn đến hiệu quả đạt không cao. Mặt khác đưa tủ sách pháp luật về tại các ấp để gần gủi người dân hơn và có điều kiện tìm hiểu tốt hơn, ngược lại nếu để tủ sách pháp luật tại xã chỉ có người dân đến quan hệ thủ tục hành chính mới tìm hiểu được.
3.3.3. Tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở về tranh chấp đất đai.
- Để tăng cường công tác chất lượng hiệu quả công tác hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai cần lưu ý thực hiện một số vấn đề sau:
Một là: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã quan tâm thường xuyên bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ hòa giải, phân công cán bộ Tư pháp xã kềm cập, giúp đở Tổ hòa giải, hòa giải viên, nâng cao phẩm chất đạo đức, uy tín trong xã hội, nhất là kiến thức pháp luật về đất đai.
Hai là: phải phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tạo điều kiện để các tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động. Có như vậy thì chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở sẽ được nâng cao.
Ba là: Ủy ban nhân dân xã cần xây dựng kế hoạch thường xuyên kiểm tra các tổ hòa giải để phát hiện những sai sót kịp thời hướng dẫn khắc phục, đồng thời có phân công cán bộ hướng dẫn về mặt nghiệp vụ, viết biên bản, lưu hồ sơ…đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bốn la: Quan tâm hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải, hòa gải viên có kinh phí đi lại hoạt động, nhằm khích lệ, động viên họ hoạt động đạt hiệu quả hơn; đồng thời hàng năm có tổ chức sơ, tổng kết và có khen thưởng cho hòa giải viên có thành tích xuất sắc.
3.3.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hòa giải tranh chấp đất đai.
- Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động nguồn kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, xây dựng, ban hành các quy