Các thuốc nước ngoài phân loại theo đường dùng

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu số đăng ký thuốc được cấp phép lưu hành tại mông cổ trong giai đoạn 2012 2014 (Trang 49)

Đề tài tiến hành phân tích SĐK thuốc nước ngoài theo đường dùng được thể hiện ở Bảng 3.14

Bảng 3.14. Cơ cấu SĐK thuốc nước ngoài theo đường dùng

Đường dùng Năm 2012 Tỷ lệ (%) Năm 2013 Tỷ lệ (%) Năm 2014 Tỷ lệ (%) Đường uống Thuốc uống 121 52,2 130 58,6 237 56,2 Thuốc ngậm 4 1,7 3 1,4 0,0 Thuốc nhai 12 5,2 10 4,5 14 3,3 Thuốc đặt dưới lưỡi 2 0,9 Tổng 139 60 143 64,5 251 59,5

Đường dùng Năm 2012 Tỷ lệ (%) Năm 2013 Tỷ lệ (%) Năm 2014 Tỷ lệ (%) Đường tiêm 47 20,3 45 20,3 118 28,0 Đường dùng ngoài Thuốc bôi 4 1,7 8 3,6 11 2,6

Thuốc xoa ngoài 5 2,2 5 2,3 9 2,1

Thuốc dán trên da 6 2,6 3 0,7 Dầu gội 2 0,5 Xịt ngoài da 1 0,4 Tổng 16 6,9 13 5,9 25 5,9 Đường đặt Thuốc đặt âm đạo 4 1,7 2 0,9 4 0,9 Thuốc đặt hậu môn 2 0,9 2 0,9 3 0,7 Thụt hậu môn- trực tràng 1 0,4 1 0,2 Tổng 7 3 4 1,8 8 1,8 Đường hô hấp Thuốc phun mù 1 0,4 2 0,9 5 1,2 Thuốc dạng hít 2 0,9 Thuốc xịt 4 1,7 6 1,4 Tổng 7 3 2 0,9 11 2,6 Đường nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt 14 6,0 15 6,8 9 2,1 Thuốc tra mắt 2 0,9

Đường dùng Năm 2012 Tỷ lệ (%) Năm 2013 Tỷ lệ (%) Năm 2014 Tỷ lệ (%) Tổng 16 6,9 15 6,8 9 2,1 Tổng số 232 100,0 222 100,0 422 100,0 Nhận xét:

Trong giai đoạn 2012-2014 các thuốc dùng đường uống luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chế phẩm thuốc nước ngoài trên thị trường. Cụ thể là năm 2012 chiếm 60%, năm 2013 chiếm 64,5%, năm 2014 59,5%. Thuốc dùng đường uống là dạng dùng tiện lợi nhất do người bệnh, cũng như thuận lợi cho nhà sản xuất trong việc bảo quản vận chuyển. Tiếp đó là thuốc dùng đường tiêm giữ vị trí thứ hai với tỷ lệ % các năm lần lượt là 20,3%; 20,3%; 28%. Các thuốc dùng đường hô hấp, đường dùng ngoài, đường đặt, đường nhỏ mắt chiếm tỷ lệ nhỏ trong 3 năm này.

3.9.2. Các thuốc trong nước phân loại theo đường dùng

Thuốc trong nước đã được cấp SĐK trong năm 2014 phân loại theo đường dùng, kết quả thực hiện qua Bảng 3.15

Bảng 3.15. Cơ cấu SĐK thuốc trong nước theo đường dùng

Đường dùng Năm 2014 Tỷ lệ (%)

Đường uống Thuốc uống 91 77,1

Đường tiêm

23 19,5

Đường dùng ngoài Thuốc bôi 1 0,8

Đường nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt 2 1,7

Tổng số thuốc

118 100,0

Nhận xét:

Xét riêng trong năm 2014, các thuốc dùng đường uống chiếm tỷ lệ lớn nhất trong danh mục các thuốc trong nước với 77,1 %. Đứng thứ hai là các thuốc đường tiêm với 19,5 % . Các thuốc dùng ngoài, dùng qua đường hô hấp, thuốc nhỏ mắt đều chiếm tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 0,8%; 0,8% và 1,7 %.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. KẾT LUẬN

Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình ĐKT tại Mông Cổtrong giai đoạn 2012-2014 đề tài đã thu được kết quả nghiên cứu như sau:

4.1.1. Tổng số đăng ký thuốc được cấp qua từng năm

Số lượng SĐK của thuốc nước ngoài và thuốc trong nước đều tăng. Tổng SĐK thuốc trong nước được cấp trong 2 năm 2012 và năm 2013 là 24. Tuy nhiên sang năm 2014 thì số lượng thuốc cấp SĐK tăng lên đột biến và số lượng SĐK là 118.

Trong năm 2012 có 232SĐK thuốc nước ngoài được cấp phép đến năm 2013 số lượng thuốc nước ngoài được cấp phép có chiều hướng giảm đi cụ thể là 222SĐK. Tuy nhiên, năm 2014 số lượng thuốc nước ngoài lại tăng gần gấp đôi so với năm 2013, 422 SĐK đã được cấp phép.

4.1.2. Cơ cấu SĐK thuốc theo nước sản xuất

Trong giai đoạn năm 2012 đến 2014, có 46 quốc gia có thuốc đã được cấp phép lưu hành tại Mông Cổ. Trong đó Hàn Quốc và Đức là hai nước có số lượng thuốc được cấp phép nhiều nhất. Tiếp đó là Nga, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a. Trong giai đoạn này Việt Nam có 5 thuốc được cấp SĐK tại Mông Cổ và đặc biệt 2 chế phẩm được cấp phép trong năm 2014 là của công ty TNHH Dược khoa.

4.1.3.Số lượng hoạt chất được đăng ký lưu hành trong năm 2014

Số hoạt chất của thuốc nước ngoài cao hơn số hoạt chất của thuốc trong nước 6,5 lần nhưng tỷ lệ trung bình SĐK/ 1 hoạt chất của thuốc trong nước gấp khoảng 1,8 lần so với thuốc nước ngoài.

4.1.4. Một số hoạt chất có nhiều SĐK trong năm 2014

Các hoạt chất có số lượng SĐK nhiều đều thuộc nhóm dược lý có nhiều SĐK nhất như nhóm: kháng khuẩn tác dụng toàn thân, hệ tim mạch, đường tiêu hóa và chuyển hóa, hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp.

Trong các hoạt chất của thuốc trong nước chiếm tỷ lệ lớn nhất là vị thuốc đông y, tiếp đó là hoạt chất thuộc nhóm hệ thần kinh trung ương.

4.1.5. Kết quả phân tích SĐK thuốc theo dạng đơn chất và dạng phối hợp

Các thành phẩm dạng đơn chất chiểm tỷ lệ 77,9% tương ứng với 793 SĐK. Các thuốc dạng phối hợp dù chiếm tỷ lệ ít hơn so với thuốc dạng đơn chất, chỉ chiếm 22,1% (225 SĐK) trong giai đoạn năm 2012-2014.

4.1.6. Kết quả phân tích SĐK thuốc kê đơn/không kê đơn

Thuốc không kê đơn chiếm 24,6% tương ứng với 250 SĐK còn danh mục thuốc kê đơn chiếm tỷ lệ lớn hơn đạt 75,4% tương ứng với 768 SĐK trong giai đoạn năm 2012-2014.

4.1.7. Kết quả phân tích SĐK thuốc theo nhóm dươc lý

Nhóm thuốc nước ngoài có số lượng SĐK nhiều gồm: Kháng khuẩn tác dụng toàn thân (15,3%), Hệ tim mạch (14,3%), Đường tiêu hóa và chuyển hóa (12,2%), Hệ thần kinh trung ương (10,3%), Hệ hô hấp (7,4%).

Nhóm thuốc trong nước có số lượng SĐK nhiều gồm: Thuốc cổ truyền (36,6%), Máu và cơ quan tạo máu (15,5%), Đường tiêu hóa và chuyển hóa (10,2%), Hệ thần kinh trung ương (10,6%).

4.1.8. Kết quả phân tích SĐK thuốc theo dạng bào chế

Các dạng bào chế phổ biến nhất trong thuốc nước ngoài được cấp SĐK là viên nén (34,5%, bao gồm cả viên nén bao ngoài), dung dịch tiêm (9,8%), viên nang (7,9%), bột pha tiêm, thuốc tiêm.

Thuốc trong nước được cấp SĐK có số lượng nhiều nhất theo dạng bào chế là viên nén (17,65%), tiếp đó là cao dược liệu (13,4%), thứ ba là thuốc tiêm (12,7%).

4.1.9. Kết quả phân tích SĐK thuốc theo đường dùng

Trong các thuốc nước ngoài và thuốc trong nước đã cấp phép SĐK thuốc dùng đường uống là chiểm tỷ lệ lớn nhất. Thuốc dùng theo đường tiêm là đứng vị trí thứ 2 trong 3 năm này. Và có sự mắt của thuốc dùng theo các đường khác với chiểm tỷ lệ nhỏ.

4.2. ĐỀ XUẤT

Từ các kết quả nghiên cứu, căn cứ vào những phân tích và bản luận ở trên, đề tài có một số đề xuất như sau:

Về phía nhà nước:

- Cần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước nhằm tăng lượng sản phẩm thuốc trong nước các thuốc phục vụ tốt nhất nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân

- Số lượng thuốc đăng ký trong nước cũng như nước ngoài còn thấp, trên thị trường Mông Cổ còn tồn tại nhiều sản phẩm thuốc không có số đăng ký, thuốc giả. Do đó nhà nước một mặt cần đưa ra văn bản pháp quy hướng dẫn rõ ràng cách thức đăng ký lưu hành cho một sản phẩm thuốc, tạo điều kiện hết sức cho các công ty, tổ chức đăng ký các sản phẩm thuốc đảm bảo chất lượng, mặt khác cần tiến hành kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo các tổ chức, cá nhân thực hiện theo đúng Luật dược quốc gia, tránh trường hợp mất kiểm soát dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Về phía các nhà máy sản xuất dược phẩm trong nước

- Cần đầu tư hơn nữa vào khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cũng như nâng cao kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao tỷ lệ thuốc trong nước, giảm lượng thuốc nhập ngoại và phục vụ tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

- Hiện nay trên thị trường thuốc nội địa dạng bào chế chủ yếu là viên nén dùng đường uống, những dạng bào chế hiện đại như thuốc dạng hít, dạng phun mù, dạng

giải phóng đặc biệt còn chiếm tỷ lệ ít. Do vậy các nhà máy sản xuất trong nước cần lưu ý phát triển đa dạng các dạng bào chế nhằm mục đích chăm sóc tốt nhất cho người dân.

- Thuốc trong nước đang chiếm thế mạnh về các vị thuốc y học cổ truyền, các nhà máy cần phát huy hơn nữa khả năng sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng và sự tiên dụng của các sản phẩm này, tiến tới quy mô sản xuất lớn. Các sản phẩm tạo ra không chỉ bán trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác.

- Mặc dù số lượng hoạt chất ở thị trường thuốc nội địa còn ít nhưng số lượng số đăng ký trung bình trên một hoạt chất lại cao hơn so với thuốc nước ngoài. Đó là một tín hiệu tốt cho thấy sản phẩm trong nước có sự đa dạng hơn, tuy nhiên các công ty, nhà máy sản xuất cũng cần phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của các sản phẩm thuốc, để thị trường trong nước vừa đa dạng về hoạt chất, vừa đa dạng về sản phẩm cùng hoạt chất.

Về phía các nhà thuốc

- Cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong việc kinh doanh, không bán các sản phẩm thuốc giả, thuốc chưa có số đăng ký để quản lý. Cần thông tin cho cán bộ quản lý về những thông tin hữu ích trên để kịp thời có biện pháp điều tiết phù hợp. tất cả nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh:

1. Law of Mongolia on Medicines and Medical devices, 10 June 2010, Ulaanbaatar, Mongolia.

2. Report of General Agency for Specialized Inspection, August, 2013, Ulaanbaatar, Mongolia.

3. Report of Mongolian Pharmacist association, April 2015, Ulaanbaatar, Mongolia. Tiếng Mông Cổ: 4. Эм зүйн тусламж, үйлчилгээний эрх зүйн баримт эмхэтгэл, 2012 он, Эрүүл мэндийн яам,Улаанбаатар хот, Moнгол Улс. 5. Moнгол Улсын эмийн бүртгэлийн жагсаалтын эмхэтгэл 2013 он, Эрүүл мэндийн яам,Улаанбаатар хот, Moнгол Улс. 6. Moнгол Улсын эмийн бүртгэлийн жагсаалтын цахим бүртгэл 2012- 2014,Эрүүл мэндийн яам,Улаанбаатар хот, Moнгол Улс.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu số đăng ký thuốc được cấp phép lưu hành tại mông cổ trong giai đoạn 2012 2014 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)