Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các nội dung cụ thể sau: Năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 - 5,0 tỷ USD; Năm 2015, sản lượng tăng 2,76%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD. Mục tiêu của ngành thuỷ sản là phấn đấu XK 900 nghìn tấn thành phẩm, tương đương 4 đến 4,5 tỷ USD. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, đặc biệt chú trọng vào thị trường Trung Quốc. Phấn đấu 100% DN đáp ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn, chất lượng; Nâng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng lên 65-70% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu.
Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước, để góp phần thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong năm 2010, đảm bảo yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng, quan điểm phát triển Ngành Thuỷ sản đến năm 2020 được xác định là :
- Tiếp tục phát huy và phát huy hơn nữa tiềm năng và các nguồn lực để xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến gắn với chuyển dịch cơ cấu đưa Ngành Thuỷ sản nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng xứng đáng trong cơ cấu GDP các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân.
- Coi trọng mở mang thị trường sản phẩm, cả xuất khẩu và nội địa; xuất khẩu được coi là mũi nhọn trong nhiều năm tới để xác định cơ cấu sản phẩm phù hợp. Cơ cấu này cùng với các yêu cầu an ninh thực phẩm phải tạo ra sự thống nhất trong mọi khâu và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành, không tác động có hại đến các ngành kinh tế liên quan và phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Phát huy rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật chất và dân trí của dân cư ven biển, hải đảo. Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Chủ động hội nhập Quốc tế và khu vực Đông Nam Á; xây dựng năng lực quản lý ngành đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiếp cận nghề cá có trách nhiệm. Tranh thủ các kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong nghề cá thế giới trên cơ sở thu hút và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
Theo những quan điểm đó, định hướng phát triển thuỷ sản từ nay đến năm 2020 sẽ là:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đôi với chuyển dịch cơ cấu để đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở nghề cá, coi trọng phát triển nguồn nhân lực để qua từng kế hoạch 5 năm đạt được các tiến bộ vững chắc, nhằm cơ bản công nghiệp hoá ngành theo hướng hiện đại vào năm 2020.
- Tăng cường quản lý để nghề khai thác thuỷ sản có sự tăng trưởng hợp lý gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, khai thác mạnh các tiềm năng nuôi biển và các khu vực nước ngọt. Khai thác hợp lý tuyến nước lợ, kết hợp nuôi thâm canh hợp lý với phát triển nuôi sinh thái các đối tượng xuất khẩu. Giảm thất thoát sau thu hoạch gắn liền với áp dụng hệ thống thống nhất bảo đảm an toàn vệ sinh từ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tế được quy hoạch cho các vùng, miền.
- Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng cũng đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân.
- Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, về các thành phần kinh tế và về đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.
- Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nước gắn với phát triển thị trường thuỷ sản nội địa. Phát triển mạnh mẽ và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Bảo đảm an toàn cho ngư dân đi biển. Giảm thiểu rủi ro về người và tài sản do thiên tai, dịch bệnh hoặc do sự bất thường trong mua bán sản phẩm mà thị trường bên ngoài chi phối.
4.2.4. Nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Với mục tiêu phấn đấu mà ngành thủy sản đặt ra trong thời gian tới là: Phấn đấu năm 2010, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt 5,0 triệu tấn, năm 2015 là 5,7 triệu tấn; năm 2020 là 6,5 triệu tấn. Sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 - 5,0 tỷ USD; năm 2015, sản lượng tăng 2,76%/ năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD với khối lượng thành phần xuất khẩu đạt 1,8 tỷ tấn/4,7 tấn nguyên liệu thủy sản, chiếm 74,6%.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 900.000 tấn sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, trong đó có các sản phẩm chính là: 225.000 tấn sản phẩm từ tôm, 230.000 tấn sản phẩm từ cá tra, ba sa, 75.000 tấn sản phẩm từ mực, bạch tuộc, 160.000 tấn sản phẩm từ cá biển, 40.000 tấn sản phẩm từ nhuyễn thể 2 vỏ…
Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cho chính phủ như sau:
- Về khai thác thủy sản: Phải có quy hoạch khai thác thủy sản hợp lý, tuơng xứng với tài nguyên thủy sản hiện có nhằm bảo đảm cho phát triển thủy sản bền vững.
- Về nuôi trồng thủy sản: diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản từ 1,1 đến 1,4 triệu ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản phải đạt khoảng 2triệu tấn năm 2010.
- Về chế biến và xuất khẩu thủy sản: nâng cấp đồng bộ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị các cơ sở chế biến thủy sản; các cơ sở chế biến thủy sản phải đạt tiêu chuẩn ngành và điều kiện an toàn về sinh và thú y thủy sản; đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị tăng và tươi sống.
Trong những năm tới ngành thủy sản Việt Nam đề ra mục tiêu là thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, phấn đấu trở thành nước có kim ngạch xuất
khẩu thủy sản vào Mỹ lớn nhất. Để đạt được mục tiêu trên thì ngành thủy sản cũng như các doanh nghiệp thủy sản và chính phủ Việt Nam phải dành nhiều