LÍ 12
II.1. Một số kinh nghiệm khi sử dụng tư liệu phục vụ dạy học Địa lí 12
Những tư liệu trên đây được cập nhật chủ yếu từ Internet, vì vậy học sinh cũng có thể đã biết những thông tin này. Do đó, khi tiến hành dạy các bài có nội dung cần bổ sung tư liệu tham khảo thì trước hết giáo viên cần đặt những câu hỏi gợi mở cho cả lớp xem có em nào đã biết được thông tin đó chưa, nếu có thì mời học sinh đó đứng dậy trả lời. Sau đó, giáo viên nhận xét và kết luận.
Ví dụ:
- Khi dạy bài 1 (Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập) – mục 1.b: Diễn biến công cuộc Đổi mới. Mục này có đề cập đến chính sách “Khoán 100“ và “Khoán 10“ trong nông nghiệp nước ta. Đây là những kiến thức ít được thông tin và đề cập trong những năm gần đây. Vì vậy, không nhiều học sinh (thậm chí rất ít) có hiểu biết đầy đủ về các chính sách khoán này. Do đó, khi dạy mục này giáo viên cần dành một ít thời gian nhất định để giúp học sinh tìm hiểu về các chính sách khoán này. Giáo viên nên đặt câu hỏi: Các em có hiểu biết gì về “Khoán 100“ và “Khoán 10“ trong nông nghiệp nước ta? Và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- Hoặc khi dạy Bài 2 (Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ) – mục 1: Vị trí địa lí. Để học sinh có hình dung cụ thể hơn về các điểm cực Bắc, Nam, Đông và Tây trên đất liền của nước ta thì bên cạnh GV cho học sinh xem các hình ảnh về các điểm cực này, Giáo viên có thể hỏi học sinh (hoặc tự trình bày) về một số kiến thức tư liệu liên quan.
- Hoặc cũng khi dạy bài 2 (Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ) – mục 2: Phạm vi lãnh thổ. GV có thể đặt câu hỏi: Lịch sử hình thành biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng? Các tỉnh của nước ta tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam pu chia?
- Hoặc khi dạy bài 8 (Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển) – mục 2.d: Thiên tai. Trong các thiên tai thì “sóng lừng“ là loại thiên tai ít được thông tin. Vì vậy, không nhiều học sinh (thậm chí rất ít) có hiểu biết đầy đủ về loại thiên tai này. Do đó, khi dạy mục này giáo viên cần dành một ít thời gian nhất định để giúp học sinh tìm hiểu về thiên tai này. Giáo viên nên đặt câu hỏi: Các em có hiểu biết gì về sóng lừng? Và những thiệt hại mà nó gây ra?
- Hoặc tương tự khi dạy bài 32 (Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ) – mục 2: Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. Trong các loại khoáng sản thì khoáng sản “đất hiếm“ cũng là loại khoáng sản ít được thông tin. Vì vậy, không nhiều học sinh (thậm chí rất ít) có hiểu biết đầy đủ về loại khoáng sản này. Do đó, khi dạy mục này giáo viên cần dành một ít thời gian nhất định để giúp học sinh tìm hiểu về khoáng sản này. Giáo viên nên đặt câu hỏi: Các em có hiểu biết gì về khoáng sản “đất hiếm“? Và công dụng của nó trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người?
Trường hợp, không có học sinh nào biết được thông tin để trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra thì giáo viên nên trình bày ngắn gọn ý chính và hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm hiểu thêm. Điều này vừa làm cho học sinh thấy hấp dẫn, thú vị với các kiến thức địa lí đồng thời không làm quá tải nội dung bài học theo quy định của Bộ GD & ĐT.
Bên cạnh đó, một điểm cần chú ý là, không phải những tư liệu cập nhật trong chuyên đề này đều được sử dụng giảng giải trực tiếp vào trong các nội dung bài học mà có những tư liệu chỉ mang tính tham khảo cho giáo viên, giúp giáo viên hiểu sâu hơn về các kiến thức trong SGK, đồng thời giúp giáo viên tự tin hơn trong quá trình giảng bài trên lớp.
II.2. Tác dụng của việc sử dụng một số tư liệu trong dạy học Địa lí 12.
Mặc dù chưa có những số liệu cụ thể từ những sự khảo sát thực nghiệm chính thức nhưng qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy Địa lí 12, bản thân nhận thấy có một số tác dụng tích cực mang tính định tính khi sử dụng một số tư liệu trong dạy học Địa lí 12. Như đã đề cập ở các phần trên, việc sử dụng một số tư liệu trong dạy học Địa lí 12 đã có những tác dụng tích cực không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên.
* Đối với học sinh: Thông qua một số gợi mở của giáo viên về một số kiến thức đề cập trong một số bài học, một số học sinh có cơ hội thể hiện được vốn hiểu biết của mình từ đó kích thích sự tìm tòi và ham hiểu biết của các em. Đối với các em chưa biết vừa có cơ hội biết thêm những kiến thức mới vừa biết được mức độ hiểu biết của mình từ đó cố gắng để trao dồi, tích lũy thêm kiến thức mới. Như vậy, việc sử dụng một số tư liệu trong dạy học Địa lí 12 giúp các em hứng thú học tập và không ngừng tìm tòi, tích lũy kiến thức.
* Đối với giáo viên: Do nhiều kiến thức được học ở đại học ít được sử dụng trong các bài học ở SGK Địa lí 12 nên ít nhiều cũng có quên phần nào hoặc không nhớ đầy đủ và chính xác. Hoặc một số kiến thức trong SGK Địa lí được viết cách đây từ khoảng 7 – 10 năm nên phần nào không còn đúng hoặc đã có nhiều thay đổi so với hiện nay, nên khi giảng dạy nó không còn có tính thời sự và không mang tính thực tế cao. Điều này có khi làm cho bài học không còn hứng thú đối với học sinh. Vì vậy, việc sưu tầm, cập nhật một số tư liệu để sử dụng trong dạy học Địa lí 12 là điều rất cần thiết. Nó vừa giúp giáo viên tự tin hơn khi giảng giải một số kiến thức liên quan, vừa làm cho bài học trở nên hấp dẫn và có tính thực tế cao hơn.
KẾT LUẬN
Với mong muốn góp thêm nguồn tư liệu để các giáo viên Địa lí trong tổ chuyên môn tổ chức các bài học Địa lí theo quan điểm đổi mới, cung cấp nhiều kiến thức để học sinh hiểu sâu thêm các bài học trong SGK. Bên cạnh đó, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm sử dụng các nguồn tư liệu ngoài SGK Địa lí 12 vào trong các bài học địa lí mà không làm cho các giờ học quá tải, vẫn đảm bảo đúng nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ GD & ĐT quy định.
Dù đã cố gắng trong việc sưu tầm, cập nhật tư liệu và biên soạn, song chuyên đề chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến, nhận xét đóng góp của các đồng nghiệp, để việc sử dụng các tư liệu này có hiệu quả hơn trong quá trình dạy học Địa lí 12 trong thời gian tới.
Phú Vang, ngày 10 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG
(Chủ tịch HĐ xếp loại, ký và đóng dấu) ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Xếp loại: ……… Phú Vang, ngày...tháng...năm... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………